Khám phá uy lực của ‘pháo đài bọc thép’ đường sắt Nga
Mặc dù được ra đời từ thế kỉ trước nhưng những đòa tàu bọc thép vẫn được quân đội Nga sử dụng hiệu quả trong vùng chiến sự.
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video cho thấy hoạt động của đoàn tàu bọc thép có tên là Baikal trên vùng chiến sự. Người Nga gọi nó là “pháo đài bọc thép”. Con tàu được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau như máy bay không người lái, hệ thống tên lửa phòng không và các phương tiện cơ động trong các toa chở hàng.
Hình ảnh một đoàn tàu bọc thép của Nga.
Baikal có nhiệm vụ gì?
Video cho thấy các nhiệm vụ khác nhau mà đoàn tàu Baikal phải thực hiện khi di chuyển trên đường ray. Theo các nguồn tin, có khoảng hai đến ba hệ thống tên lửa phòng không được đặt trong các toa xe. Chức năng của nó là theo dõi những gì đang hoạt động trên bầu trời.
Người lính điều khiển súng phòng không cho biết họ đã gặp một vài khó khăn khi hoạt động trên tàu, bao gồm cả việc bị động đối phó với hỏa lực pháo binh của đối phương.
Lính Nga hoạt động trên đoàn tàu cũng sử dụng các loại máy bay không người lái. Tuy nhiên, không biết liệu họ có máy bay không người lái kamikaze trong các toa xe hay không, nhưng lực lượng này được trang bị máy bay cánh quạt mini để làm nhiệm vụ trinh sát.
Đoạn video cho thấy đoàn tàu dừng lại và chiếc máy bay không người lái được khởi động. Những binh sĩ điều khiển các thiết bị bay không người lái như vậy để thực hiện trinh sát định kỳ quanh khu vực đoàn tàu đang di chuyển.
Ngoài ra, một đội công binh cũng tiến hành rà phá bom mìn trên đường ray ở những khu vực nghi ngờ. Đoạn video cho thấy toàn bộ đoàn tàu Baikal dừng lại và sau đó các đội xử lý bom mìn tìm kiếm, phát hiện một thiết bị nổ gần đường sắt. Thay vì mạo hiểm vô hiệu hóa thiết bị nổ trên họ quyết định sẽ kích nổ có kiểm soát thiết thứ rắc rối này.
Binh sĩ Nga sử dụng UAV.
” Đoàn tàu đặc biệt được trang bị các phương tiện cần thiết để chống lại các nhóm phá hoại và trinh sát của đối phương, đồng thời súng phòng không được bố trí để tiêu diệt các phương tiện bay không người lái“, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Về Baikal
Video đang HOT
Đoàn tàu Baikal đã tham gia vào cuộc xung đột ngay từ thời gian đầu. Các phương tiện truyền thông phương Tây đã từng đưa tin vào đầu tháng 3/2022 về sự xuất hiện của đoàn tàu tại các khu vực chiến sự. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 9/3/2022, cách thành phố Melitopol của Ukraine 25 km về phía bắc.
Theo nhiều thông tin thu thập được, đoàn tàu có hai đầu máy diesel và tám toa tàu. Hai chiếc xe bọc thép được bố trí bên cạnh đầu máy xe lửa. Các toa nằm sau hai toa đầu máy được trang bị hai khẩu pháo tự động 23 mm ZU-23 hai nòng.
Một tổ công binh dò phá thiết bị nổ trên đường ray.
Tàu còn có toa hành khách và chỉ huy, chúng đều được bọc thép. Tuy nhiên, phần trung tâm của đoàn tàu đã bị che giấu, không có thông tin về những gì được bố trí ở khu vực đó.
Một số chuyên gia cho rằng, có thể các hệ thống tên lửa tầm xa hoặc hệ thống phòng không được giấu ở đó. Nga cũng có một loại đoàn tàu đặc biệt được điều chỉnh để vận chuyển và phóng tên lửa đạn đạo.
Việc sử dụng Baikal còn có một mục đích khác đó là bảo vệ tuyến đường cung cấp các nguồn lực cho quân đội Nga đang hoạt động ở tiền tuyến. Điều này cho thấy mối lo ngại và ám chỉ rằng Ukraine vẫn có thể tấn công các nguồn cung cấp này, thông qua việc sử dụng các nhóm phá hoại.
Baikal không phải là đoàn tàu bọc thép quân sự duy nhất. Vào cuối năm 2022, pháo đài bọc thép có tên là Amur cũng được phát hiện đang tiến hành kiểm tra trên những con đường nguy hiểm và vận chuyển hàng hóa đến vùng chiến sự ở Ukraine. Rõ ràng, thời của những đoàn tàu này chưa kết thúc khi chúng vẫn được tin cậy sử dụng trong cuộc xung đột ở thế kỉ 21.
