Khám phá xe bọc thép biết chạy “ầm ầm” dưới biển của Mỹ
Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ sớm được trang bị phương tiện chiến đấu lưỡng cư thế hệ mới, có thể hoạt động tốt trên bộ và dưới biển.
Phương tiện chiến đấu lưỡng cư ACV 1.1 có thể chạy với vận tốc tối đa 112 km/giờ trên bộ.
Tập đoàn quốc phòng BAE Systems vừa tiết lộ phương tiện chiến đấu lưỡng cư thế hệ mới mang tên ACV 1.1, theo đơn đặt hàng của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Theo Fox News, phương tiện nặng 34 tấn này có thể di chuyển từ tàu dưới biển tới đất liền và có thể chạy với vận tốc tối đa 112 km/giờ.
ACV 1.1 có thể di chuyển tối đa 12 hải lý trên biển.
Video đang HOT
Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ muốn mua ACV 1.1 để thay thế cho các phương tiện tấn công lưỡng cư lạc hậu. Phương tiện mới sẽ giúp lực lượng này hoạt động hiệu quả hơn trên bộ và khắc phục những hạn chế mà phương tiện cũ gặp phải trong cuộc chiến tranh gần đây ở Iraq và Afghanistan.
Với kích thước dài 9m và rộng 3m cùng động cơ 700 mã lực, phương tiện tấn công lưỡng cư ACV 1.1 có thể chở 16 binh sĩ. Khi ở dưới biển, nó có thể xuất phát từ một tàu chiến và di chuyển một quãng đường dài 12 hải lý và khoảng 400 km khi ở trên bộ.
Tập đoàn quốc phòng BAE Systems tiết lộ phương tiện chiến đấu lưỡng cư ACV 1.1 tại một triển lãm ở Quantico, bang Virginia, Mỹ.
Rút kinh nghiệm từ các phương tiện chiến đấu lưỡng cư tham gia cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, ACV 1.1 được trang bị những tính năng mới giúp bảo vệ binh sĩ khỏi thiết bị nổ tự chế cũng như mìn trên đường.
Tập đoàn BAE Systems sẽ sản xuất 16 mẫu ACV 1.1 để thử nghiệm. Nếu Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ cảm thấy hài lòng, họ có thể đặt mua thêm. Lực lượng này dự kiến sẽ mua khoảng 200 phương tiện lưỡng cư mới vào năm 2020.
Theo Huy Phong (Theo Daily Mail) (Dân Việt)
Hải quân Mỹ lập kỷ lục đánh chặn xa nhất với tên lửa SM-6
Hải quân Mỹ mới đây đã lập kỷ lục đánh chặn trên không xa nhất trong lịch sử hải quân nước này với tên lửa Raytheon Standard Missile-6 (SM-6).
Tên lửa SM-6 trong một lần phóng thử nghiệm.
Theo UPI, tuần dương hạm lớp Ticonderoga mang tên USS Princeton đã đánh chặn thành công mục tiêu ở ngoài đường chân trời. Đây là điểm xa nhất con người có thể quan sát được bằng mắt thường trên biển.
Đây là hoạt động nằm trong cuộc thử nghiệm Hệ thống Kiểm soát Hỏa lực - Phòng không Tích hợp (NIFC-CA) diễn ra hồi tháng trước ở mũi Mugu, California.
Cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng hoạt động của tên lửa tầm xa SM-6 với cảm biến trên không và truyền dữ liệu sử dụng hệ thống chiến đấu Aegis
Công ty sản xuất vũ khí Raytheon sau đó đã ca ngợi cuộc thử nghiệm tên lửa SM-6. "Tên lửa SM-6 đã cho thấy khả năng nhanh hơn, chống lại nhiều hơn các mối đe dọa và đem đến sự linh hoạt tối đa trong các nhiệm vụ", Giám dốc dự án SM-6, Mike Campisi nói.
"Tên lửa là giải pháp phù hợp với nhu cầu phòng thủ của hạm đội hải quân trên khắp thế giới".
Đây là cú đánh chặn trên không xa nhất từ trước tới nay của tàu chiến Mỹ, phá vỡ kỷ lục về tầm bắn do chính tên lửa SM-6 lập được trên tàu khu trục tên lửa USS John Paul Jones tại căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương hồi tháng Giêng năm nay.
Đây cũng là lần thử nghiệm bắn đạn thật lần thứ 10 liên tiếp của NIFC-CA để trình diễn khả năng đánh chặn mục tiêu từ xa ngoài đường chân trời.
NIFC-CA là chương trình lớn của hải quân Mỹ bao gồm Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Baseline 9, Mạng cảm biến thời gian thực CEC, máy bay trinh sát E-2D Hawkeye và tên lửa SM-6.
Theo Đăng Nguyễn - UPI (Dân Việt)
Bất ngờ với radar TQ soi máy bay tàng hình cách 100 km Công ty công nghệ quân sự hàng đầu Trung Quốc mới đây đã khiến các nhà vật lý bất ngờ khi tuyên bố phát triển loại radar mới, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở khoảng cách 100 km. Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 của Trung Quốc. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), bước đột phá...