Khám phá vẻ đẹp quần thể kiến trúc hơn 440 năm tuổi
Đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi ở Sóc Trăng nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp và độc vào bậc nhất với hơn 440 năm.
Không gian kiến trúc của chùa Dơi (chùa Mahatúp) nhìn từ cổng
Chùa Dơi còn gọi chùa Mã Tộc (hay chùa Mahatúp), là ngôi chùa theo dòng Phật giáo Nam tông Khmer tọa lạc trên đường Lê Hồng Phong, Thành phố Sóc Trăng. Sở dĩ có cái tên đặc biệt này là vì chùa là ngôi nhà của những bầy dơi đông đúc. Ngôi chùa là không gian văn hóa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng.
Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569, cách nay đã hơn 440 năm. Ban đầu, chính điện của chùa chỉ được xây dựng bằng tre lá, sau đó được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói. Năm 1960, chùa được sửa chữa lớn ở chánh điện và cho đến khi có được vẻ khang trang đẹp đẽ như hiện nay, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, đến năm 1999 chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chùa được xem như bảo tàng hoàn hảo về giá trị văn hóa nghệ thuật lẫn kiến trúc từ những chi tiết nhỏ đến tổng thể các hạng mục, gồm: Ngôi chánh điện, Sala, miếu Bà Đen, nhà hội của các sư sãi và tín đồ, phòng ở của các sư sãi và trụ trì, xung quanh các tháp cất tro cốt người chết…
Lối vào vừa thanh bình vừa cổ kính tạo nên nét đặc trưng của chùa dơi
Bên ngoài chính điện được trang trí bằng các hoa văn, phù điêu mang đặc trưng của kiến trúc Khmer Nam Bộ.
Bên trong, là câu chuyện về sự tích Đức Phật Thích Ca qua 28 bức tranh được vẽ trên tường. Những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn.
Video đang HOT
Bộ nhạc cụ dân tộc lưu giữ tại chùa dơi
Công trình tiêu biểu trong quần thể kiến trúc chùa Dơi là ngôi chính điện. Ban đầu ngôi chính điện được làm bằng gỗ, lợp lá dừa nước nhưng sau này thay bằng gạch, đá, xi măng và lợp ngói.
Mỗi công trình nghệ thuật tại chùa Dơi đều là một chỉnh thể mỹ thuật độc đáo bởi đôi tay điêu luyện của các nghệ nhân Khmer đã kiến tạo nên một quần thể kiến trúc đẹp bậc nhất với mái hai lớp ngói màu.
Bốn đầu mái được chạm trổ tinh xảo biểu tượng rắn Naga cong vút, trên đỉnh chùa có một tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa đều có biểu tượng tiên nữ Kemnar với đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời chào đón, chúc phúc du khách tham quan
Xung quanh ngôi chánh điện là những ngôi bảo tháp (stupa) lát gạch men, kiểu dáng khác nhau, là nơi thờ tro cốt của các vị sư sãi cùng người thân quá cố theo phong tục dân tộc Khmer. Từ chánh điện, rảo bước về hướng tây du khách sẽ đến dãy nhà Sala, là nơi sinh hoạt cộng đồng, hội họp, làm lễ, tiếp khách và là nơi nghỉ ngơi của các sư, đôi khi nhiều đoàn hành hương cũng nghỉ đêm tại đây
Với khuôn viên rộng trên 3ha, bao quanh là những hàng cây sao, cổ thụ, kiến trúc tổng thể theo đặc trưng truyền thống chùa Khmer Nam Bộ với các họa tiết điêu khắc, trang trí, hoa văn chủ đạo là hình cánh sen cách điệu … vừa hài hòa, vừa tinh tế. Chùa Dơi được xem như một bảo tàng hoàn hảo về giá trị văn hóa nghệ thuật lẫn về mặt vật chất
Với khuôn viên rộng trên 3ha, bao quanh là những hàng cây sao, cổ thụ, kiến trúc tổng thể theo đặc trưng truyền thống chùa Khmer Nam Bộ với các họa tiết điêu khắc, trang trí, hoa văn chủ đạo là hình cánh sen cách điệu … vừa hài hòa, vừa tinh tế. Chùa Dơi được xem như một bảo tàng hoàn hảo về giá trị văn hóa nghệ thuật lẫn về mặt vật chất
Nét độc đáo của Chùa Dơi chính là điểm di trú tự nhiên của của đàn dơi ngựa từ hàng trăm năm nay và kỳ lạ hơn là chúng chưa hề ăn hay phát bất cứ thứ gì trong vườn chùa. Ngoài đàn dơi tự nhiên, thì hàng trăm năm trước Chùa còn là nơi tụ hội của muôn chim, cò vạc, kéo về ngụ cư
Phía sau chùa Dơi có những ngôi mộ kỳ lạ. Trên mỗi ngôi mộ đều có vẽ hình của 1 con heo, heo 5 móng (heo thường chỉ có 3 móng).