Nóng trong tuần: Tài liệu mật rò rỉ gây chấn động; biến thể XBB.1.16 thống trị các ca COVID-19 ở châu Á
Tài liệu mật bị rò rỉ gây chấn động không chỉ với nước Mỹ, Triều Tiên lần đầu thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn, biến thể phụ của Omicron bùng phát trở lại châu Á, Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Anh và Bắc Ireland là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.
Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ tại Washington, D.C. Ảnh: AFP/TTXVN
Tài liệu mật bị rò rỉ gây chấn động nước Mỹ
Ngày 7/4, hàng chục bức ảnh về các tài liệu đóng dấu mật của Mỹ đã phát tán rộng rãi trên các nền tảng xã hội - như Twitter, Telegram, Discord và nhiều trang mạng khác.
Theo tờ The Washington Post, các tài liệu trên được phát hành trong khoảng thời gian từ ngày 23/2 đến ngày 1/3, chứa rất nhiều thông tin về kế hoạch của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Ukraine - bao gồm các mốc thời gian đào tạo và cung cấp vũ khí, dữ liệu về chi phí đạn dược, cơ cấu của các đơn vị chiến đấu Ukraine, ước tính tổn thất của Nga và Ukraine. Đồng thời, các tài liệu dường như cũng có thông tin tình báo về các vấn đề nội bộ ở nhiều quốc gia, trong đó có các đồng minh của Mỹ là Israel, Hàn Quốc và Anh.
Hiện nhiều tài liệu đã không còn tồn tại trên các trang mạng như trước đó và giới quan sát cho rằng Chính phủ Mỹ đang nỗ lực để gỡ bỏ những thông tin này.
Ông Chris Meagher, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 10/4 khẳng định vụ rò rỉ các tài liệu quân sự mật của Mỹ gây ra nguy cơ "rất nghiêm trọng" đối với an ninh quốc gia.
Trong diễn biến mới nhất, tối ngày 13/4, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Jack Douglas Teixeira, thành viên lực lượng Vệ binh không quân, tại nhà riêng tại North Dighton, bang Massachusetts, với cáo buộc liên quan tới vụ rò rỉ tài liệu mật qua mạng Internet vài tháng qua.
Nghi can Teixeira bị các đặc vụ FBI dẫn giải. Ảnh cắt từ clip của Reuters.
Hôm sau, Teixeira bị truy tố theo Đạo luật Gián điệp, với cáo buộc lấy và sao chép thông tin quốc phòng, cố ý lan truyền thông tin "có thể được sử dụng để gây tổn hại cho Mỹ hoặc mang lại lợi ích cho bất cứ nước nào bên ngoài". Hành vi vi phạm Đạo luật Gián điệp có mức trừng phạt lên tới 10 năm tù. Teixeira đang bị giam chờ phiên điều trần tiếp theo vào ngày 19/4.
Vụ bắt Teixeira dường như đã chấm dứt bí ẩn kéo dài cả tuần qua mà cả giới chức lẫn những "thám tử Internet" đều cố gắng làm sáng tỏ. Vụ rò rỉ này được xem là một trong những vụ xâm phạm an ninh nghiêm trọng nhất kể từ khi hơn 700.000 tài liệu, video và điện tín ngoại giao xuất hiện trên trang web WikiLeaks vào năm 2013. Những tài liệu bị rò rỉ đã khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp không ít khó xử khi thảo luận với các đồng minh và đối tác.
Triều Tiên lần đầu thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn
Hình ảnh vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn "Hwasong-18" của Triều Tiên. Ảnh: KCNA/TTXVN
Ngày 14/4, CHDCND Triều Tiên tuyên bố nước này vừa thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-18 sử dụng nhiên liệu rắn mới, nhằm "thúc đẩy triệt để" khả năng phản công hạt nhân của nước này, đồng thời cảnh báo sẽ gây "lo lắng và kinh hoàng tột độ" cho kẻ thù.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) nhấn mạnh: "Việc phát triển ICBM mới Hwasongpho-18 sẽ cải cách sâu rộng các thành phần răn đe chiến lược của Triều Tiên, đẩy mạnh hiệu quả của bố trí phản công hạt nhân và tạo sự thay đổi về thực tiễn của chiến lược quân sự tấn công".
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc thử nghiệm tên lửa này.
Hãng tin Reuters cho biết Triều Tiên có thể đã ra mắt ICBM mới nhiên liệu rắn trong một cuộc diễu binh vào tháng 2. Hầu hết tên lửa đạn đạo lớn nhất của Triều Tiên đều sử dụng nhiên liệu lỏng, do đó cần phải nạp tại địa điểm phóng thông qua một quá trình rất tốn thời gian. Việc sử dụng nhiên liệu rắn có thể tạo thêm điều kiện di dộng hơn cho tên lửa và giảm thời gian chuẩn bị phóng.
