Khám sức khỏe định kỳ – cách bảo vệ an toàn cho học sinh
Khám sức khỏe định kỳ cho học sinh (HS) là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động y tế học đường, giúp cơ quan y tế, nhà trường và gia đình nắm được tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe HS, giúp các em học tập, rèn luyện tốt.
Cán bộ y tế Trạm Y tế xã Hoằng Phú khám sức khỏe định kỳ cho HS Trường Tiểu học Hoằng Phú (Hoằng Hóa).
Theo các chuyên gia y tế, khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, chất lượng cuộc sống của mỗi HS. Qua hoạt động này giúp các em HS nắm bắt được thực tế sức khỏe của mình để chuẩn bị chu đáo nhất cho một năm học; giúp các bậc phụ huynh theo dõi được sức khỏe của con em mình, thông qua đó xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đưa ra lời khuyên cho con để kết quả học tập không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Việc khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ góp phần phát hiện sớm những bệnh truyền nhiễm (nếu có) giúp các em HS biết cách phòng tránh và ngăn ngừa lây nhiễm chéo…
Với ý nghĩa đó, mỗi khi bước vào năm học mới, các trường học trong tỉnh đều lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan y tế, bệnh viện tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho HS; tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe tới cán bộ, giáo viên, HS với nhiều nội dung phong phú như, tổ chức truyền thông rửa tay bằng xà phòng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; thực hiện nghiêm túc vệ sinh học đường bảo vệ sức khỏe HS…
Video đang HOT
Thầy giáo Cao Đức Tuân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoằng Phú (Hoằng Hóa), cho biết: Để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe HS, nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo y tế trường học và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên về việc bảo đảm sức khỏe HS trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Định kỳ mỗi năm học nhà trường phối hợp với trạm y tế xã hoặc Trung tâm Y tế huyện Hoằng Hóa tổ chức 2 lần khám sức khỏe cho HS vào giữa học kỳ I và học kỳ II.
Thông qua kiểm tra sức khỏe, nhà trường nắm bắt được tình hình sức khỏe của HS, phát hiện sớm một số bệnh lý học đường thường gặp như tật khúc xạ, bệnh lý về răng miệng,… từ đó có những ưu tiên nhất định đối với các em HS. Đồng thời, thông báo cho gia đình HS để cha mẹ biết cách quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho con em mình đúng mực hơn.
Với số lượng HS toàn trường lên tới trên 1.200 HS nên ngoài nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nhiều năm qua, Trường THCS Minh Khai (TP Thanh Hóa) luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, quản lý sức khỏe HS.
Theo đó, bên cạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho phòng y tế học đường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, hằng năm, nhà trường phối hợp với trạm y tế phường tổ chức kiểm tra sức khỏe cho HS trên các mặt, như đo chiều cao, cân nặng; kiểm tra tai, mũi, họng, răng miệng, tiêm phòng uốn ván cho HS nữ lớp 9…
Ngoài ra, mỗi năm 1 lần nhà trường phối hợp với Bệnh viện Mắt Bắc Trung Nam thăm khám, tư vấn các bệnh liên quan đến mắt cho HS; phối hợp với Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP Thanh Hóa tổ chức các lớp tuyên truyền cho HS lớp 8, lớp 9 về chăm sóc sức khỏe vị thành niên.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai, thông qua các hoạt động trên, nhà trường phát hiện kịp thời những HS mắc các bệnh lý về học đường, nhất là bệnh tật khúc xạ, từ đó tư vấn và phối hợp với gia đình điều trị kịp thời cho các em, cũng như tạo môi trường thuận lợi nhất để các em thi đua học tập, rèn luyện.
Bên cạnh sự quan tâm, nỗ lực từ các nhà trường, hiện nay, vấn đề chăm sóc, bảo vệ sức khỏe HS vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt là việc thiếu nhân viên y tế trường học chuyên trách. Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện tại, 100% trường học trong tỉnh đều có cán bộ y tế nhưng chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm.
Trong số hơn 2.000 trường học ở các cấp học, hiện mới chỉ có khoảng 50 trường có cán bộ y tế trình độ từ trung cấp y trở lên, còn lại là cán bộ y tế kiêm nhiệm. Do cán bộ y tế trường học chủ yếu là kế toán, thủ quỹ, giáo viên kiêm nhiệm nên nhiều người còn lúng túng trong triển khai nhiệm vụ và chưa làm tốt việc tham mưu cho lãnh đạo nhà trường trong công tác y tế học đường, chăm sóc, khám sức khỏe định kỳ cho HS.
Theo khuyến cáo của ngành y tế, việc phát hiện sớm một số bệnh thường gặp ở độ tuổi HS là rất cần thiết, giúp cho gia đình và nhà trường phối hợp chăm sóc trẻ tốt hơn. Hiện nay, tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng, tật khúc xạ, bệnh răng miệng, các rối loạn về cơ, xương khớp, các bệnh về hô hấp, về rối loạn tâm thần đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của HS. Bởi vậy, công tác y tế học đường, việc khám sức khỏe định kỳ cho HS cần được coi trọng đúng mức.
Mỗi trường học nên có cán bộ y tế chuyên trách, phòng y tế học đường cần được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế, thuốc men để các em được chăm sóc, bảo vệ tốt nhất. Bên cạnh đó, mỗi gia đình cũng cần tích cực phối hợp với nhà trường theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện, khám, tư vấn và điều trị kịp thời các bệnh lý nhằm bảo đảm sức khỏe, tạo điều kiện cho HS phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Quảng Bình: Thành công phẫu thuật nội soi tuyến giáp bằng dao siêu âm
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới vừa triển khai thành công phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp bằng dao siêu âm. Đây là phương pháp lần đầu tiên được áp dụng tại bệnh viện này.
Theo đó, các bác sĩ khoa Ung bướu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) đã triển khai thành công phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp bằng dao siêu âm cho 4 bệnh nhân bị bệnh u tuyến giáp. Đây là phương pháp lần đầu tiên được áp dụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.
Việc thành công phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp bằng dao siêu âm sẽ đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh lý u tuyến giáp, bệnh lý phổ biến tại Việt Nam. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ không phải phẫu thuật hở, tránh để lại sẹo xấu vùng cổ, gây đau và xuất huyết.
Phẫu thuật nội soi bằng dao siêu âm
Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi bằng dao siêu âm còn có nhiều ưu điểm nổi trội như: lấy bỏ triệt để khối u, ít đau hơn, hạn chế tình trạng nuốt vướng và khó chịu vùng cổ sau mổ, hạn chế nói khàn và tê bì tay, chân sau mổ, đặc biệt, hoàn toàn không để lại sẹo vùng cổ, bảo đảm tính thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Các bác sĩ khuyên người dân nên chủ động khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh lý khối u tuyến giáp từ giai đoạn sớm giúp giảm kích thước khối u khi phẫu thuật, giảm tình trạng xâm lấn cấu trúc xung quanh tuyến giáp và giảm tình trạng di căn hạch, ung thư tuyến giáp.
Cách phòng ngừa đột quỵ tuổi trung niên Đột quỵ có thể phòng ngừa bằng ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, kiểm soát huyết áp, xử lý đúng khi có triệu chứng báo hiệu bệnh. Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trí Thanh - Phó Trưởng Cơ cở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, trước đây, đột quỵ phổ biến ở người trên 60 tuổi nhưng ngày...