Khám phá vẻ đẹp Điện Biên Đông
Vừa qua, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khảo sát các tuyến, điểm du lịch tại huyện Điện Biên Đông, tập trung ở một số điểm có tiềm năng khai thác du lịch như: Hồ Noong U, tháp Mường Luân, tháp Chiềng Sơ, hang Mường Tỉnh, khu di tích Vừ Pa Chay và hồ Nậm Ngám…
Trong chuyến hành trình này, các thành viên trong đoàn đã có trải nghiệm thực tế, phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng cũng như tính khả thi trong việc khai thác các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện. Từ đó, làm cơ sở đưa vào quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.
Có thể thấy rằng, Điện Biên Đông có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Với hồ Noong U hoang sơ, thơ mộng và khí hậu trong lành đã và đang là điểm đến thú vị của du khách vào dịp cuối tuần. Hay Khu di tích lịch sử Vừ Pa Chay, xã Pu Nhi nằm ngay gần hồ Nậm Ngám trong xanh… Đặc biệt là tại xã Mường Luân với tháp Mường Luân cổ kính bên bờ sông Mã là biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc Lào nơi đây. Ngoài ra, mó nước khoáng tại bản Mường Luân và mó nước nóng tại bản Pá Vạt tuy khai thác còn hạn chế nhưng đã được nhiều người biết tới… Không chỉ vậy, với bề dày văn hóa lâu đời, từ ẩm thực, trang phục, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Lào nơi đây có thể trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút khách yêu thích du lịch cộng đồng tới trải nghiệm.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại trong quá trình cùng đoàn khảo sát trải nghiệm du lịch tại huyện Điện Biên Đông:
Hồ Noong U vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ dù đang vào mùa cạn nước.
Du khách thích thú trải nghiệm cảm giác chèo thuyền ở hồ trên núi Noong U.
Video đang HOT
Tháp Mường Luân cổ kính nằm bên bờ sông Mã là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Lào nơi đây.
Đây cũng là nơi mà hầu như du khách nào tới Mường Luân cũng đều ghé tham quan.
Với truyền thống lâu đời, ẩm thực dân tộc Lào nơi đây cũng rất phong phú. Đặc biệt là món rêu suối, “tiết canh” rừng…
Tại Mường Luân còn có mó nước khoáng nổi tiếng, vừa được lấy về làm nước uống…
… vừa là nơi để trẻ em, thanh niên đến tắm, giúp da dẻ sạch sẽ và ngày càng sáng hơn.
Nằm không xa tháp Mường Luân là tháp Chiềng Sơ, xã Chiềng Sơ cũng là một địa điểm tham quan thú vị cho du khách.
Khám phá Ngọc Vừng
Nằm ở phía Đông Nam, cách huyện đảo Vân Đồn khoảng 40km, Ngọc Vừng không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà còn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử, văn hóa rất đáng để du khách khám phá.
Bãi cát Trường Chinh trên đảo Ngọc Vừng.
Điểm đầu tiên không thể không ghé thăm khi tới Ngọc Vừng chính là Khu lưu niệm Bác Hồ trên đảo Ngọc Vừng (thôn Bình Hải). Ngày 13/11/1962, Bác Hồ đã ra thăm, động viên quân dân xã đảo Ngọc Vừng. Nơi Bác đứng nói chuyện với quân và dân Ngọc Vừng nay là vị trí trung tâm của Khu di tích lưu niệm. Qua 3 giai đoạn dự án đầu tư tôn tạo, nay di tích có diện mạo khang trang trên diện tích hơn 2,5ha, với khuôn viên vườn cây, ao cá, nhà trưng bày...
Cách Khu di tích lưu niệm Bác Hồ trên đảo Ngọc Vừng chừng 1km, là đình, miếu Ngọc Vừng thờ 3 vị tướng quân họ Phạm là Phạm Công Chính, Phạm Thuần Dụng và Phạm Quý Công đã góp công đánh tan đoàn thuyền lương của giặc Nguyên Mông do Trương Văn Hổ chỉ huy trên dòng sông Mang lịch sử năm 1288.
Khu di tích có diện tích 1,2ha và mới được chỉnh trang khang trang và được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2020. Đây là điểm tham quan chiêm bái, tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo khách thập phương.
Bên cạnh đó, Ngọc Vừng còn có Bãi cát Trường Chinh, Thành cổ Nhà Mạc, Trận địa pháo 12 ly 7 - nơi bắn rơi chiếc máy bay thứ 200 của giặc Mỹ trên bầu trời Miền Bắc những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Cột cờ Quốc gia trên đảo Ngọc Vừng... Các di tích danh thắng đều đã được xã quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ.
Đường lên Cột cờ Quốc gia trên đảo Ngọc Vừng.
Ngoài ra, Ngọc Vừng còn lưu giữ dấu tích Thương cảng cổ Vân Đồn ở khu vực Cống Hẹp, cảng cá cổ thôn Ngọc Nam. Đối với cảng cá cổ Cống Yên đã được tạo điều kiện cho các đơn vị đầu tư quan tâm khảo sát, phục dựng lại để phục vụ khách du lịch từ năm 2018. Với Thành cổ nhà Mạc, Trận địa pháo 12 ly 7 đang được xã khoang vùng bảo vệ, đề nghị phục dựng lại để bảo tồn và phục vụ du lịch.
Không chỉ vậy, Ngọc Vừng còn có hệ thống đảo đá có cảnh quan đẹp, hoang sơ, có tiềm năng lớn phát triển du lịch biển là đảo Phượng Hoàng, Đất Nứt, Hạ Mai, Vạn Cảnh...
Theo thống kê từ các mùa du lịch 2017- 2019, trung bình có khoảng 8000 - 10.000 khách/năm, tới tham quan xã đảo Ngọc Vừng, trong đó các di tích danh thắng trên đảo là những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tham quan đảo. Nhiều du khách, lữ hành đã biết tới du lịch biển đảo Ngọc Vừng.
Một góc đảo Phượng Hoàng.
Có nhiều cách để đến Ngọc Vừng rất thuận lợi. Du khách có thể đi từ bến cảng Cái Rồng (Vân Đồn), từ Vũng Đục (Cẩm Phả) hoặc từ bến tàu Hòn Gai (TP Hạ Long). Trong đó, đi từ bến tàu Hòn Gai là thuận lợi hơn cả.
Chỉ mất khoảng 50.000 đồng tiền vé cho mỗi người, qua hành trình 1 giờ đồng hồ là du khách đã có thể đặt chân lên đảo. Một chuyến du lịch trải nghiệm bổ ích sẽ làm hài lòng du khách. Tất nhiên, một trong những điều kiện tiên quyết ấy là khi khi dịch Covid -19 được kiểm soát, đảm bảo an toàn cho du khách.
Vi vu cuối tuần ở Ba Hòn Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đi đâu dịp cuối tuần thì hãy lên kế hoạch cho hành trình khám phá Ba Hòn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thú vị. Xứ Hòn hay còn gọi là Ba Hòn gồm Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Quéo, thuộc xã Thổ Sơn (Hòn Đất). Từ TP. Rạch Giá đi theo quốc lộ 80...