Khám phá vẻ đẹp cầu Tràng Tiền: biểu tượng đầy tự hào của xứ Huế
Cầu Tràng Tiền soi bóng xuống dòng sông Hương thơ mộng luôn được nhắc đến như một biểu tượng đẹp của Huế.
Chính vẻ đẹp này trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa nơi đây.
1. Đôi nét về lịch sử cầu Tràng Tiền
Cầu Tràng Tiền hay còn được gọi là cầu Trường Tiền. Đến nay cầu đã tồn tại hơn 100 năm, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm cùng Huế. Đây là cây cầu đầu tiên được xây dựng tại Đông Dương vào những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
Cầu Tràng Tiền được xây dựng khi nào?
Năm 1897, tức năm Thành Thái thứ 9, nhà cầm quyền Pháp Levécque đã quyết định cho khởi công xây dựng cầu Tràng Tiền. Người chịu trách nhiệm thiết kế cho cây cầu lúc đó là Gustave Eiffel – người đã tạo nên kỳ quan tháp Eiffel ở Paris (Pháp).
Kỹ thuật xây cầu và vật liệu được sử dụng hồi đó hoàn toàn đến từ phương Tây. Cầu được xây dựng hoàn thành vào 2 năm sau, tức năm 1899, cũng là năm Thành Thái thứ 11. Chính vì vậy, cầu được gọi với tên chính thức là cầu Thành Thái. Chi phí xây cầu thời điểm đó lên tới 400 triệu đồng Đông Dương, một khoản tiền không hề nhỏ.
Những lần cây cầu được tu sửa
Năm 1904, sau khi đưa vào sử dụng được 5 năm thì cầu bị xô đổ bởi một trận bão. Cho đến năm 1906 cầu mới được trùng tu lại hoàn thiện. Vào năm 1907, khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày ra đảo Réunion thì cầu Thành Thái lúc ấy được đổi tên thành cầu Clémenceau.
Năm 1937, dưới thời trị vì của nhà vua Bảo Đại, cầu Clémenceau được tu sửa lại chắc chắn và rộng rãi hơn. Lúc này cầu đã có thêm lối đi cho người đi bộ, đi xe đạp. Đồng thời phần ban công ở chính giữa cầu được làm phình ra trở thành nơi tránh phương tiện qua lại và ngắm cảnh cho người dân. Đến năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đổi lại tên gọi của cầu thành cầu Nguyễn Hoàng.
Năm 1946 trong cuộc chiến tranh Việt – Pháp, cầu bị Việt Minh đặt mìn làm sập. Đến năm 1953, cây cầu được sửa chữa hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu thân 1968, cầu tiếp tục bị phá hủy, hư hại và mãi đến năm 1991 mới được tiến hành trùng tu lại, năm 1995 thì hoàn thành.
Năm 2002, cầu Tràng Tiền được lắp đặt thêm hệ thống đèn LED chiếu sáng đổi màu hiện đại, tạo nên khung cảnh lung linh mỗi khi thành phố lên đèn.
Nguồn gốc tên gọi của cầu Tràng Tiền
Từ khi đất nước thống nhất, cầu được đổi sang tên Tràng Tiền, cho đến năm 2004 thì chính thức đổi lại thành Trường Tiền. Cái tên này xuất phát từ việc trong quá khứ phía đối diện tả ngạn của cầu là nơi xưởng đúc tiền của triều Nguyễn hoạt động.
2. Nên đi cầu Tràng Tiền vào thời gian nào?
Để có chuyến du lịch Huế hoàn hảo nhất thì bạn cần tìm hiểu trước về thời tiết. Khí hậu của Huế phân hóa thành 2 mùa là mùa khô (tháng 3 đến tháng 8) và mùa mưa (tháng 10 đến tháng 2).
Trong mùa khô, đặc biệt là các tháng mùa hè thì tiết trời ở Huế khá nóng bức, mức nhiệt có khi lên tới 40 độ. Còn vào tầm tháng 10 thì mưa nhiều, bão lớn và trời khá lạnh. Do vậy, thời điểm đẹp nhất để bạn đi Huế là tầm tháng 1 đến tháng 3, tiết trời giao mùa mát mẻ, dễ chịu. Lúc này, bạn có thể tận hưởng chuyến đi và chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của sông Hương cũng như xứ Huế mộng mơ.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn đi Huế trong mùa hè thì hãy lựa thời gian hoa phượng nở. Cảnh sắc quanh cầu Tràng Tiền lúc này trở nên vô cùng rực rỡ vì phượng vĩ thi nhau nở nhuộm đỏ cả góc trời.
