Khám phá vẻ đẹp ngôi làng ớt đỏ xứ Basque ở miền Nam nước Pháp
Những chùm ớt đỏ tươi đã khiến ngôi làng Espelette nhỏ bé với khoảng 2.000 dân ở miền Nam nước Pháp trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với những người yêu thích ẩm thực và văn hóa.
Mặt tiề.n của các ngôi nhà được phủ kín bởi những dây ớt đỏ sậm, tết dài, đong đưa trong nắng, trong gió tạo nên một cảnh sắc tuyệt vời. (Ảnh: Nguyễn Thu Hà/TTXVN)
Nằm ở trung tâm xứ Basque thuộc miền Nam nước Pháp, làng Espelette nổi tiếng với những chùm ớt đỏ tươi – biểu tượng của ẩm thực địa phương, thu hút gần 1 triệu lượt du khách mỗi năm.
Loại quả gia vị đặc trưng này, được trồng và chế biến suốt nhiều thế kỷ, đã khiến ngôi làng nhỏ bé với khoảng 2.000 dân này trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với những người yêu thích ẩm thực và văn hóa.
Tọa lạc dưới chân những ngọn núi xanh mướt, Espelette chinh phục lòng người bởi vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà màu trắng với cánh cửa đỏ hoặc xanh đặc trưng của kiến trúc xứ Basque.
Khi dạo bước trên các con đường làng nhỏ hẹp, du khách sẽ bắt gặp những chùm ớt, tết thành chuỗi dài, được treo khắp mặt tiề.n các ngôi nhà, tạo nên bức tranh thơ mộng, minh chứng cho truyền thống lâu đời của ngôi làng.
Vào dịp cuối Thu, làng Espelette khoác lên mình bộ áo rực rỡ nhất với Lễ hội Ớt truyền thống được tổ chức vào hai ngày cuối tuần của tháng 10.
Các bức tường trắng của các ngôi nhà phủ kín những dây ớt đỏ sậm, đong đưa trong nắng gió, làm say lòng các nhiếp ảnh gia và du khách.
Đây cũng là thời điểm lý tưởng để du khách tìm hiểu về quy trình trồng và chế biến ớt, tham gia các lớp học làm gia vị từ ớt như sốt cay, thạch ớt hay thậm chí là chocolate vị ớt độc đáo.
Ông Ramuntxo Lecuona – chủ cửa hàng Lurretik chuyên bán các sản phẩm về ớt – cho biết nghề trồng ớt đã được các thủy thủ xứ Basque mang về từ châu Mỹ vào thế kỷ 16.
Ban đầu, ớt chỉ được trồng và sản xuất với quy mô nhỏ để dùng trong gia đình, tặng bạn bè hoặc bán cho một số khách hàng đặc biệt.
Tuy nhiên, từ năm 2000, ớt Espelette chính thức được công nhận Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (AOP). Ông Ramuntxo Lecuona tự hào khẳng định: “Đó là linh hồn của vùng đất, là thành quả của truyền thống lâu đời.”
Video đang HOT
Ớt Espelette được trồng trên đồi núi, thu hoạch vào cuối mùa Hè và sử dụng trong nhiều món ăn truyền thống của xứ Basque. Khác với các loại ớt khác ở Pháp, loại ớt đỏ tươi này nổi bật nhờ hương vị đặc trưng, không nơi nào có được: Ngọt nồng, mọng nước, cay nhẹ và thoảng mùi khói.
Hiện nay, ở Espelette và 10 ngôi làng lân cận có khoảng 200 nhà sản xuất ớt. Loại ớt này được trồng hàng năm, gieo hạt vào tháng Ba và nảy mầm trong nhà ươm.
Đến tháng Năm-tháng Sáu khi tiết trời ấm áp, cây được đưa ra ruộng. Khi quả từ màu xanh chuyển sang chín đỏ, cũng là lúc tiết trời vào Thu. Mùa thu hoạch và phơi sấy thường rơi vào tháng Chín-tháng 10.
