Khám phá vẻ đẹp đền thiêng Borobudur
Có rất nhiều lý do để du khách từ khắp thế giới tìm đến Indonesia để khám phá những bí ẩn trên nền đá của ngôi đền Phật giáo Đại thừa Borobudur ở Magelang, cách thành phố Yogjakarta 40km, bởi đó là viên ngọc của thế giới di sản, là đền thờ Phật độc đáo nhất thế giới.
Borobudur toạ lạc trên một đỉnh đồi cao, nếu nhìn từ trên xuống, ngôi đền với kiến trúc gồm tám lớp xếp thứ tự theo đồ hình vuông tròn, đồng tâm với một tháp Phật ở vị trí trung tâm cao đến 35m, do vậy được ví như một đoá sen khổng lồ tác thành từ nguồn vật liệu duy nhất là đá núi lửa.
Cổng chính dẫn lối lên đền Borobudur
Có rất nhiều lý do để du khách từ khắp thế giới tìm đến Indonesia để khám phá những bí ẩn trên nền đá của ngôi đền Phật giáo Đại thừa Borobudur ở Magelang, cách thành phố Yogjakarta 40km, bởi đó là viên ngọc của thế giới di sản, là đền thờ Phật độc đáo nhất thế giới. Hãng truyền hình CNN cũng từng nhận định vẻ đẹp bình minh trên Borobudur là một trong 27 điểm du lịch trên thế giới nên đến trước khi chết. Với những lý do ấy, cộng thêm thuận tiện của các đường bay nối từ Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM của hai hãng bay SQ và SilkAir, tôi cùng các đồng nghiệp ở ba miền đã có cơ hội tham gia vào hành trình khám phá ngôi đền độc đáo trên dải đất Java do vương triều Sailendra xây dựng trong thời gian từ năm 750 – 850.
Đoá sen Borobudur
Trong kiến trúc Phật giáo, đồ hình xây dựng lên Borobudur được xem là một mandala khổng lồ bố cục theo dáng hình một kim tự tháp, với bốn lối lên xuống ở các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, cổng chính của đền đặt ở hướng Đông.
Tổng thể ngôi đền không mái che, không mái vòm, không phòng ốc, tất cả chỉ là những khối đá xếp lại kết với nhau mà không cần đến việc sử dụng chất kết dính.
Sự tối giản trong xây dựng và kết cấu của ngôi đền được bù lại bằng những chi tiết điêu khắc cực kỳ công phu, phức tạp và đầy tính nghệ thuật, ấn tượng nhất chính là những mảng điêu khắc với số lượng lên đến 2.670 bức điêu khắc trên đá liên hoàn trong diện tích 2.500m2.
Vũ trụ thu nhỏ
Ngôi đền được xây nên với mục đích thờ Phật, là biểu tượng Phật giáo của Java và cũng là một bản sao của vũ trụ thu nhỏ, được các chuyên gia khảo cổ học phân thành ba lớp riêng biệt. Lớp thứ nhất là tầng chân đế của đền mang đồ hình vuông, lớp thứ hai gồm bốn tầng kế tiếp cũng theo đồ hình vuông, lớp thứ ba – lớp cao nhất gồm ba tầng đồ hình tròn, trên đồ hình sắp đặt 72 tượng Phật an trí trong các tháp, đồng tâm với tháp Phật khổng lồ ở vị trí trung tâm.
Borobudur có năm tầng bố trí các mảng điêu khắc và tượng Phật theo các dãy hành lang của ngôi đền
Video đang HOT
Dãy hành lang miêu tả về cuộc đời đức Phật qua các nét điêu khắc tinh tế trên nền đá
Ba lớp của vũ trụ thu nhỏ ấy được định danh theo tiếng bản địa là Kamadhatu, Rupadhatu và Arupadhatu.
Kamadhatu (thế giới trần tục, ngập tràn những dục vọng thấp hèn), tượng trưng cho những hiện thực của thế giới trần tục, với 160 mảng điêu khắc miêu tả lại hoạt cảnh của Karmawibangga – chính là thuyết nhân quả trong thế giới con người.
Rupadhatu (thế giới tu hành, vẫn còn những ước muốn thấp hèn của con người, nhưng con người đã chuyển biến lên một cảnh giới cao hơn, biết hướng đến cõi phúc) với bốn tầng hành lang gồm hơn 1.300 mảng điêu khắc các tích truyện liên hoàn về cuộc sống con người và tu sĩ, và 1.212 mảng điêu khắc trang trí.
Arupadhatu (cảnh giới cao nhất, cũng là cõi niết bàn, nơi cư ngụ của các vị thần), được thể hiện bằng ba vòng tròn đồng tâm, nằm trên vòng tròn là các tháp Phật, không có bất kỳ mảng điêu khắc nào ở đây, vòng tròn cũng nêu lên ý nghĩa nơi đây không có sự khởi đầu, và cũng không có kết thúc.