Video đang HOT
3. Kiến trúc của cầu Trường Tiền
Cầu Tràng Tiền có kiến trúc đặc trưng theo phong cách Gothic lừng danh của châu Âu. Tổng chiều dài của cầu là 402,60 mét, chiều cao 5,45 mét, chiều rộng 6 mét. Xứ Huế có câu ca nổi tiếng “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”. Thực tế, kết cấu của cầu gồm 6 nhịp và 12 vài, ghép với nhau thành 6 cặp. 6 nhịp cầu bằng dầm thép, mang hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.
Khi mới xây dựng, cầu không có lối đi cho người đi bộ. Mặt cầu chỉ được lát bằng ván gỗ lim. Cho tới năm 1906, khi sửa chữa lại cầu do ảnh hưởng của cơn bão năm 1904, mặt nền cầu đã được đổ bê tông để chắc chắn hơn.
Trong 5 năm từ 1991 – 1995, khi cầu được tiến hành trùng tu lại sau chiến tranh thì có nhiều thay đổi đáng kể, trở thành cây cầu như ngày nay. Lúc đó do cần ghép thêm ống nẹp vào 2 bên lan can cầu nên phần ban công hai bên bị bỏ đi. Lối đi dành cho phương tiện cũng thu hẹp lại so với trước. Màu sơn nguyên bản của cầu là ghi xám, cũng được đổi sang sơn màu nhũ bạc kể từ đó.
4. Vẻ đẹp của cầu Tràng Tiền
Cầu Tràng Tiền mang một vẻ đẹp trữ tình
Hình ảnh cầu Tràng Tiền trầm mặc soi bóng dòng sông Hương lững lờ, thơ mộng từ lâu đã biểu trưng cho vẻ đẹp của non nước trữ tình xứ Huế. Bất cứ du khách nào cũng không khỏi ấn tượng và đắm say bởi được chiêm ngưỡng cái đẹp bình dị, mềm mại khi ghé thăm cây cầu này.
Cầu Tràng Tiền “đẹp lạ” trong mùa hoa phượng nở
Mùa hè đến cũng là lúc hàng cây phượng vĩ bung hoa nở đỏ rực bên bờ sông Hương. Cảnh sắc này như thể đang tô vào một màu đỏ chói lọi cho cầu Tràng Tiền thêm rực rỡ. Đứng bên bờ sông check-in một tấm hình cùng hoa phượng và cây cầu lịch sử thật mộng mơ và lãng mạn biết mấy.
Cầu Tràng Tiền đẹp lung linh khi đêm về
Đến cầu Tràng Tiền khi từng con phố ở Huế đã lên đèn bạn sẽ phải trầm trồ trước bữa tiệc ánh sáng lộng lẫy. Đặc biệt, những dải màu xanh, vàng, cam, đỏ,… trên cầu sẽ tạo nên một không gian thật huyền ảo.
Cầu Tràng Tiền đẹp huyền ảo khi hoàng hôn buông
Nếu đến cầu Tràng Tiền vào đúng lúc hoàng hôn ban chiều bạn sẽ ngẩn ngơ trước khung cảnh vừa kỳ ảo, vừa mộng mơ. Cây cầu đứng trầm mặc giữa không gian bao la, nhuốm màu hoàng hôn. Đây là khung cảnh khiến du khách say đắm và mê mẩn muôn phần.
5. Những trải nghiệm hấp dẫn khi tham quan cầu Tràng Tiền
Đi dạo trên cầu
Nếu đến Huế vào những ngày đẹp trời thì đừng quên thả bước thong dong bên phần đường dành cho người đi bộ trên cầu Tràng Tiền. Trong lúc tản bộ ngắm cảnh bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt nhịp sống bình lặng, mộc mạc của vùng đất Cố đô xưa.
Ngắm dòng sông Hương thơ mộng
Tầm view đẹp nhất để ngắm dòng sông Hương thì không đâu ngoài cầu Tràng Tiền. Đừng từ trên cầu bạn sẽ hòa vào không gian bao la của sông nước, mây trời, tận hưởng những phút giây thư thái lạ lùng. Khi nhìn xuống, bạn sẽ thấy dòng nước lững lờ trôi, điểm xuyết vài con đò hay chiếc thuyền Rồng. Tất cả khiến du khách cảm giác như thời gian ngừng trôi ngay khoảnh khắc ấy.
“Sống ảo” thả ga với background cực “xịn sò”
Nét đẹp cổ kính và mang vẻ bình yên đến lạ của cầu Tràng Tiền được du khách đặc biệt ưa thích và lựa chọn làm background trong những tấm hình kỷ niệm tại Huế. Đảm bảo khi ghé địa danh này, bạn sẽ chụp được cả tá những bức hình mộng mơ hết cỡ luôn đấy!