Ông Ramuntxo Lecuona cũng cho biết trước đây ớt được phơi sấy thủ công bằng cách treo trên tường quanh nhà, khô nhờ gió nắng hanh hao và gió heo may của mùa Thu.
Giờ đây, các nhà chỉ treo một ít ở mặt tiề.n để trang trí nhà cửa, còn lại ớt được đưa vào các cơ sở sấy hiện đại, nơi chúng được sấy khô tự nhiên trong môi trường kín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không chỉ làm đồ ăn, ớt Espelette còn được dùng để trang trí trên cây thông Noel, trước cửa hiệu. (Ảnh: Nguyễn Thu Hà/TTXVN)
Khi những chùm ớt dài đỏ sậm được treo kín tường các nhà, cũng là thời điểm diễn ra lễ hội, thu hút đông đảo khách du lịch đến với ngôi làng độc đáo này.
Mỗi năm, làng Espelette đón gần 1 triệu lượt du khách, trong đó tập trung đông nhất từ tháng Tám đến tháng 10, mùa thu hoạch và lễ hội.
Bà Mélina André, khách du lịch đang nghỉ Đông trong vùng, biết nơi đây là địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng khi đến thăm vẫn đặc biệt ấn tượng với cảnh trí trong làng và thích thú khi nếm gia vị từ ớt. Bà quả quyết: “Bất kỳ ai đến đây đều không thể bỏ qua những đặc sản của vùng này.”
Ông Emmanuel Gardand, khách du lịch đến từ Bretagne ở miền Bắc nước Pháp, cũng thường xuyên đến vùng Basque vào kỳ nghỉ và chưa bao giờ quên việc ghé qua làng Espelette, nơi ông không những có thể mua các gia vị ớt nổi tiếng và còn được ngắm nhìn phong cảnh xanh tươi và trải nghiệm ẩm thực truyền thống tuyệt vời của địa phương.
Ông đán.h giá cao sự sáng tạo của người dân, cũng như sự đa dạng về các sản phẩm có sử dụng ớt, vốn không chỉ làm gia vị dùng trong nấu ăn, mà còn được tẩm ướp vào chocolate, mứt khô và jambon tạo nên hương vị rất ấn tượng và đáng nhớ.
Vị khách du lịch người gốc Bretagne mô tả: “Khi ăn sôcôla vị ớt, ta sẽ cảm nhận thấy một vị cay nhè nhẹ, đọng lâu trong vòm họng với hương thơm dễ chịu và ấm nồng. Thật thú vị!”
Chia sẻ với cảm nhận của khách hàng, bà Maritxu Garacotche, người dân địa phương, nhấn mạnh ớt Espelette không chỉ là một gia vị tuyệt vời, thường được sử dụng thay cho tiêu trong ẩm thực địa phương, giúp làm tăng hương vị cho các món thịt, cá, rau củ, mà còn được sử dụng trong các món tráng miệng và đồ uống.
Bà khẳng định: “Cả chocolate và ớt đều du nhập từ châu Mỹ, và thực đơn sôcôla vị ớt cũng đến từ Mexico. Khi nhấm nháp các thanh kẹo này, dư vị cay nồng, ngọt thơm sẽ đọng lại trong cổ họng mang đến một cảm giác rất dễ chịu.”
Espelette không chỉ là một ngôi làng quê nhỏ mà còn là một “bảo tàng sống” của truyền thống ẩm thực và di sản Basque.
Với vẻ đẹp thơ mộng, nền ẩm thực đặc sắc và những lễ hội văn hóa độc đáo, nơi đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu ẩm thực, đam mê lịch sử, hoặc đơn giản chỉ muốn tìm kiếm sự thư giãn.
Còn với người dân Espelette, ớt không chỉ là thứ gia vị làm nên hồn cốt của ngôi làng, mà còn góp phần tạo nên một địa danh nổi tiếng trong chỉ dẫn du lịch của xứ Basque./.
