Khám sức khỏe định kỳ, nhà trường hoảng hốt khi phát hiện 12 học sinh có thai
Sau khi kiểm tra sức khỏe định kì cho các học sinh, nhà trường bàng hoàng phát hiện 12 học sinh tuổi từ 12 đến 15 mang thai. Điều này gây rúng động dư luận trên toàn nước Indonesia.
Sự việc xảy ra tại một trường trung học cơ sở ở Lampung, Sumateara, Indonesia. Chương trình khám sức khỏe định kỳ đã phát hiện ra 12 học sinh có thai.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Bà Dwi Hafsah Handayani chủ tịch Hội phụ huynh Indonesia cho hay nhà trường đã từng muốn che dấu thông tin này. Thế nhưng, bác sỹ đã xác nhận 12 học sinh lớp 7,8,9 trong trường hiện đang có thai.
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Theo kết quả khảo sát thì trong 1 tháng đã có 100 bao cao su được bán ra tại các hiệu thuốc quanh đó. Bên cạnh bao cao su, thì que thử thai và thuốc tránh thai khẩn cấp cũng là các mặt hàng bán chạy.
Bà chủ tịch Hội phụ huynh Indonesia cho biết nữ sinh mang thai khi còn học cấp 2 là một hiện tượng đáng báo động. Bà đã kêu gọi các trường nên quản lý các học sinh tốt hơn và thắt chặt kỹ luật nơi học đường.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Theo bà Dwi Hafsah Handayani phụ huynh đóng vai trò rất lớn trong việc định hướng hành vi của học sinh. Bà khuyên các bậc cha mẹ nên thông cảm, lắng nghe con cái nhiều hơn, nhất là trong giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý của các em có nhiều biến đổi.
Về phía học đường, giáo dục giới tính thường chỉ hướng đến “hiểu biết” chứ chưa chú trọng đến “sự sống con người”, dẫn đến hiện tượng nhiều trẻ không hiểu hết về “giá trị cuộc sống”.
Nếu có sự phối hợp ăn ý giữa gia đình và nhà trường thì những vụ mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, hay kết hôn từ khi còn nhỏ tuổi sẽ được giảm thiểu.
Pinky
Miễn học phí cho học sinh THCS: Xử lý nghiêm nếu thu trái quy định
Mới đây, Chính phủ đã thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở (THCS) trường công lập và hỗ trợ đóng học phí ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngoài kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và chi thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh theo quy định, khi thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, học sinh THCS công lập và hỗ trợ học phí cho học sinh ngoài công lập, ngân sách phải chi thêm khoảng 4.730 tỷ đồng mỗi năm.
Thực hiện theo đúng chủ trương trên của Chính phủ, mỗi năm sẽ có khoảng hơn 5 triệu học sinh được hưởng lợi. Ngay tại Hà Nội, bắt đầu từ năm học 2018-2019, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập ở tất cả các địa bàn đều tăng. Cụ thể, học sinh khu vực thành thị đóng 155.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 45.000 đồng), ở nông thôn 75.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 20.000 đồng), miền núi 19.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 5.000 đồng).
Việc miễn học phí ở cấp THCS đang được quan tâm.
Với mức tăng này, người dân ở vùng nông thôn, ngoại thành, miền núi thu nhập chủ yếu từ nghề nông, làm thuê thì việc bớt được vài trăm ngàn đồng tiền đóng học phí mỗi kỳ sẽ làm giảm áp lực về cả tâm lý lẫn tài chính, nhất là những hộ nghèo có hai con cùng đi học.
Khi nghe tin về chủ trương này, nhiều phụ huynh đang có con theo học khối THCS vui mừng và mong việc miễn học phí được triển khai càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, dù vui mừng và đánh giá cao chính sách miễn học phí, nhưng nhiều phụ huynh vẫn lo lắng về các khoản phụ thu. Số tiền vài trăm nghìn đóng học phí một năm học không đáng là bao so với các khoản thu xã hội hóa ở nhiều trường hiện nay. Một phụ huynh có con học ở trường THCS Ba Đình, Hà Nội cho rằng: Thực hiện miễn học phí, các cơ quan chức năng phải ban hành các quy định chặt chẽ khác đi kèm để người dân không phải đóng góp các khoản khác để bù vào học phí.
Thực tế thì luật giáo dục hiện hành quy định ngoài học phí, người học không phải nộp khoản nào khác nhưng rõ ràng, phụ huynh và học sinh vẫn phải "cõng" rất nhiều các khoản tự nguyện khác. Nhiều chuyên gia giáo dục phân tích: Nếu không có khoản tiền học phí, các trường sẽ thiếu hụt. Liệu nhà nước có đảm bảo cấp bù đủ ngân sách này, trong khoảng thời gian dài hạn? Một số lãnh đạo trường THCS cho rằng đây là chính sách nhân văn nhưng bày tỏ băn khoăn về nguồn ngân sách bù cho học phí như trước đây.
Về vấn đề này, theo thông tin từ phía Bộ GD&ĐT, khi đưa ra đề xuất miễn học phí bậc THCS, Bộ đã cân nhắc tới vấn đề phụ huynh có thể phải đóng các khoản khác tăng lên hoặc có thể xảy ra tình trạng lạm thu để có giải pháp kiểm soát. Do vậy, Bộ đã ban hành các văn bản quy định rất chặt chẽ về các khoản được thu, không được thu và yêu cầu các cơ sở giáo dục không được phép thu các khoản trái quy định, sẽ xử lý nghiêm các cơ sở, người đứng đầu các cơ sở giáo dục vi phạm.
Phạm Thảo
Theo laodongthudo
Nhiều trường thành phố đóng 7 - 8 triệu/tháng, sao phải hỗ trợ miễn học phí? Đề xuất miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở (THCS) mới được đưa vào dự luật Giáo dục (sửa đổi) vẫn khiến nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trình bày báo cáo dự án luật Giáo dục (sửa đổi) tại phiên họp sáng 12.9 -...