Khám phá vùng đất có hiện tượng ‘cá lóc bay’ ở Việt Nam?
Chèo xuồng trên sông, tham quan miệt vườn, xem cá lóc bay… là những trải nghiệm đáng thử khi ghé thăm chốn sông nước miền Tây.
Cồn Sơn, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, nổi tiếng với hiện tượng đàn cá lóc biết bay khỏi mặt nước. Màn trình diễn lạ mắt này thu hút du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng. Ngoài xem cá lóc bay, đến đây tham quan, bạn còn được thưởng thức nhiều đặc sản đồng quê hấp dẫn.
Cái Răng và Phong Điền là 2 chợ nổi cho du khách trải nghiệm nhịp sống buôn bán tấp nập ở miền Tây sông nước. Chợ nổi Phong Điền nhỏ hơn và ít được du khách biết đến. Trong khi đó, chợ nổi Cái Răng ở phía hạ lưu sông Cần Thơ, bày bán nhiều loại nông sản miệt vườn, được lòng du khách với loạt trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn khi lênh đênh trên xuồng, ghe.
Khi đến các chợ nổi vùng Tây Nam Bộ, du khách sẽ thấy nhiều cây bẹo độc đáo, treo lủng lẳng các sản vật địa phương, như cách “chào hàng” tạo ấn tượng với người mua. Cây bẹo thực chất là cây sào chống ngay trước mũi thuyền, ghe, với cách thức mua bán “treo gì bán nấy”.
Cái Mơn, Chợ Lách, Bến Tre là nơi sản xuất cây ăn quả lớn nhất miền Tây. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức tận vườn các loại quả thơm ngọt như xoài cát, bưởi da xanh, nhãn tiêu, chôm chôm… Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các loại trái cây về làm quà cho bạn bè, gia đình với mức giá hợp lý.
Mùa nước nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Lúc này, những cánh đồng xanh chìm trong biển nước mênh mông, tạo nên khung cảnh bình dị hút hồn du khách. Đây cũng là mùa bội thu tôm cá với người dân miền Tây. Du khách có cơ hội thưởng thức đặc sản mùa nước nổi như lẩu mắm, bánh xèo bông điên điển…
Video đang HOT
Nhắc đến thiên nhiên An Giang, người ta nghĩ ngay đến những cánh đồng thốt nốt ngút chân trời. Cây thốt nốt gắn liền với đời sống sinh hoạt của người An Giang từ bao đời nay, có nhiều nhất ở vùng Thất Sơn. Hình ảnh những cánh đồng thốt nốt nhuộm nắng chiều vàng ươm khắc sâu trong tâm trí những lữ khách ghé chân đến đây.
Rừng tràm Trà Sư (An Giang) là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch miền Tây mùa nước nổi. Du khách sẽ được lên xuồng ba lá, xuôi theo con nước, dọc hai bên là rừng tràm, các loài động thực vật theo mùa. Rừng tràm và những mảng bèo xanh kín mang lại cho du khách cảm giác mát mẻ, thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên.
Lịch trình khám phá mùa nước nổi miền Tây
Tháng 8, ĐBSCL bắt đầu vào mùa nước nổi. Đừng bỏ lỡ thời điểm đẹp nhất này để có những trải nghiệm mà bạn không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.
Đi Chợ nổi: Chợ nổi là nét văn hóa riêng có của miền Tây sông nước. Những chợ nổi lớn nhất mà du khách nên ghé là chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng), Ngã Bảy (Hậu Giang), Long Xuyên (An Giang)...
Từ 4-5h sáng, các khúc sông đã tấp nập nào ghe, thuyền, xuồng ngược xuôi như mắc cửi. Điểm độc đáo là mỗi thuyền đều có một cây bẹo, bán món hàng gì thì treo món đó, đủ loại cây trái, thực phẩm, thậm chí có cả vé số,...