Khách tham quan tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển nghề trồng và chế biến ớt của địa phương. (Ảnh: Nguyễn Thu Hà/TTXVN)
Vẻ đẹp cổ kính của đình làng hơn 500 tuổ.i
Đình làng Túy Loan được xây dựng lần đầu tiên ước chừng vào năm 1470 ở một nơi khác.
Đến năm 1787, đình được trùng tu lần đầu.
Túy Loan (hay còn gọi là Thúy Loan) là một làng cổ ở xã Hòa Phong, Hòa Vang, TP Đà Nẵng, được khai phá dưới thời vua Lê Thánh Tôn niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497). Tương truyền cùng với quá trình khai phá lập làng, nhân dân cũng xây dựng các thiết chế văn hóa tín ngưỡng cổ truyền, trong đó có ngôi làng.
Đình làng Túy Loan được xây dựng lần đầu tiên ước chừng vào năm 1470 ở một nơi khác. Đến năm 1787, đình được trùng tu lần đầu. Năm 1888, đình bị cháy và được xây dựng lại ở mảnh đất bên cạnh dòng sông Túy Loan.
Trải qua nhiều lần thay đổi vị trí, kiểu thức, đình làng Túy Loan hiện nay được xây dựng dưới thời vua Thành Thái năm Canh Tý (1900) trên cơ sở mô phỏng quy mô, kiểu thức ngôi đình cũ, được xây dựng từ thời Đồng Khánh đã bị gió bão hủy hoại. Từ đó đến nay đình làng Túy Loan thường xuyên được tu tạo, nhưng giá trị kiến trúc ban đầu không thay đổi.
Đình làng Túy Loan có không gian rộng thoáng, vị trí đẹp, trước mặt là một đoạn sông Túy Loan uốn khúc với những bãi bồi quanh năm xanh màu cây trái. Đây là một công trình có giá trị điển hình về mặt kiến trúc, bao gồm tiề.n đường, chính điện và hậu tẩm được nối liền liên tục từ trước ra sau.
Tiề.n đường có kiểu kết cấu hỗn hợp, vừa có liên kết rường, vừa có liên kết kèo. Phần giữa của các vì, tức liên kết giữa hai cột cái (cột nhất) là liên kết rường theo kiểu thức chồng rường giả thủ; từ hai cột cái tỏa về hai phía trước và sau là các thanh kèo nối với các cột quân tạo nên kiểu kết cấu thượng rường hạ kèo.
Phía đầu hồi, từ cột cái tỏa ra các kèo đấ.m, quyết để tạo thành hai chái như các công trình có vì kèo truyền thống. Trong kiến trúc đình làng Đà Nẵng, kiểu kết cấu này tuyệt nhiên không tìm thấy ở bất kì ngôi đình nào khác.
Bước qua cổng tam quan là đến các trụ biểu đứng cùng bình phong được đặt phía trước. Đây được xem như là một tam quan nội của đình. Trên thân trụ đều có các câu đối. Bình phong xây theo kiểu cuốn thư, mặt trong là hình hổ, mặt ngoài là hình long mã được đắp nổi.
Đi vào trong nội điện và hậu tẩm là nơi thờ cúng, gồm bàn thờ chính, bên tả, bên hữu. Hai bên còn có tả ban, hữu ban. Gian giữa có bàn thờ hội đồng cao hơn các bàn thờ khác, trên bàn có cặp hạc đứng chầu, hai bên có hai dãy lỗ bộ.
Bên cánh phía Đông của đình là ngôi nhà thờ Chư Phái Tộc thờ các vị Tiề.n hiền. Đây là ngôi nhà thờ 5 vị tiề.n hiền của các tộc Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê. Đặc biệt, đình làng Túy Loan hiện còn 25 sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng và một văn bia ở đình Túy Loan niên đại Thành Thái thứ nhất (1889).
Vẻ đẹp cổ kính của Nhà thờ Lớn Hà Nội Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn, là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình có tên chính thức là Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse. Nhà thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính toà của Tổng giáo phận Hà Nội. Đây cũng là một trong những công...