Điêu khắc Borobudur
Borobudur khiến người ta kinh ngạc khi diện kiến một đền đài khổng lồ, sừng sững như một quả đồi nếu nhìn từ đằng xa, khi lại gần, các chi tiết điêu khắc trên các vách đá Borobudur sẽ khiến người ta mê mẩn không chỉ bởi vẻ đẹp từ các chi tiết mà chính từ câu chuyện và thông điệp của các mảng điêu khắc ấy.
Bước qua cổng chính nơi có hai con sư tử oai vệ án ngữ là lớp hành lang đầu tiên của đền với các điêu khắc miêu tả đời sống con người, các hoạt cảnh về đời sống thường ngày, về kiếp luân hồi sinh – lão – bệnh – tử… trong luật nghiệp.
(Karmavibhangga). Ở tầng đầu tiên này, có một chi tiết gây chú ý với tôi nhiều hơn cả chính là các gương mặt Makara trông rất dữ tợn, án ngữ theo nguyên tắc đối xứng với cổng chính. Borobudur có đến 100 gương mặt Makara như thế, vừa là chi tiết trang trí, vừa là hệ thống thoát nước của ngôi đền. Gương mặt Makara có nguồn gốc từ thần thoại của Hindu giáo, là một loài thuỷ quái, vật cưỡi của nữ thần sông Hằng (cũng chính là mái tóc của thần Shiva – vị thần huỷ diệt trong Hindu giáo) mang thân cá, ngà voi, chân sư tử, mắt khỉ, tai lợn rừng, đuôi công, hàm cá sấu.
Bốn tầng kế tiếp là các dãy hành lang với các nét điêu khắc các tích truyện trong Bản sinh kinh (jataka) miêu tả về tiền kiếp của đức Phật. Trong kiến trúc Phật giáo ở Java, các điêu khắc Bản sinh kinh đầu tiên được thể hiện trên vách đá của đền Mendut (cách Borobudur khoảng 3km), đền Borobudur được xây dựng sau Mendut và thể hiện các tích truyện về Bản sinh kinh phong phú nhất trong các đền đài Phật giáo không chỉ ở Java mà cả với thế giới. Câu chuyện về sự ra đời của đức Phật cũng thấy được trên các mảng điêu khắc ở Borobudur, với hình ảnh hoàng hậu Maya đến vườn Lâm Tì Ni (Lumbini, Nepal ngày nay) để đản sanh đức Phật.
Gương mặt Kala trang trí trên các cổng vòm ở Borobudur
Đồ hình tổng thể kiến trúc Borobudur
Các mảng điêu khắc không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo, mà còn là một kho tư liệu phong phú về cuộc sống kinh tế, xã hội đương thời ở thế kỷ thứ 8 khi Borobudur hình thành. Có thể kể đến một ví dụ tiêu biểu ấy là con tàu buồm được khắc trên vách đá Borobudur. Thời kỳ Borobudur hình thành cũng là lúc ngành hàng hải ở khu vực Java phát triển mạnh, với các đội tàu buôn giao thương trên con đường tơ lụa biển đông qua các cảng thị lớn, trong đó có các cảng thị ở Thị Nại, Nước Mặn, Hội An của Việt Nam. Rất nhiều hiện vật gốm sứ có xuất xứ từ Việt Nam được khai quật tại các di chỉ ở Java thuộc vương triều Majapahit đã chứng minh điều đó. Năm 2004, bản sao hoàn chỉnh của con tàu từ nét điêu khắc trên đá ở Borobudur đã được phục dựng và làm chuyến hải hành thành công từ Indonesia đến châu Phi.
Phật toạ ở Borobudur
Ngoài các mảng điêu khắc, Borobudur có tổng cộng 432 tượng Phật toạ, bố trí ở khắp các tầng của đền, dọc dãy hành lang theo các tầng và số lượng giảm dần từ thấp lên cao. 72 tượng Phật ở lớp Arupadhatu – cảnh giới cao nhất – được đặt trong các bảo tháp có lỗ đục mắt cáo. Các tượng Phật có cùng hình dáng, chỉ khác nhau ở đôi bàn tay thủ ấn với sáu thủ ấn quen thuộc của nhà Phật gồm: Thí vô uý ấn, Dữ nguyện ấn, Thiền định ấn, Xúc địa ấn, Chuyển pháp luân ấn và Trí quyền ấn.
Điểm nhấn của Borobudur là một bảo tháp khổng lồ, nhìn đơn giản như một quả chuông úp ngược, nhưng bao hàm cả một triết lý sâu xa. Đầu tiên ở phần chân đế của bảo tháp có một đường tượng trưng cho sợi dây thừng trói buộc của kiếp người, kế đến là các cánh sen – tượng trưng cho cõi Phật, phần thân chính của bảo tháp tượng trưng cho chiếc bình bát úp ngược, hay còn gọi là Ứng lượng khí – vật dùng đựng thực phẩm của các vị sư đi khất thực. Trên bình bát là một gờ chia đều tám cạnh, tượng trưng cho Bát chính đạo – chân lý cuối cùng của Tứ Diệu Đế, đó là: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm và chính định. Và trên cùng là một hình trụ tượng trưng cho cây gậy các thầy tỳ kheo dùng đi đường hoặc đi khất thực.
