Khám phá vẻ đẹp Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười
Trong không gian xanh mát và yên bình, đồng loạt hàng trăm cánh chim bay lượn, những tổ chim lúc lỉu trên cành tràm cao vài chục mét…, Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) với đặc trưng của vùng đất ngập phèn đã gây ấn tượng mạnh với du khách ngay lần đầu tiên đến.
Du khách khám phá Khu Bảo tồn trên những chiếc xuồng ba lá. |
Đắm mình giữa thiên nhiên hoang dã
Cách Mỹ Tho khoảng 30km về hướng Tây Bắc, Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười khiến chúng tôi thực sự ấn tượng bởi vẻ đẹp hoang sơ.
Trước khi xuống xuồng ba lá, du khách được trang bị áo phao, nón lá rồi bắt đầu hành trình khám phá. “Dưới lớp rong rêu tảo biển là những đàn cá tung tăng bơi lội. Chúng ta chuẩn bị khám phá rừng tràm với những đàn chim chuẩn bị về tổ”, chị Thu, người chèo xuồng cho chúng tôi giới thiệu.
Mọi người không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiên nhiên đang “thay áo mới” khi tiết trời vào thu. Ngay ở bìa rừng, những tán tràm trổ bông trắng xóa; những khóm điên điển vàng rập rờn, những cây dương xỉ uốn cong khoe dáng. Giữa cảnh sắc thiên nhiên, từng đàn chim bay rợp, gọi nhau về tổ khiến mọi người “ồ” lên thích thú.
|
Nhiều loài chim quý tại Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười. |
Chiếc xuồng ba lá nhẹ khua, đưa chúng tôi tiến sâu vào rừng. Hai bên là rừng tràm rợp bóng, ai cũng nói thật khẽ vì không muốn xáo trộn vẻ yên tĩnh và không gian sống của hàng loạt loài chim nước, động vật hoang dã quý. Hàng trăm, hàng ngàn tổ chim, cò đủ loại đung đưa trên ngọn cây, chỉ cách đường đi của chúng tôi vài mét tới vài chục mét. Thi thoảng, mọi người lại bắt gặp từng đàn cá dạn dĩ bơi, những con rùa vàng lên bờ làm tổ… “Đây là khu bảo tồn, nên không ai được bắt cá, tôm hay bất kỳ loài vật nào”, chị Thu giải thích. Nếu thích, du khách có thể yêu cầu người chèo xuồng dừng lại để cảm nhận rõ hơn không gian tĩnh lặng và ghi dấu những khoảnh khắc bình dị của thiên nhiên nơi đây.
Sau gần 1 giờ đồng hồ di chuyển trong rừng, chúng tôi trở về bến thuyền. Trời nắng, nhưng không ai cảm thấy mệt vì màu xanh của rừng tràm khiến thời tiết như dịu đi. Mọi người tiếp tục di chuyển tới tháp quan sát cao 18m gần đó, thu vào tầm mắt một khoảng xanh bất tận.
Sau khi tham gia các trải nghiệm, dừng chân trên các chòi gỗ du khách thưởng thức các món ăn dân giã và đặc sản, như: chuột đồng nướng, ốc bươu hấp, cá lóc nướng trui, rau rừng, khóm… do chính người dân bản địa chế biến.
Video đang HOT
Điểm khám phá thú vị
Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười được thành lập với diện tích vùng lõi là 106,8 ha, có nhiệm vụ quy tập và bảo tồn các loài động, thực vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Theo Ban Quản lý Khu Bảo tồn, Khu Bảo tồn đã quy tập được trên 12.000 con chim, cò trú ngụ sinh sản như: cò trắng, cò ngàn, le le, vịt trời, diệc xám, điên điển, trích, quốc…
Đặc biệt, Khu Bảo tồn còn có các loài chim, thú quý hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới như: mèo rừng, rùa núi vàng, cần đước, giang sen, già đẫy; các loại lớp thú, bò sát và các loài chim thú đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, như: trăn gấm, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, mèo rừng, nhím…
Theo người dân địa phương, thời điểm chiêm ngưỡng Khu Bảo tồn đẹp nhất là 7-9h sáng, khi đàn chim bắt đầu đi kiếm ăn. Hoặc lúc 17-19h, khi đàn chim kéo nhau về tổ.
Hiện tại, Khu Bảo tồn đã ký hợp đồng liên kết với DN tổ chức khai thác du lịch sinh thái trong vòng 7 năm từ năm 2024 đến năm 2030, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, du khách gần xa có cơ hội trải nghiệm cảnh sắc sông nước rừng ngập mặn.
Giá vé tham quan tại Khu Bảo tồn từ 100.000 – 200.000 đồng/khách, tùy theo dịch vụ du khách yêu cầu như đi xuồng chèo dọc theo các kinh của Khu Bảo tồn hay đi xe đạp dã ngoại, xe điện đến khu lồng chim sinh sản.
Năm 2024, với mục tiêu tiếp tục bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch tiểu vùng Đồng Tháp Mười, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng phục vụ du khách, tỉnh Tiền Giang chủ trương mở rộng thêm vùng đệm rộng 244 ha bên ngoài vùng lõi Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười.
