Khám sức khỏe trước khi cưới: Xin đừng ậm ừ!
“Giá mà mình đi khám sức khỏe sớm, điều trị trước khi kết hôn thì giờ đâu đến nỗi hoang mang thế này. Bao năm qua, chỉ vì chủ quan và thiếu hiểu biết, tôi đã khiến cuộc sống gia đình mình lục đục, vợ khổ tâm nhiều”, anh Hà Văn Hải (ở Thạch Hà, Hà Tĩnh) day dứt.
Để hạnh phúc trọn vẹn, bạn trẻ nên khám sức khỏe tiền hôn nhân. Ảnh: Phan Lê
Hạnh phúc lung lay
Đứng chờ lấy thuốc tại một phòng khám tư trên phố Phủ Doãn (Hoàn Kiếm, Hà Nội), đôi vợ chồng trẻ Hà Văn Hải, sinh năm 1982 và chị Trần Thị Thanh, sinh năm 1982 (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đứng ngồi không yên. Chị Thanh tâm sự, vợ chồng cưới nhau hơn 3 năm mà chưa có con.
Anh là công nhân khỏe mạnh, vạm vỡ nên đinh ninh không ảnh hưởng gì . Còn chị cũng không thấy mình có bệnh. Nội, ngoại hai bên sốt ruột giục họ đi khám nhưng cả hai cứ ậm ừ. “Thi thoảng, lo lắng quá tôi cũng rủ anh đi khám nhưng anh cứ khăng khăng bảo mình khỏe mạnh thế này khám xét gì. Nghe anh nói thế tôi cũng thôi”, chị Thanh cho biết.
Nhưng cuộc sống vợ chồng thiếu tiếng cười con trẻ lâu ngày trở nên buồn tẻ. Càng ngày, nỗi khát khao có con của vợ chồng càng cháy bỏng. “Nhiều lúc anh ấy cáu bẳn vô cớ khiến tôi rất khổ tâm. Tôi quay ra nghi ngờ bản thân. Tôi âm thầm cắt thuốc về sắc uống nhưng mãi chả thấy kết quả gì. Cuộc sống vợ chồng ngày càng căng thẳng”, chị Thanh nói. Cho rằng nguyên nhân tại mình, chị Thanh đã hai lần làm đơn ly dị để giải phóng cho chồng.
Video đang HOT
Biết chuyện, một người bạn của chị Thanh ở Hà Nội đã giới thiệu bác sĩ cho vợ chồng. Kết quả, chị Thanh bình thường, chồng chị tinh trùng yếu. Cầm tập hồ sơ khám sức khoẻ, anh Hải thở dài: “Giá mà mình đi khám sức khỏe sớm, điều trị trước khi kết hôn thì giờ đâu đến nỗi hoang mang thế này. Vì sự chủ quan và thiếu hiểu biết, tôi đã khiến cuộc sống gia đình mình lục đục, vợ tôi khổ tâm nhiều”, anh Hải tâm sự.
Nuối tiếc muộn màng
Trước khi cưới, chị Hà Thị Hằng, sinh năm 1986 và anh Hà Đình Chiến, sinh năm 1982 có 6 năm hẹn hò. Về chung sống với nhau, anh Chiến tăng cân nhanh chóng. Thấy chồng béo lên, Hằng lấy làm hạnh phúc vì nghĩ rằng mình chăm chồng “mát tay”.
“Khám sức khỏe tiền hôn nhân là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, xây dựng thế hệ tương lai khỏe mạnh”. Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Lâm
Nhưng được thời gian thấy tốc độ tăng cân của chồng quá nhanh, đặc biệt chân, tay chồng căng như tích nước, ấn tay vào thấy lõm. Lo sợ, 2 vợ chồng đến bệnh viện. Đôi vợ chồng trẻ nhận tin sét đánh, anh Chiến bị suy thận độ 4. “Khi nghe thông tin từ bác sĩ, mình chết lặng bởi chừng đó thời gian yêu nhau, thấy anh hoàn toàn khỏe mạnh”, chị Hằng tâm sự.
Từ ngày phát hiện bệnh đến nay gần 4 năm, Hằng sát cánh bên chồng cùng chiến đấu với căn bệnh quái ác. Mới đây, cuộc chiến với bệnh tật của vợ chồng Hằng đăng trên báo Tiền Phong, được đông đảo độc giả chia sẻ, động viên về tinh thần và vật chất.
Hằng đưa chồng đến bệnh viện làm xét nghiệm để thay thận. Nhưng kết quả khiến 2 vợ chồng suy sụp: Anh Chiến bị viêm gan B và C. “Đau đớn. Giờ bọn mình chỉ thấy tiếc, day dứt, giá như trước khi cưới, mình đi khám sức khỏe tổng thể phát hiện trước bệnh để điều trị kịp thời thì giờ đâu đến mức cay đắng thế này”, Hằng bộc bạch.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Lâm, bộ môn dị ứng và phòng khám nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thời gian gần đây số lượng các bạn trẻ đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tăng lên nhưng so với các nước tiên tiến trên thế giới vẫn ít ỏi.
Người đi khám chủ yếu có trình độ, sinh sống ở thành phố, còn các bạn trẻ ở nông thôn gần như không biết đến. Tiến sĩ Lâm khuyên các bạn trẻ nên đi khám trước khi kết hôn từ 3 – 6 tháng, bao gồm các nội dung: Khám sức khỏe tổng thể, sinh sản, một số bệnh di truyền, bệnh lây qua đường tình dục.
Theo VNE
Người Việt không mặn mà khám sức khỏe tiền hôn nhân
Tại các bệnh viện có chuyên khoa về khám sức khỏe tiền hôn nhân, hầu như vắng bóng các đôi người Việt đến khám.