Những con heo này được sư thầy nuôi và khi chết được lập mộ chôn tại đây. Hiện cũng có những khách du lịch thắp nhang cầu khấn tại mộ của heo 5 móng nhằm mong được ban cho những con số “thần tài”, “độc đắc”.
Theo người Khmer thì loài heo 5 móng là khắc tinh của loài người. Con heo 5 móng sẽ mang điềm xúi quẩy đến cho gia đình nào nuôi phải nó. Họ sẽ gặp bất hạnh, gia đình lục đục, xào xáo. Vì vậy, họ sẽ đem những con heo “thành tinh” này vào chùa cho các sư thầy nuôi. Từ 20 năm trước, họ đã luôn gửi nhờ heo 5 móng vào chùa cho đến bây giờ.
Anh Vũ
Theo baophapluat.vn
Những phong tục Giáng sinh kỳ lạ trên thế giới
Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những phong tục kỳ lạ vào dịp Giáng sinh như nằm ngủ trên sàn nhà hay trang trí cây thông bằng mạng nhện.
Thay vì đón Giáng sinh bên cây thông Noel, người dân ở Catalonia, Tây Ban Nha, thường quây quần bên những khúc gỗ được tạo hình giống các nhân vật trong phim hoạt hình. Các thành viên trong gia đình sẽ lần lượt nhét trái cây và bánh kẹo vào khúc gỗ này. Đến đêm Giáng sinh, mọi người sẽ dùng gậy đập mạnh vào khúc gỗ để lấy lại những món đồ ăn đã nhét vào trước đó.
Ở Czech, Giáng sinh là dịp đặc biệt đối với những cô gái độc thân. Họ tin rằng, nếu đứng quay lưng vào cổng nhà và ném giày qua vai thì sẽ biết được chuyện tình yêu của mình trong năm mới. Nếu mũi giày quay vào cửa chính, cô gái đó sẽ tìm được một nửa của mình. Trong trường hợp mũi giày quay ra ngoài, nhân vật chính sẽ tiếp tục độc thân.
Vào đêm Giáng sinh, người Ba Lan có phong tục chia "bánh thánh". Thông thường, chủ nhà sẽ chia bánh cho các thành viên trong gia đình. Sau khi nhận bánh, họ xin lỗi và chúc nhau những điều tốt đẹp. Loại bánh này có tên là Oplatek.
Cây thông Giáng sinh ở Ukraine thường được trang trí bằng rất nhiều mạng nhện. Người Ukraine tin rằng nếu trang trí mạng nhện lên cây thông, gia đình họ sẽ gặp nhiều may mắn và tài lộc khi năm mới đến.
Người Phần Lan tin rằng đêm Giáng sinh là lúc linh hồn của người chết sẽ lên giường họ để nghỉ ngơi. Vì thế, nhiều người sẽ chọn cách ngủ trên sàn nhà trong những ngày này.
Vào đêm Giáng sinh tại Na Uy, người ta thường giấu tất cả các loại chổi trước khi đi ngủ vì họ tin rằng đây là thời điểm những linh hồn quỷ dữ và phù thủy đến với thế giới loài người.
Theo news.zing.vn
Đến chùa Dơi giải mã bí ẩn ngàn năm về loài dơi khổng lồ và mộ heo 5 móng Hàng triệu con dơi khổng lồ sống quây quần trong khuôn viên chùa Dơi cùng dãy mộ heo 5 móng ở Sóc Trăng vẫn đang là những bí ẩn ngàn năm nay chưa có lời giải. Với hơn 600 ngồi chùa của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thì chùa Dơi là ngôi chùa độc đáo và...