Dạo phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dưới chân cầu
Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu là điểm đến thu hút đông đảo du khách khi đến với xứ Huế. Con phố này nằm ngay chân cầu Tràng Tiền và khoác lên mình một dáng vẻ ồn ã, nhộn nhịp mỗi khi màn đêm buông. Ở đây, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản Huế. Du khách cũng có thể mua những món đồ lưu niệm và tham gia nhiều hoạt động lý thú khác.
Về thăm Điện Hòn Chén lắng nghe những giai thoại kì bí
Du lịch Huế có rất nhiều địa điểm tôn giáo tâm linh với quần thể kiến trúc độc đáo.
Một trong số đó là Điện Hòn Chén nổi tiếng linh thiêng. Mỗi năm có hàng nghìn du khách ghé qua để thăm quan và cầu bình an, tiền tài, sức khỏe.
1. Một vài nét độc đáo về Điện Hòn Chén
Địa chỉ: làng Hải Cát, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điện Hòn Chén thuộc quần thể di tích cố đô Huế. Đây là địa danh nổi tiếng để khám phá văn hóa, tâm linh và cầu bình an, tiền tài được khách du lịch rất tin tưởng. Điện Hòn Chén cũng là nơi được xem là di tích có nhiều giai thoại bí ẩn nhất xứ Huế.
Thêm một điều đặc biệt khi nhắc đến Điện Hòn Chén là các nghi thức lễ hội. Đây là thể hiện tín ngưỡng đời sống tâm linh, thờ cúng của người dân địa phương. Chốn linh thiêng này là nơi duy nhất có sự kết hợp của tín ngưỡng dân gian và nghi thức cung đình, giữa văn hóa tâm linh và lễ hội.
Kiến trúc độc đáo ở điện Hòn Chén cũng vô cùng hấp dẫn cho du khách và giới nghiên cứu lịch sử. Toàn bộ kiến trúc là nghệ thuật trang trí mỹ thuật bậc nhất vào cuối thế kỉ XIX.
2. Hướng dẫn đường đi
Khu di tích Điện Hòn Chén cách trung tâm thành phố khoảng 8km về hướng Tây Nam. Nhìn từ xa bạn có thể thấy ngôi đền nằm lấp ló giữa rừng núi ở đỉnh Ngọc Trản, in bóng xuống dòng sông Hương hiền hòa.
Xuất phát từ trung tâm thành phố Huế, bạn hãy di chuyển theo hướng đường Bùi Thị Xuân, rẽ sang đường Huyền Trân Công Chúa. Sau đó, bạn đi đến bến Than rồi tiếp tục đi đò ở Sông Hương để đến chân núi, sau đó tiếp tục tản bộ đến điện Hòn Chén.
3. Lịch sử độc đáo của Điện
Điện Hòn Chén được xây dựng từ thời vua Gia Long, chủ yếu thờ Đạo giáo. Dưới thời vua Nguyễn, Điện Hòn Chén được gọi là Ngọc Trản Sơn Từ (điện thờ tại núi Ngọc Trản). Đến năm 1832, điện từng được tu sửa, sau đó được đổi tên là Huệ Nam với ý nghĩa là "mang lại ân huệ cho người nước Nam" dưới thời Đồng Khánh. Ngày nay, trong điện vẫn còn lưu giữ khoảng 664 đồ tế thuộc 284 chủng loại có giá trị lịch sử quý giá dưới thời kì này.
Điện Hòn Chén có tổng cộng 10 công trình kiến trúc được xây dựng trên núi Ngọc Trản. Trong đó lớn nhất là điện Minh Kính Đài. Trước kia, đây là nơi thờ nữ thần Po Nagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm. Nữ thần được mệnh danh là người có công lao xuống dạy con người tạo nên lúa gạo, trồng các loại cây gỗ trầm quý. Vì thế trong điện có rất nhiều đồ thờ được làm từ gỗ hương mộc và kỳ nam là sự tượng trưng cho nữ thần hiển linh. Bạn có thể khám phá được nét tín ngưỡng độc đáo pha trộn của văn hóa dân tộc Chăm với bản sắc tinh thần của người Việt.
4. Kiến trúc của Điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén chia làm 10 công trình kiến trúc khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là Minh Kính Đài. Khu vực này nằm ngay chính giữa, bên trái có dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, am và ông Hổ. Bên phải có chùa Thánh, trinh cát viện, nhà quan cư. Minh Kính Đài là nơi diễn ra các hoạt động tế lễ, hành hương nhiều nhất được tổ chức vào khoảng tháng 3 và tháng 7 âm lịch.