Borobudur ngày nay là một điểm đến độc đáo nhất ở Indonesia, là biểu tượng đỉnh cao về sự đa dạng văn hoá, khảo cổ, tín ngưỡng, kinh tế, giao thương… minh chứng cho một thời kỳ vàng son của vương triều Sailendra ở Java. Tuy thế, Borobudur vẫn còn mang nhiều bí ẩn chưa được giải mã, không hiểu vì sao người xưa lại chọn vị trí này để xây nên ngôi đền, và làm thế nào mà chỉ với những phương tiện thô sơ, con người có thể dịch chuyển ít nhất trên 80.000m3 đất đá để hoàn thiện một công trình thờ Phật đồ sộ nhất thế giới cho đến tận hôm nay!
Kiến trúc Arupadhatu – tượng trưng cho cõi niết bàn
Bảo tháp lớn nhất ở Borobudur có kiến trúc đơn giản nhưng bao hàm nhiều triết lý sâu xa của nhà Phật
Con thuyền buồm trên điêu khắc ở Borobudur
Gương mặt Makala là chi tiết trang trí trong điêu khắc và cũng là hệ thống thoát nước của đền
Borobudur có đến 432 tượng Phật với sáu lối thủ ấn khác nhau
Theo 24h
"Đưa hòn đá lạ vào Đền Hùng là phạm luật"
"Đưa hòn đá lạ vào đền Hùng là vi phạm pháp luật, chúng tôi đã có công văn đưa hòn đá này ra khỏi khu vực di tích" - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hoàng Tuấn Anh cho biết trong phiên chất vấn chiều 13/6, tại Quốc hội.
Tại phiên chất vấn chiều nay (13/6) tại Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Thanh Thảo (Đồng Tháp) hỏi Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về thông tin báo chí thời gian qua đưa tin hòn đá lạ được đưa vào Đền Hùng, trên hòn đá có vẽ đạo bùa. Đại biểu hỏi, nếu tin vào đạo bùa xấu hay tốt đó là mê tín dị đoan không?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, sau khi dư luận phản ánh về hòn đá lạ ở Đền Hùng, Phú Thọ, Bộ đã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra.
Theo ông Hoàng Tuấn Anh, đây là một hòn đá do Ban quản lý di tích Đền Hùng cho đặt. Đây là vi phạm pháp luật, Bộ đã có công văn đưa hòn đá này ra khỏi khu vực di tích.
Bộ trưởng cho biết thêm: "Về yếu tố tâm linh hay mê tín dị đoan trong việc này, chúng tôi xin thưa rằng, theo quy định, Đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt, về tu bổ, tôn tạo phải có ý kiến của Bộ".
Nếu việc này, địa phương báo cáo lên Bộ VH-TT&DL, sẽ có cả một hội đồng khoa học, có hội đồng di sản cho ý kiến... chắc chắn sẽ không có thiếu sót như trên.
Bộ trưởng cho rằng, đây là bài học kinh nghệm, nhất là giai đoạn đang xã hội hóa di tích.
Trước khi hòn đá được chuyển đi, nhiều người dân đến xem và rải cả tiền
Cũng tại phiên trả lời chất vấn, có đại biểu QH nhận xét, các lễ hội tràn lan với các kịch bản không nổi bật, phần lễ và phần hội biến tướng, quản lý nhà nước khi quá sâu, khi lại buông lỏng. Mỗi năm có 9.000 lễ hội, song nhiều lễ hội thấm đẫm màu sắc mê tín dị đoan, thương mại hóa.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thông tin, Bộ đang dự thảo đề án quy hoạch lại, giảm tần suất festival ngành nghề, những ngày văn hóa thể thao du lịch. Bộ cùng các tỉnh cần tăng cường kiểm tra di tích an ninh, an toàn, lễ hội lớn phải có phương án đảm bảo an ninh.
Vị đứng đầu ngành VH-TT&DL cũng thông tin, nhiều di tích, lễ hội đặt quá nhiều thùng, hòm công đức, tạo hình ảnh không đẹp. Bộ đề nghị mỗi di tích chỉ nên có 2 hoặc 3 thùng công đức. Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, yêu cầu các sở VHTT&DL vào cuộc.
Một hình ảnh không đẹp khác là thịt thú rừng bày bán tại các lễ hội. Ông Hoàng Tuấn Anh khẳng định trách nhiệm thuộc về quản lý thị trường, đề nghị phối hợp vào cuộc.
Theo 24h
Đá lạ Đền Hùng: Hình vẽ, ký tự giống lịch TQ Hòn đá lạ tại Đền Hùng gây xôn xao dư luận thời gian qua có hình vẽ, ký tự giống lịch Trung Quốc. Hòn đá lạ (phải) có hình vẽ giống lịch Trung Quốc. Ảnh: Đ.H Thời gian gần đây trên các báo điện tử và diễn đàn mạng đang bàn tán xôn xao về sự xuất hiện của 'hòn đá lạ' ở...