Khám phá vịnh Hạ Long qua ảnh check-in của giới trẻ hè năm nay
Không “hổ danh” điểm đến hàng đầu Việt Nam, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn để tham quan và trải nghiệm mùa hè này.
Vịnh Hạ Long là điểm đến đứng đầu trong bảng xếp hạng các điểm đến hấp dẫn được Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công bố đầu tháng 7 vừa qua. Không chỉ là tuyệt tác nghệ thuật của thiên nhiên với hàng nghìn đảo đá và hang động, vịnh Hạ Long còn gắn liền với những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Ảnh: @grishjuly.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 170 km, bạn chỉ mất khoảng 2-3 tiếng di chuyển bằng xe khách với giá 150.000-250.000 đồng tùy vào chất lượng xe. Đi lại thuận tiện, giá cả hợp lý, lại là điểm đến tiềm năng của năm là những lý do mà giới trẻ hè này tấp nập rủ nhau đến đây. Ảnh: @vanphapp, @oanhannie.
Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang tuyệt đẹp. Đảo ở đây có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là phía đông nam vịnh Bái Tử Long và phía tây nam vịnh Hạ Long. Đây là kết quả của quá trình vận động địa chất và carxto bào mòn, phong hóa tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới. Ảnh: @dubumoho, @valerie_rubis.
Có rất nhiều tour du lịch để các bạn có thể khám phá di sản thiên nhiên bậc nhất Việt Nam này. Hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương… là nơi bạn không thể bỏ qua khi đến vịnh Hạ Long. Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá là những hang động tuyệt đẹp với nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Ảnh: @iamldat.
Hòn Trống Mái là nơi được các bạn trẻ check-in nhiều nhất. Biểu tượng của vịnh Hạ Long nằm ở phía tây nam vịnh với chiều cao hơn 15 m. Từ bến tàu Bãi Cháy đi về phía tây nam, sau khi qua hòn Chó Đá và đỉnh Lư Hương, bạn có thể ngằm nhìn hòn Trống Mái từ xa. Ảnh: @hangluna, @phuongzen.ng, @rubyhotelhalong.
Video đang HOT
Dọc các tuyến khơi từ vịnh Hạ Long đến vịnh Bái Tử Long là quần thể núi đá vôi đẹp kỳ vĩ. Nước ở vịnh Bái Tử Long có màu xanh, trong vắt. Ngồi trên thuyền bạn có thể quan sát những hòn đảo nổi tiếng xinh đẹp, hữu tình như Cặp Kỳ Nhảy, Kỳ Nhã, cụm đảo Hòn Chồng, hòn Vân Đồn… Bên cạnh đó, chèo thuyền kayak và lặn biển tại vùng vịnh này cũng là những hoạt động được các bạn trẻ yêu thích. Ảnh: @lavenderr97, @moonyi.
Đảo Titop cách Bãi Cháy 7-8 km lại rất được lòng du khách ngoại quốc. Đảo Titop có bãi cát hình vành trăng lưỡi liềm trắng tinh do được thủy triều lên xuống thường xuyên rửa sạch. Xung quanh đảo là núi đá và rừng cây xanh ngát bao trùm ven đường biển. Ảnh: @shan_smyle, @diof9, @tranbaohoa, @tulbach.
Bên cạnh hệ thống đảo đá, các hang động ở vịnh Hạ Long cũng rất đa dạng và phong phú. Hang Sửng Sốt nằm ở khu vực trung tâm của vịnh Hạ Long, thuộc đảo Bồ Hòn. Để lên hang Sửng Sốt, bạn sẽ phải luồn dưới những tán lá rừng và leo trên những bậc đá ghép cheo leo. Hang được chia làm hai ngăn chính với những khối đá khổng lổ chất cao từ mặt đất tới gần trần hang là điển hình cho hang động krast có giá trị khoa học cao. Ảnh: @jun_han1007, @jontruong.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé thăm động Thiên Cung nằm ở đầu hang Đầu Gỗ. Động Thiên Cung có cấu trúc rất phức tạp, gồm nhiều cấp, ngăn và trần khá cao. Động cũng có rất nhiều khối nhũ, măng đá với hình dáng kỳ lạ gắn với những truyền thuyết của người dân địa phương. Ảnh: @annaquynh.2207. @mytien18.
Sau khi tham quan quang cảnh tự nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua khu du lịch đảo Tuần Châu. Tuần Châu có diện tích khoảng 220 ha, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 2 km được kiến tạo bởi những ngọn đồi thoải. Tại đây, bạn có thể trải nghiệm những món ăn Âu Á tại các nhà hàng sang trọng. Ngoài ra, các màn trình diễn cá heo, hải cẩu cũng là những hoạt động thu hút du khách. Ảnh: @nth2707, @lyrod87.
