Khám sàng lọc các bệnh lý hậu Covid-19 cho người dân
Với phương châm hành động rộng khắp, an toàn, hiệu quả, bền vững, Tỉnh đoàn Nghệ An xác định mục tiêu chiến dịch hè tình nguyện năm nay sẽ thực hiện nhiều chương trình thiết thực vì cộng đồng.
Ngày 4.6, tại xã biên giới Tam Hợp, H.Tương Dương (Nghệ An), Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2022.
Với phương châm hành động “rộng khắp – an toàn – hiệu quả – bền vững”, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2022 được Tỉnh đoàn Nghệ An triển khai từ ngày 1.6 đến ngày 31.8 với 14 chỉ tiêu, gắn với 1 chương trình, và 4 chiến dịch, gắn với các khối đối tượng.
Tỉnh đoàn Nghệ An phát động ra quân thực hiện Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2022. Ảnh T.Đ
Theo đó, Tỉnh đoàn Nghệ An sẽ thực hiện 1 chương trình hè tình nguyện: Tiếp sức mùa thi, và 4 chiến dịch: Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ, Kỳ nghỉ hồng, Hành quân xanh.
Thanh niên tình nguyện hè năm nay sẽ có thêm những hoạt động mới phù hợp với bối cảnh và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước như: Tập trung tổ chức chăm lo, khám sàng lọc các bệnh lý hậu Covid-19 cho người dân; thành lập đội hình chuyển đổi số cộng đồng nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực số cho thanh thiếu nhi và người dân.
Ngoài ra, Tỉnh đoàn Nghệ An tập trung triển khai xây dựng các công trình thanh niên cấp tỉnh, như: Công trình tu bổ tượng đài Bác Hồ với tuổi trẻ và tuổi trẻ với Bác Hồ, công trình công trình cầu đoàn kết, cầu nối yêu thương cùng em tới trường.
Ông Ngọc Kim Nam, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An và anh Lê Văn Lương, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An thăm, tặng quà cho học sinh xã Tam Hợp, H.Tương Dương . Ảnh T.Đ
Video đang HOT
Tại lễ ra quân, Ban tổ chức chương trình đã trao tặng 10 túi quà an sinh cho 10 gia đình và 10 suất quà cho 10 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã biên giới Tam Hợp, H.Tương Dương; trao tặng công trình thư viện ngày hè do Tỉnh đoàn và các đơn vị đồng hành phối hợp thực hiện; công trình điểm tập kết rác thải trong khu dân cư; tặng bộ dụng cụ y tế trị giá 30 triệu đồng cho Tổ y tế Tổng đội Thanh niên xung phong 9.
Thanh niên tình nguyện ra quân làm đường bê tông sau lễ phát động chiến dịch hè tình nguyện . Ảnh T.Đ
Ngay sau lễ ra quân, hơn 5.000 đoàn viên, thanh niên, sinh viên tình nguyện đồng loạt thực hiện các hoạt động hưởng ứng như: tư vấn, tuyên truyền sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tổ chức chăm sóc, tư vấn sức khỏe miễn phí cho người dân; xây mới đường giao thông nông thôn, làm hàng rào xanh; thăm già làng trưởng bản; xây dựng thư viện ngày hè cho thiếu nhi, trao tặng điểm vui chơi, xây dựng điểm tập kết rác thải, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân.
Một số hình ảnh tại lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2022 của tuổi trẻ Nghệ An:
Tặng thư viện cho học sinh xã Tam Hợp, H.Tương Dương, Nghệ An . Ảnh T.Đ
Tặng các thùng làm điểm tập kết rác thải tập trung cho người dân bản Huồi Sơn, xã biên giới Tam Hợp, H.Tương Dương . Ảnh T.Đ
Khám, phát thuốc cho người dân tại xã Tam Hợp, H.Tương Dương . Ảnh T.Đ
Điều cần biết sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Đau, sưng tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh... là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19, nếu sốt trên 38,5 độ có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm cơn đau nhức.
Để đảm bảo việc tiêm chủng diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả, mỗi chúng ta cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về các phản ứng sau khi tiêm vắc xin và cách xử lý chính xác cho từng trường hợp.
Không ít người tỏ ra lo ngại về phản ứng sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Trên thực tế, những phản ứng sau tiêm chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với kháng nguyên trong vắc xin để tạo ra kháng thể chống virus. Vắc xin sẽ kích thích sự sản sinh kháng thể, đồng thời tạo ra tế bào lympho T, lympho B ghi nhớ virus để sẵn sàng chiến đấu nếu gặp phải các tác nhân gây bệnh trong tương lai. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý điều này không có nghĩa là những người không gặp phải những phản ứng này thì có nghĩa là cơ thể không sinh ra kháng thể chống lại bệnh.
Những phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 là biểu hiện của đáp ứng miễn dịch.