Minh Kính Đài được chia làm 3 cung theo thứ tự từ cao đến thấp gồm có Đệ Nhất cung, đệ nhị cung và đệ tam cung. Trong đó lần lượt là khu thờ, khu để đồ cúng bái và khu để dâng hương. Kiến trúc của Minh Kính Đài cũng rất đặc biệt với nghệ thuật khảm sành sứ đỉnh cao, trong đó đặc trưng là biểu tượng con phụng hội tụ về.
5. Những giai thoại gắn liền với điện Hòn Chén
5.1. Câu chuyện giai thoại về nữ thần Ponagar
Trước kia đây là nơi thờ tự nữ thần Ponagar của người Chăm. Tương truyền, nữ thần là con của Ngọc Hoàng được phái xuống để tạo ra đất mẹ, dạy con người trồng cây cối, hoa màu. Người ta cho rằng nữ thần này tương đồng với nữ thần của người Việt về mặt tâm linh. Người dân tiếp nhận sau xưng danh thờ cúng bà Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Về sau, Liễu Hạnh Công Chúa được đưa vào thờ tự ở điện. Sau đó là Quan Công, thờ Phật và các vị thần linh khác. Ngày nay, nơi đây được coi là di tích tâm linh của người Chăm, được người Việt tiếp thu và phát huy tín ngưỡng tạo thành nơi thờ Thánh mẫu.
5.2. Câu chuyện gắn liền với vua Thiệu Trị
Người xưa tương truyền vua Thiệu Trị xây dựng làng ở gần điện Hòn Chén. Khi vua và các phi cung du ngoạn trên dòng sông Hương để đến thăm làng, một hoàng phi đã làm rơi chiếc ống nhỏ bằng vàng ở vực nước sâu. Tiếc của nên bà đã khuyên vua khấn Thiên A Na Thánh Mẫu xin cho tìm lại đồ vật. Ban đầu vua có vẻ mỉa mai không tin nhưng vẫn làm theo, bất ngờ chiếc ống nổi lên mặt nước.
Thấy linh thiêng, nhà vua liền ra lệnh sửa sang lại điện Hòn Chén nhưng chưa kịp hoàn thành di nguyện thì đã băng hà.
5.3. Câu chuyện chiếc chén ngọc của vua Minh Mạng
Đây là giai thoại huyền bí nhất làm nên Điện Hòn Chén. Chuyện kể rằng một lần đi trên dòng sông Hương, vua Minh Mạng đã làm rơi chiếc chén ngọc xuống lòng sông. Nhà vua đang không biết phải làm sao thì đột nhiên thấy con rùa ngậm chén ngọc lên trả lại vua.
6. Kinh nghiệm đi lễ hội điện Hòn Chén
Lễ hội Điện Hòn Chén thường diễn ra vào thời điểm tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Đây là thời gian lượng khách kéo về rất đông.
Lễ hội được chia làm 2 phần chính là lễ nghinh thần (rước các vị thần về đền) và lễ chánh tế. Lễ nghinh thần được tổ chức long trọng trên dòng sông Hương. Cụ thể nghi lễ rước nữ thần Thiên Y A Na từ Điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát trên những con thuyền rồng kết đôi. Xung quanh thuyền trang trí cờ hoa đủ màu. Dẫn đầu là chiếc thuyền có long kiệu đặt hòm sắc (vật phẩm vua ban cho Thánh Mẫu) và được nghinh bởi các trinh nữ quần áo, cờ hoa sặc sỡ. Trên đường tế rước sẽ được nghe tiếng hát ngân nga của các cô đồng, phường bát, hát văn.
Lễ chánh tế diễn ra sau khi đã đón rước các vị thần và thánh mẫu về điện. Nghi lễ này được tổ chức với nhiều hoạt động như: nghinh Thánh Mẫu, tế làng Hải Cát, phóng sanh, thả đèn hoa đăng.... Tất cả các lễ nghi truyền thống đều mang đậm nét văn hóa dân gian bản địa được du khách rất yêu thích hưởng ứng.
Điện Hòn Chén Huế không chỉ là nơi có kiến trúc độc đáo mà còn là chốn linh thiêng cầu được ước thấy của rất nhiều người mê tín ngưỡng. Đến đây bạn sẽ được lắng nghe những giai thoại cổ, khám phá những nét độc đáo trong văn hóa, tôn giáo, con người cố đô. Chúc bạn có thêm nhiều kỉ niệm với mảnh đất hồn hậu này nhé!
Khám phá sông Hương: Biểu tượng mang vẻ đẹp dịu dàng của xứ Huế Sông Hương với vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình của mình từ xưa đến này đã xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật tiếng. Con sông chính là niềm tự hào và hãnh diện của người dân Cố Đô. Vẻ đẹp của nó thực sự đã khiến cho biết bao tâm hồn người lữ khách phải xao xuyến và...