Trái cây đủ màu rực rỡ, mùi thơm nức từ thuyền bán bún phở, tiếng ngã giá vui tai sẽ khiến cho buổi sáng miền Tây của bạn thật đáng nhớ.
Bơi thuyền đi "săn" chim: Đã đến miền Tây không thể bỏ qua thú vui đi ngắm chim rừng trong các vườn chim, khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, nơi mà bạn chỉ có thể đi xuồng trên mặt nước tựa như tấm thảm phủ đầy bèo xanh mượt mà.
Rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, An Giang) nổi tiếng với hệ sinh thái ngập nước gần 850 ha, nơi cư ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm dưới tán tràm thâm u, trầm mặc.
Bên mạn xuồng, không khó để bạn bắt gặp vài cánh cò trắng thơ thẩn, những chú chim chí chóe đùa nhau, đàn ong mật rù rì qua tán lá,... tựa như thuở hồng hoang.
Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) hay Tràm Chim (Đồng Tháp) đều là những nơi tuyệt vời để ngắm chim. Mỗi buổi chiều tà, hàng ngàn cánh chim trở về trong bóng hoàng hôn, kín rợp cả một góc trời.
Cò, điêng điểng, giang sen, sếu đầu đỏ,... giữa khung cảnh mênh mông của cánh đồng lúa trời, cỏ năng, sen hồng, sen trắng. Một số vườn quốc gia còn có dịch vụ cho du khách trải nghiệm câu cá, giăng lưới rất thú vị.
Hái trái cây trong miệt vườn: Ở "thiên đường" trái cây, rất dễ dàng để ghé một miệt vườn, hái trái chín ngay trong tầm tay hoặc mua về với giá rất bình dân. Đó là những miệt vườn trù phú Cái Bè (Tiền Giang), Cái Mơn (Bến Tre), Lái Thiêu (Bình Dương), Vĩnh Kim (Tiền Giang),...
Mít, măng cụt, chôm chôm, cam sành, sầu riêng, bưởi da xanh, xoài cát, nhãn tiêu, vú sữa,... đều vô cùng tươi ngon, ngọt ngào bởi được nuôi dưỡng trên miền đất màu mỡ và sự chăm sóc của bà con nông dân cần cù, chịu khó.
Thăm các làng nổi: Những ngôi nhà lênh đênh hoặc "gác chân" lên mặt nước cũng là nét đặc trưng khắp miền Tây. Tại làng nổi Châu Đốc (An Giang), du khách có thể tham quan các lồng bè nuôi cá basa, tự tay cho cá ăn, khám phá cuộc sống thường ngày của người dân.
Đi dọc các nhánh sông lớn, hai bên bờ là những khu phố "nổi", nhà cửa dày đặc hướng ra sông, thuyền có thể ghé bất cứ đâu từ các cửa hàng dịch vụ, tạp hóa cho đến trạm xăng.
Trải nghiệm ẩm thực: Mùa nước nổi cũng chính là lúc ẩm thực miền Tây đặc sắc nhất. Cá linh, bông điên điển nấu canh chua, cá lóc nướng trui, các loại mắm cá đậm đà, bông súng, cho tới các món chuột, lươn, ếch,... đều ngon ứa nước miếng.
Trải nghiệm sống: Đừng quên đắm mình trong câu đờn ca tài tử, thử đi cầu khỉ, lội bùn bắt cá hay tự tay làm kẹo dừa thơm ngon. Trải nghiệm đời sống của những con người hồn hậu, phóng khoáng sẽ để lại trong bạn ấn tượng không thể quên về vùng đất phương Nam đầy nghĩa tình này.
Những địa điểm nhất định phải ghé khi đến miền Tây Miền Tây đẹp nhất khi mùa nước nổi về. Đặc biệt đây cũng là địa điểm lựa chọn hàng đầu cho những đôi bạn trẻ, ghi giữ lại khoảnh khắc đẹp trong album cưới của mình. Làng nổi Tân Lập - Long An Cách TP.HCM khoảng 100km về phía Tây, làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long...