Khám phá Waikiki- bãi biển thiên đường ở Hawaii
Waikiki thu hút du khách bởi vẻ đẹp của những bãi tắm nước trong vắt nhìn rõ đáy, những hàng dừa xanh mướt nằm dọc theo bờ cát dài trắng mịn.
Thuở xưa, Waikiki là một vùng đầm lầy ven biển, nơi trồng khoai môn và lúa.ầu thập niên 1920, chính quyền đã đào kênh Ala Wai để thoát nước mưa từ núi đổ ra biển, đất đào lên được đắp thành khu Waikiki ngày nay.
Ngày nay Waikiki trở thành trung tâm du lịch của quần đảo Hawaii.
Mỗi năm Waikiki đón hơn 3 triệu du khách.
Waikiki nổi tiếng với bãi biển dài cát trắng, những hàng dừa xanh mướt, bầu trời xanh ngắt và nước biển trong veo.
Bờ biển có những nơi được xây tường bằng đá chắn sóng để du khách có thể bơi được dễ dàng trong nước biển trong vắt.
Dưới biển, cá lội tung tăng từng đàn ngay ở chỗ có nhiều người tắm biển.
Video đang HOT
Lướt ván (surfing) là một trong những môn thể thao được yêu thích nhất ở Waikiki.
Không phải ai cũng có thể chinh phục những ngọn sóng lớn, nhiều du khách chọn cách “lướt” nhẹ nhàng hơn (padling)
Một kiểu padling khác.
Nét quyến rũ của bờ biển nơi đây còn nhờ những rặng dừa duyên dáng.
Bãi cỏ xanh bên bờ biển, nơi du khách nằm phơi nắng, thư giãn.
Các khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp được xây dựng sát biển. Khu vực này, bãi biển đông đúc hơn.
Du khách đến Waikikichủ yếu là người Nhật và người Mỹ ở tiểu bang California.
Quán cà phê của khách sạn nằm sát biển.
Loanh quanh với Đảo Bé
Nghe nói tôi sẽ đi Lý Sơn, một người bạn ở Quảng Ngãi bảo rằng, ra đó phải bỏ chút ít thì giờ đi Đảo Bé. Trong cái kiến thức ít ỏi của mình, tôi lên Google để tìm hiểu về hòn đảo này.
Và thật thú vị vì ngoài cái tên Đảo Bé, hòn đảo chỉ rộng khoảng hơn 1km này còn có tên An Bình.
Cảnh biển ở Đảo Bé
Hỏi người dân tại đây tại sao có tên An Bình? Họ bảo chắc vì sống đơn giản, chẳng cãi cọ nhau. Cả đảo khoảng 116 hộ dân, có nghĩa là toàn đảo chỉ vài trăm người. Hòn đảo nhỏ có điện lưới Quốc gia từ năm 2016, đây cũng là xã cuối cùng trong 184 xã của tỉnh Quảng Ngãi có điện thắp sáng. Theo lịch sử thì cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, một sự kiện địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa ngoài biển và sau đó nguội lần đi đã hình thành đảo Lý Sơn, và có lẽ Đảo Bé cũng hình thành từ đó, chỉ cách Lý Sơn chừng 3 hải lý (7km).
Cầu cảng ở Đảo Bé
Chúng tôi gọi một chiếc ca nô, để đi và về cho tiện. Trong cuộc hành trình 10 phút qua tới đảo, tôi hình dung ca nô sẽ tấp vào một bãi cát trắng xinh đẹp, chúng tôi sẽ bước xuống bãi cát đó và dọc theo bãi biển là những hàng dừa và nhà dân. Sự thật hoàn toàn không phải vậy vì tôi ở Nha Trang nên cứ ngỡ bãi biển nào cũng giống như thành phố mình đang ở.
Ca nô cập vào cầu cảng bằng xi măng để vào bờ, chỉ vừa xuống ca nô thì cả một lực lượng đông đảo các cô gái rộn ràng mời chào đến độ "ngộp thở", đại ý là mời đi xe thồ các cô chở vòng quanh đảo với giá 50 ngàn đồng. Thật ra đây là một dịch vụ tốt, và việc các cô ấy là cư dân ở đây chở khách đi (chỉ chừng 30- 40 phút) để tham quan tiện lợi hơn nhiều. Nhưng chính vì khách thì ít mà đội ngũ chạy xe kiếm sống thì nhiều nên việc níu kéo khiến cho khách hoảng sợ.