Chưa coi trọng
Một tuần trước khi tổ chức đám cưới, anh Nguyễn Hoàng Nam, 29 tuổi và chị Mai Thị Ánh, 26 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TPHCM đưa nhau đến phòng khám của Cơ sở phụ sản, Bệnh viện (BV) ĐH Y Dược TPHCM khám sức khỏe. Chị Ánh cho biết "Phải thuyết phục người bạn đời nhiều lần mới đi đến bệnh viện được".
Theo bác sĩ Thanh Hà, Trưởng khoa phụ sản BV ĐH Y dược TP HCM, những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV/AIDS sẽ được phát hiện và điều trị, tư vấn kịp thời khi được khám sức khỏe tiền hôn nhân. Có nhiều trường hợp vợ chồng chung sống mới phát hiện người bạn đời có bệnh, sinh ra những đứa con tâm thần, dị tật bẩm sinh, thậm chí có HIV... khi đó hậu quả thật khó lường.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà- Trưởng Khoa Phụ sản của BV, cho biết hiện rất hiếm những đôi đến khám tiền hôn nhân. Lý do theo bác sĩ Hà, hầu hết những bạn trẻ đều ngại phải khám sức khỏe trước cưới vì sợ... phát hiện ra bệnh.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân vẫn chưa được các bạn trẻ coi trọng.
Tại BV phụ sản Hùng Vương và Từ Dũ, nơi chuyên khám về sức khỏe tiền hôn nhân, số lượng các bạn trẻ đến khám trước cưới cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Bác sĩ Ngô Thị Yên- BV Từ Dũ, cho biết nguyên nhân dẫn đến việc các bạn trẻ chưa mặn mà với việc khám sức khỏe tiền hôn nhân do tâm lý sợ bệnh tật.
"Khi chuẩn bị hôn nhân, người bạn trai hoặc bạn gái rủ nhau đi khám sức khỏe sẽ sợ dẫn đến hiểu lầm không biết người chồng và vợ tương lai có vấn đề gì quá khứ mờ ám mà phải rủ nhau đi khám đây. Hoặc người nam và người nữ nghi ngờ đối phương không tin tưởng mình. Chính tâm lý e sợ bệnh tật như vậy nên cứ cưới nhau rồi hãy tính"- bác sĩ Yên nói.
Trong khi các cặp trai gái người Việt ngại đến khám sức khỏe tiền hôn nhân thì tại khoa Khám bệnh của BV Tâm thần TPHCM, mỗi tuần tiếp nhận khoảng 300 người đến khám về vấn đề này. Tuy nhiên, điều đáng nói tất cả người đến khám là người Việt kết hôn với người nước ngoài chứ không phải các cặp người Việt với nhau.
Bác sĩ Vũ Kim Hoàn- Phó phòng kế hoạch tổng hợp của BV Tâm thần TPHCM cho biết: "Chúng tôi không tiếp nhận được ca nào mà hai đối tượng đều là người Việt đến khám, kiểm tra sức khỏe tâm thần trước khi kết hôn như các nước bắt buộc".
Theo bác sĩ Hoàn lý do có thể các cặp người Việt chưa ý thức được tầm quan trọng của khám sức khỏe, trong đó có sức khỏe tâm thần trước hôn nhân.
Còn theo bác sĩ Yên khảo sát cho thấy các cặp trước khi đi đến hôn nhân đều quan tâm đến vấn giá trị đạo đức, kinh tế của gia đình, nơi ăn chốn ở... hơn là vấn đề khám sức khỏe.
Anh Nguyễn Đăng Tr., 28 tuổi ở quận 1, TPHCM cho biết, do công việc trước khi cưới bận rộn, hơn nữa ngành y ngày càng phát triển, việc có bệnh thì bệnh viện cũng can thiệp được nên không quan tâm nhiều đến khám sức khỏe.
Nhiều hệ lụy
Đã có những người mẹ ném con từ xe buýt xuống đường chấn thương sọ não hoặc chồng đánh vợ nhập viện do mắc chứng tâm thần từ trước khi cưới nhau mà cả phía chồng và vợ trước đó không phát hiện ra.
Bác sĩ Ngô Thị Yên cho biết, nếu như họ được đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, chắc chắn những câu chuyện đau lòng trên sẽ không xảy ra, bởi bác sĩ sẽ phát hiện ra những triệu chứng bệnh và có những giải pháp thích hợp để cả vợ hoặc chồng đề phòng.
"Chúng tôi đã gặp không ít trường hợp bị sảy thai do trước đó người vợ bị hở eo cổ tử cung. Nếu trước khi cưới phát hiện ra chúng tôi sẽ can thiệp dễ dàng và chắn chắn không xảy ra điều đáng tiếc này"- bác sĩ Yên nói.
Theo bác sĩ Vũ Kim Hoàn việc xác định bệnh sử của người chuẩn bị kết hôn rất quan trọng, đặc biệt là người có tiền sử bị bệnh tâm thần. Khi gặp phải những trường hợp này các bác sĩ sẽ tư vấn để hai bạn trẻ sắp kết hôn có cách ứng xử, chăm sóc nhau phù hợp.
Theo các chuyên gia y tế việc khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ giảm nỗi lo bệnh tật mà còn tạo ra tâm lý thoải mái cho cuộc sống vợ chồng sau đám cưới và biết rõ sức khỏe của mình để có kế hoạch sinh con hợp lý.
Theo Gia Phú (Tiền Phong)
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Bộ lọc hạnh phúc Những người sắp kết hôn nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu 3 - 6 tháng trước khi cưới. Nếu phát hiện có bệnh, bạn sẽ được tư vấn và chữa trị kịp thời, thậm chí, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể đề nghị hoãn kết hôn hay có biện pháp phòng chống thai. Hàng...