Các loại vắc xin ngừa Covid-19 phổ biến nhất được sử dụng tại Việt Nam hiện nay là Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Sinopharm... Do được sản xuất với công nghệ khác nhau, mỗi loại vắc xin lại tạo ra những phản ứng đặc trưng riêng.
Sau tiêm, một số hiếm có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (hay thường được gọi là "sốc phản vệ"). Cần phải hiểu rõ, sốc phản vệ có thể xảy ra sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào chứ không chỉ riêng vắc xin ngừa Covid-19.
Để đảm bảo an toàn, hạn chế phản ứng sau khi tiêm vắc xin, người được tiêm cần theo dõi ít nhất 30 phút tại các điểm tiêm, theo khuyến cáo từ Bộ Y tế. Trong những ngày tiếp theo, người dân cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây:
8 dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng hậu tiêm vắc xin ngừa Covid-19 (Nguồn: Bộ Y tế).
Ngoại trừ các phản ứng sốc phản vệ với tỷ lệ hiếm gặp như trên, những tác dụng phụ phổ biến có thể kể đến bao gồm: Đau đầu, đau khớp, đau cơ hoặc khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại chỗ tiêm. Các triệu chứng này sẽ biến mất trong khoảng một tuần sau tiêm và không để lại di chứng sau này.
Tổng hợp các phản ứng thường gặp sau khi tiêm các loại vắc xin được sử dụng tại Việt Nam hiện nay (Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đối với những phản ứng ở mức độ nhẹ đến trung bình như trên, người dân hoàn toàn có thể nghỉ ngơi và tự chăm sóc bản thân tại nhà. Theo PGS.TS Kiều Đình Hùng - Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, giảng viên Đại học Y Hà Nội, trong vòng 2-3 ngày đầu sau khi tiêm, mọi người cần hạn chế các hoạt động mạnh, tập trung thư giãn và xử lý triệu chứng. Khi cảm thấy khó chịu tại khu vực tiêm, hãy sử dụng một chiếc khăn sạch và mát đắp lên vùng da này.
Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ, đau nhiều ở vùng tiêm, đau nhiều ở cơ gây khó chịu, khó ngủ, chúng ta có thể sử dụng thuốc hạ sốt để hạ sốt, làm giảm những cơn đau nhức khó chịu. PGS.TS Kiều Đình Hùng cũng đưa ra một số tiêu chí mà người dân cần ghi nhớ để sử dụng thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả.
Trước hết, về thành phần thuốc, Ibuprofen, Aspirin hay Paracetamol là những cái tên phổ biến nhất trên thị trường. Tuy nhiên, các hoạt chất thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Aspirin và Ibuprofen được khuyến cáo có thể gây nhiều tác dụng phụ tới dạ dày - tá tràng và chống chỉ định cho nhiều loại bệnh nền. Trong khi đó, Paracetamol có thành phần an toàn hơn cả, được khuyến cáo sử dụng bởi Bộ Y Tế để điều trị các trường hợp kể trên.
Khi lựa chọn giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol, hãy lưu ý sử dụng liều lượng phù hợp với thể trạng để thuốc phát huy tối đa tác dụng. Cụ thể, người trưởng thành có thể sử dụng Paracetamol trong 24 giờ với liều lượng khoảng 60mg/kg chia làm 4-6 lần và không vượt quá 3.000 mg/ngày. Như vậy, mỗi lần uống sẽ tương đương khoảng 10-15 mg/kg, cách nhau 4-6 giờ.
Dạng bào chế của Paracetamol khá đa dạng, điển hình như viên nén, viên sủi, viên nang. Trong đó, viên sủi sở hữu nhiều ưu điểm hơn cả như đặc tính dễ hòa tan, dễ dung nạp vào cơ thể mà không bị tích tụ thuốc. Với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sớm, các chất trong thuốc cũng được thúc đẩy quá trình hấp thu, đem lại hiệu quả nhanh hơn. Đặc biệt, Paracetamol dạng sủi ít kích thích niêm mạc dạ dày, thực quản, giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ tới hệ tiêu hóa.
Mỗi người dân có thể ghi nhớ những kiến thức cần thiết để hạn chế những phản ứng không mong muốn trong quá trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Sớm hoàn thành kế hoạch tiêm chủng, cả đất nước có thể hướng đến mục tiêu toàn thắng trong cuộc chiến chống Covid-19.
TP.HCM chưa đạt tiêu chí giảm dịch trước ngày 15-9 ở điểm nào? Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho rằng sức ép của sự phát triển kinh tế xã hội TP buộc phải mở cửa sau thời gian giãn cách kéo dài, song nguy cơ bùng phát dịch là có thật. Số liệu cho thấy ca mắc ở TP.HCM chưa đạt tiêu chí của Bộ Y tế. Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi...