Khám phá vẻ đẹp của các hang động Điện Biên
Là địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Điện Biên được thiên nhiên ban tặng nhiều hệ thống hang động hoang sơ, kỳ vĩ.
Những hang động này đã và đang tạo nên sự hấp dẫn thu hút nhiều du khách đến khám phá, tham quan, trải nghiệm.
Hang động Hắt Chuông
Hang động tọa lạc trên dãy núi đá vôi có tên là Pom Hắt Chuông (Theo giải thích của người dân địa phương: Cửa hang hướng ra một dòng suối lớn, ngay cửa hang có một thác nước rất đẹp, thác nước có hình vòng cung, trông giống chiếc Sa quay sợi (Hắt chuông) của dân tộc Thái nên hang được dân địa phương gọi là Hắt Chuông. Hiện nay thác nước đã ngập trong lòng hồ thủy điện Trung Thu).
Hang động có 04 cửa, 01 cửa chính quay về hướng Đông Nam, 03 cửa phụ quay về hướng Đông Bắc; hang có chiều dài khoảng 254m, chia làm 03 khoang lớn và 03 ngách nhỏ. Nằm ở độ cao gần 350m so với mực nước biển, cảnh hang động Hắt Chuông (bản Huổi Cang, xã Pa Ham, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) là nơi hội tụ nhiều tính chất đa dạng của thiên nhiên.
Để đến được hang động Hắt Chuông, du khách di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy theo 3 tuyến đường: Từ thành phố Điện Biên Phủ, theo quốc lộ 12, qua thị xã Mường Lay, ngược lên quốc lộ 6A khoảng 26km đến xã Pa Ham. Từ thành phố Điện Biên Phủ, xuôi theo quốc lộ 279 khoảng 80km qua thị trấn Tuần Giáo, ngược lên quốc lộ 6A khoảng 54km đến xã Pa Ham.
Khi đến xã Pa Ham, du khách sẽ đi xuồng ngược thượng nguồn sông Nậm Mức khoảng 5km sẽ đến địa phận bản Huổi Cang, sau đó đi bộ khoảng 300m là đến được hang động. Trước khi trải nghiệm Hang động bạn sẽ được chiêm ngưỡng bạt ngàn rừng tái sinh, khung cảnh thiên nhiên xung quanh hang động.
Hang động Hắt Chuông có một cửa chính (cao 1,5m, rộng gần 5m) quay về hướng Đông Nam, ba cửa phụ quay về hướng Đông Bắc, tổng chiều dài của hang động gần 260m, chia làm ba khoang với nhiều ngách nhỏ.
Đặc biệt, hang động Hắt Chuông nằm trên tuyến liên kết phát triển du lịch, kết nối với hệ thống các điểm di tích khác, với tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch trên sông Nậm Mức hùng vĩ và các bản văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc nằm trên quốc lộ 6 còn bảo tồn được những giá trị văn hóa phi vật thể mang đậm nét văn hóa dân tộc vùng Tây Bắc.
Hang động Chua Ta
Nằm trong quần thể núi đá vôi có thảm thực vật phong phú, khí hậu trong lành, hang động Chua Ta là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố, tính chất đa dạng của tự nhiên như địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, sinh thái, cảnh quan môi trường… Với vẻ đẹp kỳ vĩ, hang động Chua Ta được ví như là tuyệt tác nghệ thuật của tạo hóa, trở thành địa điểm du lịch, khám phá, trải nghiệm nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Điện Biên .
Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) khoảng 40km, hang động Chua Ta nằm ở bản Na Côm (xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên) được người dân phát hiện vào năm 2010. Hang động Chua Ta là 1 trong 4 điểm di tích trên địa bàn huyện Điện Biên thuộc hệ thống các điểm di tích trong toàn tỉnh Điện Biên.
