Khám phá vẻ đẹp hồ chứa nước Sông Biêu, Ninh Thuận
Hồ chứa nước Sông Biêu thuộc địa bàn xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 30km về hướng Tây – Nam.
Hồ chứa nước Sông Biêu có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, hạn chế lưu lượng nước lũ trong mùa mưa bão cho cả một vùng đồng bằng rộng lớn thuộc xã Phước Hà và xã Nhị Hà. Đây cũng là nơi có phong cảnh đẹp được nhiều bạn trẻ tìm đến check-in, sống ảo và khám phá thiên nhiên nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Lòng hồ Sông Biêu có nhiều cồn đất nổi, nơi những chú chim rừng, cò… đứng săn mồi
Hồ chứa nước Sông Biêu được khởi công xây dựng từ năm 2008, đến năm 2012 thì hoàn thành; hồ chứa nước Sông Biêu có dung tích chứa trên 23 triệu m3 nước, khi đưa vào hoạt động sẽ đảm bảo cung cấp nước tưới cho trên 1.200 ha đất sản xuất; trong đó, diện tích tưới trực tiếp cho 2 xã Nhị Hà và Phước Hà (Thuận Nam) là 940 ha và bổ sung cho hệ thống đập dâng sông Lu để tưới cho 260 ha của xã Phước Hữu (Ninh Phước), đồng thời đảm nhận cung cấp nước sinh hoạt và góp phần cắt lũ cho các vùng hạ lưu…
Đến đây du khách dễ dàng bắt gặp những đàn cừu đang mải mê gặm cỏ
Khi gần đến hồ Sông Biêu, du khách sẽ bắt gặp những vườn thanh long rộng lớn
Đến với hồ Sông Biêu, du khách sẽ được trải nghiệm không gian mênh mông của hồ nước, núi non trùng điệp, cây cối xanh tươi và đặc biệt, không khí nơi đây lúc nào cũng trong lành, mát mẽ rất thích hợp cho du khách thực hiện những chuyến dã ngoại vào mỗi dịp cuối tuần, tổ chức cắm trại, ăn uống, bơi lội, check-in, sống ảo… Vậy thì còn chờ gì nữa, du khách hãy đến ngay hồ Sông Biêu để khám phá, trải nghiệm và cảm nhận vẻ đẹp thiên nơi đây.
Tháp Chăm, điểm nhấn văn hóa ở Ninh Thuận
Nằm ở phía Nam Trung Bộ, Ninh Thuận được nhiều người biết đến với vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên và tháp Chăm Pô Klông-Garai là một trong những điểm nhấn về văn hóa nơi đây.
Video đang HOT
Tháp Chăm, điểm nhấn văn hóa ở Ninh Thuận. Ảnh Thúy Hằng
Ninh Thuận, vùng đất của loài cây xương rồng, của nắng, gió và cát, được ví là "chảo lửa" của Việt Nam. Đến Ninh Thuận không thể không biết đến tháp Chăm hay tháp Pô Klông-Garai Champa vẫn sừng sững trên ngọn đồi nhìn ra toàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm như một chứng nhân lịch sử ngắm nhìn Ninh Thuận đổi thay theo thời gian.
Pô Klông-Garai là một trong số ít các cụm di tích tháp Chăm lớn được bảo tồn nguyên vẹn qua thời gian. Đó là món quà vô giá về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, các tháp vẫn giữ được những đường nét chạm trổ tỉ mỉ, tinh xảo, hoa văn đẹp mắt trên vòm, trụ, diềm mái... cũng như những câu chuyện văn hóa, tâm linh đặc sắc đã trở thành giai thoại.
Tháp được xây chủ yếu bằng gạch, đá. Ảnh Thúy Hằng
Cụm tháp Pô Klông-Garai có 3 ngôi tháp gồm tháp chính cao 20,5 m, đối diện tháp chính là tháp Cổng cao 8,56m; phía Nam là tháp Lửa, nơi cộng đồng người Chăm thờ thần Lửa. Đằng sau tháp chính có ngôi miếu nhỏ, là nơi thờ Hoàng hậu Penekun (hoàng hậu Kút) - vợ của Vua Pô Klông-Garai trị vì. Vua Poklong Garai trị vì (1151 - 1205), có công lớn trong việc xây dựng đất nước và đào hai con kênh lớn là kênh Nam và kênh Bắc. Trước đây 2 con kênh này được người dân gọi là Mương Đực và Mương Cái, sau đó được đổi tên là Kênh Nam và Kênh Bắc chính là đập Nha Trinh và kênh Chàm dẫn nước tưới tiêu chính cho người dân Ninh Thuận hiện nay.
Các đền, tháp được xây khoảng Thế kỷ 17... Ảnh Thúy Hằng
Người Chăm xây tháp thể hiện tín ngưỡng và phong thủy của mình, đó là tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu. Rải rác trên dải đất miền Trung từ Nha Trang vào đến Ninh Thuận vẫn còn một số các tòa tháp của người Chăm đứng sừng sững giữa đất trời. Đồng bào Chăm luôn rất tự hào về nền văn hóa đặc sắc của mình. Hiện nay, họ luôn mong muốn giữ gìn, bảo tồn văn hóa đó cũng như có điều kiện để thúc đẩy và phát triển nền văn hóa truyền thống mạnh hơn nữa cũng như truyền lại cho các thế hệ sau.