Từ cầu cảng đi bộ một đoạn thì gặp hai quán nước rất tạm bợ, nơi đây bán nước mía, nước ngọt và các thứ lặt vặt, cũng là chỗ tập trung chở khách đi dạo Đảo Bé. Nhìn một đổi chẳng biết đi đâu, khách đều lên yên xe một cô gái nào đó để cô ấy chở đi. Riêng chúng tôi vì muốn tự do hơn nên thuê một chiếc xe có sẵn xăng với giá 70.000 đồng... đi không giới hạn (nói cho vui chứ đảo có con đường vòng đi là hết).
Con đường xuyên qua Đảo Bé
Con đường xuyên từ bên này sang bên kia đảo làm bằng xi măng, những ngôi nhà xây cất rất tạm bợ, có thể do vận chuyển vật liệu khó khăn, trước các nhà có những bãi đất san ủi để trồng hành hoặc tỏi. Đi tận cuối con đường là bãi tắm, hai bên bãi tắm đều có quán bán hải sản và một số thức ăn. Họ không níu kéo mà chỉ nói vọng: "Anh chị cứ tham quan đi, tham quan xong thì ghé". Bãi tắm ở đây có những mỏm đá đen và bao quanh Đảo Bé cũng có rất nhiều mỏm đá đen, nước biển xanh, hiện rõ đá và các loài sinh vật biển bên dưới, góc biển nào chụp ảnh cũng rất đẹp.
Một góc của Đảo Bé
Con đường vòng quanh đảo làm bằng xi măng, chủ yếu để phục vụ du khách ngắm nhìn biển. Biển nơi này rất đẹp và có nhiều tảng đá tạo hình dáng khác nhau với một màu đen, tránh tình trạng vào mùa biển động song biển tràn bờ, dọc theo bờ có bờ kè chắn song. Đất đai nơi này mọc rất nhiều cây dứa dại, và cây dứa dại trở thành loại cây xanh gây trồng giữ đất.
Vòng đi phía bên phải đến tận cuối là một cảnh quan đẹp với một vệt đá ngầm, ngay chỗ này có một người dân bán nước giải khát, dựng một chiếc cầu gỗ tạm bợ, lót lên đó mấy tấm thảm nhựa nhiều màu, để bảng tham quan 5.000 đồng. Tất nhiên với giá 5 ngàn thì ai cũng vui vẻ trả, mà nếu không trả thì cũng không bị phản đối.
Cây cầu dẫn ra những mõm đá để du khách có thể chụp hình
Khác với bãi biển bên phải, bãi biển bên trái tập trung khu dân cư, những con đường xen vào những ngôi nhà lô xô. Dừa được trồng rất nhiều như đặc tính của các vùng biển, có cả những lều trại cho khách ở lại đêm ở nơi này, có mấy cây bàng vuông cổ thụ, trái rụng thành "quà" cho du khách nhặt đem về. Bờ kè chắn sóng ở đây được vẽ các sinh hoạt biển cả trở thành điểm đến cho du khách.
Bãi tắm trên Đảo Bé
Việc mưu sinh bằng cách chở khách tham quan của các cô gái ở Đảo Bé nếu khách đông kiếm cũng được vài trăm. Những ngày ế ẩm, khách không tới hoặc biển động thì họ bị thất nghiệp. Khi đó Đảo Bé giống như một chấm nhỏ giữa biển khơi, cứ ở trong nhà mà nghe gió mưa gào thét.
Chúng tôi uống ly nước, rời khỏi Đảo Bé, chỉ có chiếc ca nô chờ sẵn đưa chúng tôi về lại Lý Sơn. Còn đội quân tóc dài chen đợi mời khách đi tham quan đã về nhà của họ.
Thư giãn ở Keemala - Khu nghỉ dưỡng tổ chim độc đáo tại Phuket Khu nghỉ dưỡng Keemala tọa lạc trên sườn đồi được bao quanh bởi cây cỏ tự nhiên, với view nhìn thẳng ra bãi biển Kamala của Phuket, Thái Lan. Nơi thu hút du khách với những ngôi nhà được treo lủng lẳng như tổ chim, hồ bơi hiện đại, nhà hàng sang trọng và dịch vụ spa tuyệt vời. Từ sân bay, bạn...