Năm 2015, hang động Chua Ta được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Theo cộng đồng dân tộc Mông ở bản Na Côm, hang động có tên gọi “Chua Ta” bởi trước đây xung quanh hang động có rất nhiều ong khoái, tiếng bản địa của người Mông, “Chua” có nghĩa là núi, “Ta” có nghĩa là ong, “Chua Ta” là “Núi ong khoái.”. Ngoài ra, hang động còn có tên gọi khác là hang động Na Côm, gắn với tên bản làng Na Côm.
Video đang HOT
Hang động Chua Ta dài gần 600m, gồm hai khoang chính uốn cong theo hình chữ S, nơi rộng nhất trong lòng hang động từ 25-30m, chỗ cao nhất của vòm hang động khoảng 18 đến 20m.
Hang động Thẳm Khến
Nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, hang động Thẳm Khến, (bản Nà Xa, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) là nơi hội tụ nhiều đặc tính đa dạng độc đáo từ thiên nhiên về địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, sinh học, sinh thái và cảnh quan môi trường.
Cùng với nhiều cảnh đẹp thơ mộng và khung cảnh núi non hùng vĩ của xã Mường Đun, hang động Thẳm Khến là điểm du lịch trong hệ thống di tích, thắng cảnh thuộc huyện vùng cao Tủa Chùa – một “tiểu Hà Giang” có sức hút đối với du khách thập phương.
Hang động Thẳm Khến được người dân phát hiện trong quá trình đi nương. Theo tiếng của dân tộc Thái, “Thẳm” là hang động, “Khến” là tên một loại rau mọc nhiều trước cửa hang, “Thẳm Khến” là hang động có nhiều cây rau Khến.
Để đến hang động Thẳm Khến, du khách có thể đi ôtô, xe máy theo tuyến hai đường: Từ thành phố Điện Biên Phủ, du khách đi theo Quốc lộ 12 đến thị xã Mường Lay. Từ đây ngược lên Quốc lộ 6 khoảng 70km đến ngã ba Huổi Loóng thì rẽ phải, tiếp tục đi đến ngã ba Mường Báng lại rẽ phải đi đến trung tâm xã Mường Đun. Từ đây du khách đi vào bản Nà Xa và theo đường mòn để đến được hang động.
Hang động Thẳm Khến du khách sẽ bắt gặp các phiến đá, măng đá, cột đá đường kính từ 1-2m, cao khoảng 4-5m cùng vô số hình thù các con vật như voi, rồng, phượng, rùa, các loại chim… đang ẩn mình trong thảm thực vật mà thạch nhũ đã tạo nên.
Hang động Thẳm Khến chứa đựng nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, du lịch, thẩm mỹ… Vì vậy, hang động có thể trở thành địa điểm phục vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử, địa lý, địa chất, địa mạo, môi trường sinh học, sự đa dạng của hệ sinh thái.
Đặc biệt, cùng với hệ thống Di tích kiến trúc nghệ thuật thành Vàng Lồng, danh lam thắng cảnh hang động Xá Nhè, hang động Pê Răng Ky, hang động Khó Chua La, cảnh quan bãi đá tai mèo…hang động Thẳm Khến sẽ tạo nên điểm nhấn quan trọng trong chuỗi liên kết các tour du lịch, góp phần phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương.
Hang động Thẳm Khến được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 3086/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2020.
Hang động Pa Thơm
Nằm ở phía Tây huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ hơn 30 km, danh thắng hang động Pa Thơm (còn có tên khác là Thẩm Nang Lai, động Tiên Hoa) thuộc địa bàn 2 xã Na Ư và Pa Thơm. Hang động Pa Thơm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận danh thắng cấp quốc gia năm 2009.
Đây là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trong hệ thống hang động trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Động Pa Thơm nằm trên độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển, bao bọc giữa một khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật và sự đa dạng sinh học độc đáo. Ngoài ra, gốc tích danh thắng này còn gắn liền với một huyền thoại về tình yêu đôi lứa lúc khai thiên lập địa, trời đất buổi hồng hoang nên có sức hút kỳ lạ đối với du khách trong và ngoài tỉnh.