Theo Zing
Sài Gòn đẹp rực rỡ qua ống kính nhiếp ảnh gia
Nhà thờ Đức Bà, tòa nhà cao nhất Việt Nam, trung tâm mới Thủ Thiêm ở quận 2 và nhiều địa danh khác ở TP.HCM được các nhiếp ảnh gia ghi lại gửi đến cuộc thi ảnh "Sài Gòn 2018".
Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn (người dân quen gọi là Nhà thờ Đức Bà) tọa lạc giữa trung tâm thành phố (số 1 Quảng trường Công xã Paris, quận 1). Ảnh: Đặng Quyền.
Chợ Bến Thành, quận 1 có diện tích 13.056 m2. Ngành hàng kinh doanh chủ yếu là quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi. Ảnh: Phuc Dinh.
UBND TP.HCM 129 năm tuổi. Một phần của trụ sở đã được công nhận di tích, mang ý nghĩa lịch sử. Ảnh: Dũng Phạm.
Tòa nhà Bitexco tại trung tâm quận 1, TP.HCM nhìn từ bên kia sông Sài Gòn, được xây dựng trên diện tích gần 6.100 m2. Tổng vốn ước tính khoảng 400 triệu USD, do tập đoàn Bitexco Group đầu tư. Theo thiết kế, chiều cao từ mặt đất đến đỉnh là 269 m, cao nhất tính đến thời điểm hoàn thành, và cao thứ 4 trong các cao ốc ở Việt Nam hiện nay, xếp sau tòa Landmark 81, Hanoi Landmark Tower và Lotte Center Hanoi. Tại thời điểm khánh thành năm 2010, Bitexco Financial Tower cao thứ 110 thế giới. Ảnh: Đặng Quyền.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm trong dự án nâng cấp, cải tạo có tổng kinh phí gần 430 tỷ đồng. Công trình có chiều dài 640 m, rộng 64 m, mặt đường và vỉa hè quảng trường được lát đá tự nhiên. Công trình hoàn thành vào cuối tháng 4/2015 để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Đạt Vũ Nguyễn.
Quận 2 sẽ là trung tâm mới của TP.HCM với tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 2.095,5 km2. Đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng 90.000-100.000 ha. Trong đó, khu vực nội thành khoảng 49.000 ha và khu vực ngoại thành khoảng 40.000-50.000 ha. Ảnh: Dũng Phạm.
Sắc màu rực rỡ khu quận 1, xa xa là quận 2 và khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Lê Minh Tân.
Bình minh Sài Gòn nhìn từ Thủ Thiêm. Khu đô thị mới thuộc quận 2 này có diện tích 7 km2, là một dự án phát triển đô thị mới tại bán đảo Thủ Thiêm, đối diện quận 1 qua sông Sài Gòn. Ảnh: Dương Minh Khuê.
Bóng chiều trên thành phố, đoạn vòng xoay Quách Thị Trang, nơi đang xây dựng công trình tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: Huỳnh Thanh Huy.
Bến Nhà Rồng nhìn từ trên cao. Đây là cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, quận 4. Nơi đây từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries maritimes tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955. Ảnh: Kiều Anh Dũng.
Cầu Bình Lợi 2 (thuộc dự án Tân Sơn Nhất - cầu Bình Lợi và đường vành đai ngoài, thông xe năm 2013. Cầu có chiều dài 975 m với 8 làn xe mang kiểu dáng kiến trúc cầu vòm Nielsen do Công ty GS Engineering & Construction, Hàn Quốc đầu tư. Ảnh: Minh Hà.
Cầu Công Lý bắc qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Cầu nằm trên trục đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa và là cửa ngõ ra vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: Bành Tuấn Anh.
Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất TP.HCM bắc qua sông Sài Gòn nối quận 2 và quận 7, thuộc đường vành đai ngoài. Tổng mức đầu tư 2.076 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Phụng.
Cầu Sài Gòn nhìn từ hướng quận 2 qua quận Bình Thạnh. Ttrước năm 1975 cầu này có tên là Tân Cảng, là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với xa lộ Hà Nội (quận 2). Khi hầm Thủ Thiêm được xây dựng xong đây vẫn là cửa ngõ chính để ra vào nội đô. Ảnh: Nguyễn Phụng.
Toà tháp mang tên The Landmark 81, với độ cao dự kiến 461 m (cao nhất Việt Nam), gồm 81 tầng được xây dựng tại khu vực quận Bình Thạnh, TP.HCM. Khi hoàn thành, công trình này vượt khoảng 100 m so với tòa nhà cao thứ hai là Keangnam Landmark 72 (cao 336 m) tại Hà Nội. Ảnh: Võ Hoàng Vy.
Theo Zing
Nhật Bản lọt top 10 quốc gia có nền văn hóa ảnh hưởng toàn thế giới Nhật Bản là đất nước châu Á duy nhất thuộc top 10 quốc gia có nền văn hóa ảnh hưởng đến thế giới, theo xếp hạng mới đây của U.S. News & World Report. 1. Italy: Là quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng này của U.S. News & World Report, một cơ quan truyền thông Mỹ có kinh nghiệm hoạt động 85...