Khám phá vẻ đẹp đảo Cồn Cỏ – Viên ngọc xanh của Quảng Trị
Nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) không chỉ là đảo tiền tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn là một trong những hòn đảo đẹp hiếm có của miền trung.
Đảo Cồn Cỏ nằm cách cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, gần 30km, còn có tên gọi khác là Hòn Cỏ, Con Hổ, hay Hòn Mệ.
Để tới được Cồn Cỏ, du khách có thể xuất phát từ Cảng Cửa Việt (Gio Linh) theo các chuyến tàu khách. Tàu cao tốc đi thẳng ra đảo Cồn Cỏ với thời gian di chuyển khoảng 1,5 giờ. Từ cảng Cửa Việt, có các chuyến tàu của công ty Chín Nghĩa và tàu Greenline DP5 đi ra đảo Cồn Cỏ vào 8 giờ sáng các ngày thứ 3-5-7, tàu từ Cồn Cỏ vào đất liền chạy vào 8 giờ sáng ngày hôm sau.
Tới Cồn Cò, du khách sẽ được ngắm nhìn biển xanh ngắt vây bốn bề chung quanh. Bờ biển quanh đảo cũng được xây kè, để lộ ra những bãi đá bazan độc đáo, riêng có.
Đảo Cồn Cỏ sở hữu vẻ đẹp thanh bình và mộng mơ
Đảo Cồn Cỏ sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp, không khí trong lành, thiên nhiên hoang sơ. Toàn bộ đảo chỉ có khoảng gần 500 người nên nhịp sống rất bình dị, yên ắng.
Là đảo hình thành bởi hoạt động kiến tạo phun trào của núi lửa cách đây trên 4 vạn năm, Cồn Cỏ có giá trị về địa chất và sinh thái cảnh quan như một bảo tàng thiên nhiên với các thềm đá bazan độc đáo dọc bờ biển, các bãi tắm nhỏ hoang sơ được tạo thành từ vụn san hô, sò, điệp, cát… nước biển trong xanh, nhiệt độ nước biển ổn định.
Ngoài vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng, đảo Cồn Cỏ còn có bề dày lịch sử với rất nhiều di tích mang ý nghĩa to lớn với dân tộc. Nếu có dịp đến đây, bạn không nên bỏ lỡ một số điểm tham quan: Nhà truyền thống của huyện đảo Cồn Cỏ, cột cờ Tổ Quốc, ngọn hải đăng Cồn Cỏ, âu cảng Cồn Cỏ…
Cột cờ Cồn Cỏ là một trong những cột cờ lớn nhất trên các đảo ven biển Việt Nam. Cột cờ có tổng chiều cao 38,8 m, gồm phần đế và phần thân được ốp đá granite chất lượng cao, treo lá cờ Tổ quốc có kích thước 24m2.
Băng qua rừng Cồn Cỏ là đến ngọn hải đăng, đây là vị trí cao nhất trên đảo Cồn Cỏ. Từ đỉnh hải đăng du khách có thể phóng tầm mắt ra xa quan sát toàn bộ cảnh quan của hòn đảo và vùng biển trong xanh chung quanh hòn đảo này.
Trạm hải đăng Cồn Cỏ tọa lạc trên đồi 36 (huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị), chiều cao toàn bộ 78,2m tính đến mực nước số “0″ hải đồ. Trạm hải đăng Cồn Cỏ được xây dựng và đưa vào sử dụng cuối năm 2006 đầu năm 2007, trực thuộc Công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải Bắc Trung Bộ – Bộ Giao thông vận tải.
Video đang HOT
Mặc dù từng bị chiến tranh tàn phá nhưng đến nay, rừng nguyên sinh trên đảo Cồn Cỏ vẫn còn gần như nguyên vẹn và thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới quý hiếm với ba tầng cây cỏ, dây leo và thảm thực vật phong phú.
Đảo Cồn Cỏ hôm nay…
Du khách thảnh thơi dạo bước trên con đường ven biển đẹp mộng mơ của đảo ngọc…
Chiều chiều, bạn cũng có thể ra khu vực âu tầu của đảo để ngắm nhìn hoàng hôn tuyệt đẹp nơi đây.
Sau một ngày ra khơi, những con thuyền nhỏ trở về với đầy ắp cá tôm. Người trên đảo ví hoàng hôn nơi đây như một tuyệt tác.
Buổi tối, bạn sẽ dạo bước quanh những con đường khang trang, trong không khí trong lành và được ngắm nhìn cảnh Cồn Cỏ về đêm, vừa bình yên, tĩnh lặng nhưng cũng không kém phần lãng mạn…
Khám phá địa đạo Vịnh Mốc, kỳ tích 'không thể tin' dưới lòng đất
Trong số hàng chục nghìn mét địa đạo trải dài khắp Vĩnh Linh, Vịnh Mốc được coi là một huyền thoại bất tử, nơi đã chở che, nuôi nấng và ươm những hạt mầm hy vọng cho vùng lũy thép, lũy hoa.
Vịnh Mốc cũng chính là công trình tiêu biểu nhất cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của cha ông.