... nhưng vẫn giữ được những đường nét chạm trổ tỉ mỉ, tinh xảo. Ảnh Thúy Hằng
Theo anh Sử Văn Tiên, hướng dẫn viên tại Quần thể du lịch tháp Pô Klông-Garai, trong văn hóa Chăm cũng như các tháp khác được cho là xây dựng thờ các vị thần Hindu giáo nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu các đền thờ Hindu thờ tam thần được gọi là "Brahma-Vishnu-Maheshwara", thì cộng đồng người Chăm tại Việt Nam lại xây tháp Chăm để thờ vua, thần là những người có thật dựa trên cơ sở của văn hóa bản địa là tín ngưỡng văn hóa phồn thực.
"Điểm đặc sắc của Pô Klông-Garai là các tháp được xây dựng trên ngọn đồi mà người dân địa phương vẫn gọi là Bonava giống như lá trầu và ngọn đồi được gọi là đồi Trầu. Đứng trên đồi Trầu có độ cao hơn 150m so với mực nước biển, chúng ta có thể quan sát hầu như toàn bộ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Địa thế ở đây cũng rất đặc biệt, người Chăm sống quần tụ xung quanh đồi Trầu, dựa lưng vào phía đồi và quay mặt về hướng Đông. Điều thú vị là các tòa tháp Chăm ở bất kỳ đâu cũng sẽ quay mặt về hướng Đông. Vì đồng bào Chăm coi hướng Đông - hướng mặt trời mọc là hướng thần linh", anh Tiên chia sẻ.
Tháp là niềm tự hào về kiến trúc... Ảnh Thúy Hằng
Các đền tháp được xây dựng chủ yếu bằng gạch và đá, càng lên cao càng thu nhỏ lại và trên đỉnh tháp là viên đá được gọi là linga. Linga trong tín ngưỡng văn hóa phồn thực của người Chăm là biểu tượng cho dương vật của người đàn ông cùng biểu tượng âm vật của người phụ nữ tạo ra biểu tượng được gọi là sinh thực khí. Người dân địa phương luôn tin tưởng và có nhiều câu chuyện giai thoại về sự linh thiêng của các ngôi đền Chăm khi cầu may mắn và cầu duyên.
Theo câu chuyện của anh Tiên, đã có cặp vợ người Việt, chồng người Mỹ lấy nhau 8 năm không có con. Trong một lần đi du lịch tham quan tháp Chăm, họ vào trong tháp khấn, đi vòng quanh tượng linga và sờ lên linga, sau đó về sinh được hai cậu con trai. Từ đó, năm nào đôi vợ chồng này cũng chờ đến dịp lễ hội của người dân tại tháp để lễ bày tỏ sự cảm tạ biết ơn của mình với thần linh.
... và cất giữ những tín ngưỡng, câu chuyên huyền bí của đồng bào dân tộc Chăm. Ảnh Thúy Hằng
Các ngôi tháp này có thể nói là trung tâm tín ngưỡng văn hóa của cộng đồng người Chăm nên 1 năm được tổ chức 4 lễ hội. Lớn nhất là lễ hội Kate diễn ra vào tháng 7 âm lịch và thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham dự rất đông.
Các đền, tháp Chăm và các lễ hội chính là niềm tự hào lớn nhất của đồng bào dân tộc Chăm. Các ngôi đền cho thấy một minh chứng văn hóa tín ngưỡng của người Chăm trải dài trên một vùng đất rộng lớn từ thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) đến Phan Rang - Tháp Chàm và trở thành một nét văn hóa đặc sắc trong nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Tháp lửa trong quần thể tháp Pô Klông-Garai tại Ninh Thuận là nơi thờ thần lửa. Ảnh Thúy Hằng
Điều quan trọng là làm thế nào để không chỉ bảo tồn mà còn phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa trên. Đặc biệt, thu hút được các thế hệ trẻ, nhất là người Chăm với tư duy trẻ và hiện đại tham gia chung tay phát huy thúc đẩy quảng bá các văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm.
Cửa vào trong tháp chính thờ Vua Pô Klông-Garai. Photo: Ảnh Thúy Hằng
Người Chăm luôn tự hào về một bản sắc văn hóa phồn thịnh, đặc sắc, độc đáo, đồng thời luôn mong muốn giữ gìn và phát huy nét văn hóa đó trong nền văn hóa chung mang đặc trưng đa dạng, phong phú của các dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, theo nhận định của Tiên, do người dân nơi đây chủ yếu làm nghề nông nên chưa quan tâm nhiều đến phát triển du lịch. Dẫn đến chưa có cách làm hay cũng như chưa tận dụng được công nghệ trong việc quảng bá và thu hút khách du lịch đến tham quan nhiều hơn.
Bên trong tháp chính quần thể tháp thờ Vua Pô Klông-Garai và biểu tượng linga. Ảnh Thúy Hằng
Đó không chỉ là trăn trở của riêng anh Tiên mà còn là câu hỏi chung của nhiều người con Ninh Thuận cũng như du khách trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam khi đến thăm nơi đây.
Đến Phan Rang Ninh Thuận đừng bỏ lỡ 9 điểm check in siêu đẹp đang hot trend Điện Gió Mũi Dinh Đi từ Phan Rang: theo đường Hải Thượng Lãn Ông qua cầu An Đông rồi cứ đi thẳng là vào con đường ven biển siêu đẹp mang tên DT701. DT701 sẽ dẫn bạn băng qua đồi cát Nam Cương - một trong những đồi cát đẹp nhất Việt Nam, làng chài Sơn Hải và những trang trại cừu dê...