Một điểm nhấn khá lý thú nằm trong cung đường du lịch hang động Pa Thơm mà du khách khó có thể bỏ qua, đó là việc tham quan, trải nghiệm văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng dân tộc trong các dịp lễ, hội và trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng dân tộc người Khơ-mú, Cống, Lào sinh sống ở 6 bản trên địa bàn xã Pa Thơm.
Hang Khó Chua La
Hang động Khó Chua La được hình thành từ những kiến tạo địa chất trong hàng triệu năm, tạo nên một hang động ăn sâu trong núi đá với vẻ đẹp kỳ bí, nguyên sơ với những khối nhũ đá lộng lẫy và hình thù kỳ lạ độc đáo. Hang động cao khoảng 1.000m so với mực nước biển, ăn sâu vào núi hơn 800m, nơi rộng nhất 15 – 18m, vòm cao nhất 18 – 25m. Theo tiếngđịa phương của đồng bào dân tộc Mông thì Khó có nghĩa là là hang động, Chua có nghĩa là núi đá hoặc mỏm đá, La có nghĩa là khỉ, dịch sang tiếng phổ thông Khó Chua La có nghĩa là hang động khỉ. Có lẽ ngày xưa trước khi người Mông phát hiện ra hang động thì loài khỉ đã là những cư dân đầu tiên của nơi này.
Hang Khó Chua La thuộc bản Pàng Dề A1 xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Cửa hang nằm cheo leo giữa vách núi, hai bên là vách đá nhấp nhô mà người dân tận dụng để trồng ngô, những chiếc lá ngô xanh rì đung đưa trong gió như vẫy gọi du khách mau đến với Khó Chua La. Bước vào trong hang động, du khách ngay lập tức cảm nhận được không khí mát mẻ hơn hẳn so với bên ngoài. Suốt chiều dài hang động có lối đi vững chắc, hang cũng được lắp đặt hệ thống chiếu sáng để du khách có thể dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của hang.
Nhóm người giẫm đạp lên thạch nhũ trong hang động: Chuyên gia nói gì?
Theo chuyên gia hang động Howard Limbert, tất cả măng đá, thạch nhũ trong hang động đều rất mỏng manh, việc chạm tay, đứng ngồi phía trên đều có thể gây ảnh hưởng đến nó.
Thông tin về hang động mới được phát hiện tại Quảng Bình có vẻ đẹp huyền ảo nhận được sự quan tâm của dư luận. Hang động mới này được đặt tên là Sơn Nữ, thuộc địa phận bản Đìu Đo, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.
Tuy nhiên khi nhiều hình ảnh, video về hang Sơn Nữ được đăng tải trên mạng xã hội, nhóm khảo sát, khám phá hang động đã bị phản ứng bởi hành động được cho là gây ảnh hưởng đến hệ thống thạch nhũ trong hang.
Cụ thể một số người đã trèo lên thảm thạch nhũ, khối măng đá, đứng ngồi khác nhau để chụp ảnh.
Nhóm người đi lại, tạo dáng chụp ảnh trên khối thạch nhũ trong hang Sơn Nữ (Ảnh: Trường Tuấn).
Là người có hơn 30 năm gắn bó với công tác khám phá, nghiên cứu hang động tại Quảng Bình, ông Howard Limbert, Trưởng Đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh cho hay, thạch nhũ, măng đá trong hang động đều rất mỏng manh.
Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động là một kiệt tác được tạo thành từ đá và nước. Thời gian hình thành phải trải qua hàng trăm triệu năm.
Sự phát triển của thạch nhũ được cho là cứ 10.000 năm mới tăng 1cm. Ở Việt Nam, quá trình này có thể nhanh hơn một chút do điều kiện khí hậu nhiệt đới, mặc dù vậy, thạch nhũ, măng đá phải mất một thời gian rất dài để tạo ra.
Theo ông Howard Limbert, việc đứng lên thạch nhũ, măng đá có thể gây hư hại. Thậm chí khi chạm tay vào, mồ hôi trên tay cũng có thể gây ảnh hưởng đến thạch nhũ.
