Khám phá vẻ đẹp kỳ thú của cao nguyên đá Tủa Chùa, Điện Biên
Vùng đất này toát lên vẻ đẹp hút hồn của cao nguyên với những lớp lớp “măng” đá cùng với sức sống mãnh liệt hoang sơ của người dân bản địa
Cách thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) khoảng 130km về phía Đông Bắc, huyện Tủa Chùa là huyện miền núi xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Để lên được đến Tủa Chùa, phải vượt qua quãng đường vượt núi, vượt dốc, băng qua vực sâu, những con đèo dốc uốn lượn.
Nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, 70% diện tích của huyện là núi đá vôi,…
…vùng đất này lại toát lên vẻ đẹp hút hồn của cao nguyên với những lớp lớp “măng” đá cùng với sức sống mãnh liệt hoang sơ của người dân bản địa.
Nơi đây luôn có sức hút thú vị đối với những du khách ưa thích du lịch trải nghiệm và du lịch mạo hiểm vùng địa hình núi non hiểm trở.
Cách thị trấn chừng 30 km, cao nguyên đá Tủa Chùa cũng được ví như một “Đồng Văn” thu nhỏ…
Video đang HOT
…là sự hội tụ sự độc đáo về lịch sử kiến tạo vỏ trái đất, những cảnh quan đặc sắc cùng với truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân bản địa.
Đây là vùng tập trung người H’Mông đông nhất của tỉnh Điện Biên.
Cao nguyên đá tập trung nhiều nhất tại các xã: Tả Phình, Tả Sìn Thàng và xã Xá Nhè.
Từ bao đời nay, người dân bản địa trên cao nguyên đá Tủa Chùa ( chủ yếu là dân tộc H’Mông, chiếm 70% dân số của huyện) đã sống chung với đá, có kỹ thuật canh tác hốc đá và canh tác lúa nước vùng thung lũng.
Tủa Chùa được đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng về du lịch văn hóa và sinh thái, chứa đựng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể./.
Theo CTV Lưu Hồng Sơn/VOV.VN
'Ngẩn ngơ' với vẻ đẹp Hà Giang chìm đắm trong sương mờ
Nhắc đến Hà Giang là nhắc đến những kỳ quan mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây như cao nguyên đá Đồng Văn, dòng sông Nho Quế, đèo Mã Pí Lèng, núi đôi Cô Tiên...
Một trong những điểm đến du lịch được nhiều du khách lựa chọn trong dịp tết Canh Tý vừa qua không thể không nhắc đến vùng núi Hà Giang. Nơi đây sẽ cho du khách được thưởng ngoạn những nét đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên với cao nguyên đá Đồng Văn, dòng sông Nho Quế, đèo Mã Pí Lèng, núi đôi Cô Tiên...
Hà Giang được mệnh danh là vùng địa đầu cực bắc của Tổ quốc, nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những danh thắng hùng vĩ bậc nhất tại Việt Nam. Nhắc đến Hà Giang chắc ai cũng biết là nơi có nhiều vách đá cheo leo và những cô gái dân tộc H'Mông, Tày, Dao, Lô Lô... Đặc biệt, vào mùa xuân, Hà Giang là điểm hẹn tuyệt vời khi hoa đào hồng, lê, mận trắng bung nở bên bức tường đá bao quanh.
Sương giăng mờ trên những ngọn núi cao.
Những đứa trẻ với áo váy rực rỡ, họa tiết đầy sắc màu vùng cao vui đùa trên cánh đồng hoa cải. Cũng không thể thiếu những cảnh tượng sương mờ giăng trên các dãy núi...
Du khách thích thú "check in" cũng các em nhỏ dân tộc bên những gò hoa cải.
Cũng là vùng núi nhưng ở Hà Giang lại chưa phát triển du lịch bằng miền núi Sapa. Các địa điểm tại Hà Giang vẫn giữ được nét hoang sơ và quyến rũ du khách ghé thăm. Mùa du lịch nơi đây chỉ tập trung vào tháng 9-11 khi mùa hoa tam giác mạch, hoa cải nở rộ và khoảng 15 ngày sau tết.
Vượt qua khoảng 150 km đường đèo với một bên là vực sâu hun hút, một bên là dãy núi đá tai mèo hiểm trở, du khách sẽ thấy trước mắt mình khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn dần mở ra.
Con đường Hạnh Phúc khúc khuỷu để đi lên đỉnh đèo Mã Pí Lèng.
Con đường mang tên Hạnh Phúc nối từ TP Hà Giang xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn là con đường được hình thành từ công sức và cả máu xương của hàng vạn thanh niên xung phong từ những năm 50-60 của thế kỷ 20. Để tưởng nhớ những anh hùng mở đường, người dân nơi đây cũng xây dựng nên tượng đài kỷ niệm và ghi ơn.
Đứng từ trên cao để ngắm nhìn dòng sông Nho Quế uốn lượn như dải lụa mềm.
Khi đứng từ trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, chúng ta phóng tầm mắt ra xa có thể chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp với những ngọn núi đá cao chót vót, đứng sừng sững giữa đất trời. Dưới chân núi, dòng sông Nho Quế nước xanh màu ngọc bích uốn lượn như một dải lụa mềm.
Cùng ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ và nguyên bản của vùng núi Hà Giang thơ mộng.
Các em nhỏ vùng cao với gò hoa cải rực rỡ.
Những ngày này nhiệt độ ở Hà Giang xuống còn 4 độ C.
Du khách ngắm nhìn những hình ảnh được lưu lại tại nhà của vua Mèo.
Bánh Tam giác mạch là đặc sản của Hà Giang.
Hoa tam giác mạch nở rộ vào khoảng tháng 11 hàng năm.
Những món quà kỷ niệm do chính người dân tộc H'Mông làm thủ công.
Theo plo.vn
Sức sống mới trên cao nguyên đá Nhiều năm trước, huyện Đồng Văn (Hà Giang) được biết đến là vùng đất nghèo nhất cả nước. Song giờ đây, vùng lõi của cao nguyên đá đang khoác lên mình "chiếc áo mới" đầy màu sắc. Hơi thở của núi rừng hòa với nhịp sống vui tươi của người dân tạo nên diện mạo đầy sức sống. Xanh tươi trên mảnh đất...