Nằm cách thị trấn Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) khoảng 6km, địa đạo Vịnh Mốc được coi là một huyền thoại bất tử, nơi đã chở che, nuôi nấng và ươm những hạt mầm hy vọng cho vùng lũy thép, lũy hoa.
Nằm trên địa phận thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, địa đạo đã được quân và dân huyện Vĩnh Linh xây dựng vào những năm 1965-1967 trên một quả đồi đất đỏ bazan nhìn ra biển. Toàn bộ khu vực xây dựng có diện tích khoảng 7ha.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng đất Vĩnh Linh chịu đựng một khối lượng bom, đạn khổng lồ. Giai đoạn 1965-1972, kẻ thù trút xuống nơi đây hơn nửa triệu tấn bom, đạn, tính bình quân, mỗi người dân Vĩnh Linh phải chịu đựng 7 tấn bom, đạn các loại. (Ảnh: Tư liệu)
Năm 1965, trước sự đánh phá tàn khốc của không quân, pháo binh Mỹ, làng Vịnh Mốc bị phá hủy hoàn toàn. Với ý chí "một tấc không đi, một ly không rời", quân và dân Vĩnh Linh đã âm thầm chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất.
Địa đạo Vịnh Mốc là sự kết hợp hệ thống địa đạo nhân dân thôn Vịnh Mốc, thôn Sơn Hạ và Địa đạo đồn Công an vũ trang 140 thông nhau thành hệ thống liên hoàn khép kín.
Đây là một trong 114 địa đạo lớn, nhỏ được đào trên toàn huyện Vĩnh Linh với tổng chiều dài gần 42km. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng thông nhau, tầng 1 có độ sâu cách mặt đất 12m, nơi đóng trụ sở chính quyền và đơn vị quân sự. Tầng 2 cách mặt đất 15m là nơi sinh sống của dân làng.
Dọc hai bên đường hầm được khoét sâu vào trong vách, tạo ra các ngách nhỏ (sâu 1,8m, rộng 0,8m) là nơi để cho hộ gia đình 3-4 người sinh hoạt hoặc được bố trí làm các phòng hộ sinh.
Một "căn hộ" được khoét sâu vào hàng lang tại địa đạo Vịnh Mốc. Đây cũng từng là nơi che chở cho nhiều hộ gia đình trong những năm mưa bom, bão đạn.
Ở tầng dưới cùng, quân và dân Vĩnh Linh cũng đào thành hầm tránh bom khoan. Nhờ chiếc hầm kiên cố này, trong suốt thời gian tồn tại trong lòng địa đạo, người dân Vịnh Mốc không một ai bị thương...
Ngoài ra, trong đường hầm còn có hội trường với sức chứa 50-60 người và một số công trình như: giếng nước, kho gạo, bếp Hoàng Cầm, trạm gác, trạm đặt máy điện thoại, phòng phẫu thuật, nhà hộ sinh, có hội trường dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim. Hiện tại, khu vực hội trường xưa kia đã được sử dụng để trưng bày các bức ảnh về quá trình sống, chiến đấu của nhân dân Vịnh Mốc dưới hầm sâu.
Một vài hình ảnh được trưng bày trong địa đạo hôm nay...
Bảng tin tại khu vực phòng hội họp của địa đạo.
Hệ thống cầu thang di chuyển giữa các tầng trong lòng địa đạo Vịnh Mốc.
Giếng thông hơi vừa có tác dụng lưu không không khí, vừa là đường vận chuyển đất đá ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, hệ thống cửa hầm thông lên mặt đất cũng được bố trí để giúp nhân dân có thể ra vào hằng ngày.
Toàn bộ địa đạo Vịnh Mốc có chiều dài đường hầm 1.701m, gồm 13 cửa ra vào (7 cửa mở ra phía biển, 6 cửa thông lên đồi).
Trong ảnh là cửa vào số 4 nhìn thẳng ra bờ biển. Từ đây, địa đạo sẽ chạy sâu vào trong lòng đất liền.
Bên cạnh hệ thống "làng trong lòng đất", địa đạo Vịnh Mốc còn được bố trí nhiều giao thông hào chung quanh để phục vụ chiến đấu và sản xuất.
Ngoài hệ thống đường hầm, giao thông hào, địa đạo cũng được bố trí thêm ụ pháo, kè chắn sóng...
Trong khuôn viên khu di tích cũng có nhà trưng bày. Đây là nơi giúp du khách hiểu hơn về quá trình hình thành cũng như cuộc sống của nhân dân trong "làng hầm" Vịnh Mốc.
Du khách thích thú khi tham quan địa đạo Vịnh Mốc.
Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014, nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Viên ngọc xanh giữa trời Tây Bắc Trong hành trình khám phá du lịch vùng Tây Bắc của Tổ quốc, hồ Thác Bà là một trong những điểm dừng chân không thể thiếu của mỗi du khách. Nơi đây được ví như một viên ngọc quý, một "Hạ Long trên núi" của vùng Tây Bắc. Là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, có diện tích...