Ông Howard Limbert (bên phải) đã có hơn 30 năm gắn bó với hoạt động khám phá hang động tại Quảng Bình (Ảnh" Oxalis).
"Quá trình hình thành thạch nhũ trải qua hàng triệu năm, một hành động không phù hợp có thể hủy đi tạo tác của thiên nhiên. Để giữ vẻ đẹp của hang động thì chúng phải được kiểm soát chặt chẽ. Các hang động đang phục vụ du lịch tại Quảng Bình, đơn vị khai thác không cho phép bất cứ ai chạm vào thạch nhũ hay đứng trên măng đá", ông Howard Limbert nhấn mạnh.
Chuyên gia hang động Hoàng gia Anh đánh giá, ở Quảng Bình, cả động Phong Nha và động Thiên Đường đều đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua nhờ việc kiểm soát lối đi nghiêm ngặt và lắp đặt hệ thống đèn LED phù hợp.
"Việc phát hiện hang động mới là điều rất tuyệt vời, chúng ta cần phải khảo sát chính xác, kiểm tra các yếu tố trong hang động để xem liệu có khả năng khai thác du lịch hay không. Cùng với đó là kịp thời có biện pháp để bảo vệ hệ thống thạch nhũ", ông Howard Limbert chia sẻ thêm.
Howard Limbert là người đã có hơn 30 năm gắn bó với Quảng Bình, ông cùng những người cộng sự thuộc Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đã khám phá, nghiên cứu hơn 300 hang động lớn nhỏ, đóng góp vào công tác bảo vệ hang động cũng như sự phát triển của ngành Du lịch Quảng Bình.
Theo ông Howard Limbert, đứng, ngồi lên thạch nhũ, măng đá có thể gây thiệt hại. Thậm chí khi chạm tay vào, mồ hôi trên tay cũng có thể gây ảnh hưởng đến thạch nhũ (Ảnh: Trường Tuấn).
Ông Hoàng Trọng Đức, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, cho hay hang Sơn Nữ được người dân địa phương phát hiện từ trước, tuy nhiên họ chưa tiến sâu vào trong.
Mới đây, UBND xã Trường Sơn đã tiến hành khảo sát, để có báo cáo lên cấp trên. Trong đoàn khảo sát, ngoài cán bộ xã Trường Sơn còn có sự tham gia của một số người dân tại địa phương.
Ông Đức thừa nhận, vì còn thiếu kinh nghiệm, lần đầu khảo sát trong hang Sơn Nữ nên mới để xảy ra sự việc một số người đi lại, ngồi lên các khối thạch nhũ để chụp ảnh.
Sau chuyến đi, phía UBND xã Trường Sơn đã rút kinh nghiệm và có văn bản nghiêm cấm người dân đi vào trong hang Sơn Nữ, tránh việc có thể gây ảnh hưởng đến hang động này.
Hang Sơn Nữ dài hơn 1,5km, nơi cao nhất của hang khoảng 30m, có nhiều khối thạch nhũ rất đẹp. Trong đó có dạng nhũ dòng chảy, nhũ viền có hình thái đẹp, lạ, lóng lánh.
Để đến được hang Sơn Nữ cần phải đi bộ gần 2 giờ đồng hồ. Hang động mới này có 2 cửa trước và sau. Trong hang còn có dòng suối ngầm chảy ra cửa sau, vào suối Khe Mây với khu rừng nguyên sinh hùng vĩ. Mùa hè nước không lớn, có thể chèo thuyền cao su từ đầu đến cuối hang hết hơn 1 giờ đồng hồ.
Hành trình khám phá hang động Chà Lòi, vượt thác mạo hiểm ở tây Trường Sơn Đến với các tour du lịch tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, khám phá hang động, sông ngầm, thử thách vượt thác Dương Cầm với độ cao 100m. Hang Chà Lòi là một hệ thống hang động nằm ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tour du lịch...