Điểm tham quan Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười: Giọt nắng tan phèn
Khi bình minh ban mai vẽ nên những đường nét rạng rỡ đầu tiên trên bức tranh thiên nhiên Đồng Tháp Mười và dưới bàn tay 'tài hoa' của Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp, khu bảo tồn tĩnh lặng ngày nào, nay đã bừng tỉnh, mở cửa đón nhận những làn sóng khám phá đầu tiên của du khách từ khắp nơi.
Sự tồn tại của nơi đây hẳn khiến rất nhiều người ngạc nhiên bởi cách giữ nụ cười cho "làng du lịch". Những du khách đến với Điểm tham quan Khu bảo tồn sinh thái (ĐTQ KBT.ST) Đồng Tháp Mười rất thích thú, chắc có lẽ điều cảm mến chính là nụ cười dễ thương của những người chèo thuyền bằng đôi tay gầy guộc nhưng mạnh mẽ cũng như tính cách xã giao đầy phóng khoáng của người dân địa phương trên các nẻo đường xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Ngẩn ngơ với vẻ đẹp của vô cùng độc đáo. Sở hữu khung cảnh thiên nhiên là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật. Sự kỳ lạ của địa danh này khiến con người muốn một lần khám phá...
Quay ngược dòng thời gian, mảnh đất này từng chỉ là những cánh rừng tĩnh lặng, vang vọng tiếng hát của đất trời, tiếng chim cò, muôn cá, côn trùng - một bản giao hưởng tự nhiên đầy mê hoặc. Nhưng đó là một vẻ đẹp cô đơn, yên bình đến nao lòng, thiếu vắng bước chân người lữ khách, thiếu đi sự sôi động của khám phá, kỳ vọng.
Mỗi bình minh và hoàng hôn trôi qua như những cung trầm của bản giao hưởng, tuyệt đẹp nhưng không tìm thấy chỗ đứng trong ký ức của bất kỳ ai. Nơi đây, trước kia, không có tiếng cười của trẻ thơ, không có ánh mắt tò mò của những tâm hồn yêu thích sự phiêu lưu, không có những khoảnh khắc rạng ngời được ai chứng kiến.
Nhưng giờ đây, ĐTQ KBT.ST Đồng Tháp Mười trở thành chân trời mới cho những ai tìm kiếm sự kết nối, sự sống động giữa lòng đất mẹ. Nó mở ra như một lời mời gọi không thể cưỡng lại, cho những ai khao khát được chia sẻ năng lượng, niềm vui, và những khoảnh khắc tươi mới, sáng ngời.
Nụ cười tỏa nắng dưới tán tràm ĐTQ KBT.ST Đồng Tháp Mười.
Chuẩn bị tăng ga
Tết vừa qua, ĐTQ KBT.ST Đồng Tháp Mười đón nhận sự bùng nổ khách du lịch đầu tiên, theo ghi nhận mới nhất, số lượng đã lên tới hàng chục nghìn lượt, chứng kiến sự hình thành cho lần đầu thoát xác thay vỏ ở nơi mà vốn dĩ xa xôi.
Vẫn đang trong quá trình xây dựng, tu bổ thêm những hạng mục dịch vụ mới nhưng cảm giác không khí nhộn nhịp của mọi người không thua kém so với bất kỳ khu du lịch sinh thái nào. Thậm chí, việc chèo thuyền kayak trên những con kênh ăm ắp nước mở ra không gian rộng lớn chưa từng có. Đó là sự khoái hoạt của tự nhiên đong đầy.
Tín hiệu mời chào thật xứng đáng để gia đình họ dành thời gian đầu xuân ý nghĩa, thay vì tìm đến các nơi khác mà trước giờ chưa thỏa mong muốn khám phá ra tiềm năng ẩn sâu trên mảnh đất hoang dã.
Lặng lẽ - nhẹ nhàng tiến vào tâm rừng.
Lạc vào trong thế giới thần tiên, nơi chỉ có sự bạt ngàn, trong lành, xanh mướt cùng âm thanh trần trụi của tiếng muôn loài hoang dã, 156 loài thực vật, 147 loài chim, 34 loài cá, 8 loài lưỡng thể, 30 loài côn trùng theo thống kê sơ bộ, đủ để thấy sự dồi dào choáng ngợp. Được bảo tồn, nuôi dưỡng bên trong cái lồng rộng 100 ha, với 40ha rừng nguyên sinh, 40ha mặt nước và 20ha vùng đệm được bọc bởi mạng lưới rừng tràm. Nhiêu đó là quá đủ cho chuyến tham quan dài vô tận.
"Flex" vẻ đài cát.
Hành trình bền vững
Giở thì chẳng đi đâu xa mà chỉ cần dừng chân ở ĐTQ KBT.ST Đồng Tháp Mười cũng đủ để cho ai đó mong cầu hiểu biết kiến thức về thế giới mênh mông bát ngát.
Cứ tin tưởng vào sự thật, làm thật tốt tác phẩm du lịch của chính mình, thì tự ắt ĐTQ KBT.ST Đồng Tháp Mười sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Có thêm một kiệt tác, đó không phải cạnh tranh, mà chỉ góp phần nâng cao vị thế trời ban cho vùng đất miền Tây sông nước như Trà Sư - An Giang đã từng.
Khám phá U Minh Hạ (Cà Mau) Vườn Quốc gia U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau) có diện tích 8.527 ha, nằm trên địa bàn 4 xã: Khánh An, Khánh Lâm (huyện U Minh) và Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời). Đây là khu bảo tồn thiên nhiên thuộc 1 trong 3 vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, có hệ...