Các nhà phân tích cho biết đây là lần đầu tiên Triều Tiên sử dụng nhiên liệu rắn trong tên lửa đạn đạo tầm trung hoặc tên lửa đạn đạo liên lục địa. Phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiên liệu rắn từ lâu đã được coi là mục tiêu chính của Triều Tiên, vì nó có thể giúp nước này triển khai tên lửa nhanh hơn trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Triều Tiên đã chỉ trích cuộc tập trận quân sự chung gần đây giữa Mỹ và Hàn Quốc là leo thang căng thẳng và Bình Nhưỡng trong những tháng qua cũng tăng cường thử vũ khí.
Biến thể phụ của Omicron bùng phát trở lại châu Á
Nhân viên y tế tham gia diễn tập điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Prayagraj, Ấn Độ, ngày 11/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
XBB.1.16 - biến thể phụ mới của Omicron, được đặt tên là Arcturus - đang trở thành biến thể thống trị các ca COVID-19 ở châu Á.
Giới chức Bộ Y tế Ấn Độ cho biết biến thể phụ Arcturus là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát dịch hiện nay ở nước này. Ngày 13/4, Ấn Độ đã ghi nhận 10,1 nghìn ca mắc mới, tăng 30% so với số ca bệnh trong ngày 12/4.
Còn tại Singapore, số ca mắc COVID-19 cũng đang tăng trở lại. Các bác sĩ cho biết hầu hết các ca mắc đều nhẹ, đồng thời cho rằng đây là một phần tất yếu của việc chung sống với COVID-19 khi dịch bệnh tại nước này chuyển sang giai đoạn bệnh lưu hành. Bộ Y tế Singapore cảnh báo, các đợt lây nhiễm COVID-19 sẽ tiếp tục xuất hiện, tương tự các bệnh đường hô hấp lưu hành khác như cúm.
Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang chứng kiến số ca mắc COVID-19 gia tăng trở lại trong thời gian gần đây. Ngày 12/4, Hàn Quốc ghi nhận trên 12.000 ca mắc mới và Nhật Bản có gần 10.000 ca.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Arcturus đã xuất hiện tại khoảng 20 quốc gia và hiện cơ quan này đang theo dõi chặt chẽ biến thể phụ này.
Theo WHO, Arcturus có thêm một đột biến trong protein gai, từ đó gia tăng khả năng lây nhiễm và gây bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản), Arcturus có khả năng lây truyền gần gấp 1,2 lần so với XBB.1.5. Tuy nhiên, hãng tin iNews của Anh cho rằng biến thể phụ này không nghiêm trọng hơn XBB.1.5.
Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Anh và Bắc Ireland
Tổng thống Joe Biden (phải) hội đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak (trái) tại thành phố Belfast của Bắc Ireland. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 11 - 14/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thực hiện chuyến thăm Anh và Bắc Ireland nhằm khẳng định mối quan hệ đồng minh vững chắc.
Chuyến thăm diễn ra sau khi Anh và Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận thương mại mới mang tên Khuôn khổ Windsor. Đây cũng là dịp Anh tổ chức kỷ niệm 25 năm Thỏa thuận "Ngày thứ Sáu tốt lành" (GFA) được ký kết mang lại hòa bình cho khu vực Bắc Ireland (thuộc Anh).
Tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại thành phố Belfast ở Bắc Ireland, hai nhà lãnh đạo đã bày tỏ hy vọng các thể chế ở Bắc Ireland sẽ được khôi phục càng sớm càng tốt. Hai bên cho rằng lễ kỷ niệm thỏa thuận GFA là thời điểm để đánh giá những tiến bộ mà Bắc Ireland đã đạt được trong 25 năm qua và "cam kết xây dựng một tương lai tươi sáng hơn".
Ký kết vào ngày 10/4/1998, thỏa thuận GFA đã chấm dứt 3 thập kỷ xung đội tại Bắc Ireland và thiết lập chính quyền chia sẻ quyền lực tại Stormont, bao gồm đại diện của hai cộng đồng theo chủ nghĩa hợp nhất ủng hộ Bắc Ireland nằm trong Vương quốc Anh và theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ Bắc Ireland sáp nhập với Cộng hòa Ireland. Vào thời điểm đó, Chính quyền Mỹ đóng vai trò then chốt trong các cuộc đàm phán dẫn tới việc ký kết thỏa thuận.
Từng là bên trung gian và đóng vai trò quan trọng góp phần dẫn tới thành công của GFA, Mỹ có tiếng nói quan trọng đối với hòa bình tại Bắc Ireland. Thời gian qua, Washington cũng có nhiều động thái nhằm thúc đẩy duy trì ổn định tại vùng này trong bối cảnh Brexit gây ra những hệ lụy khiến tình trạng căng thẳng gia tăng.
Bởi vậy, theo giới chuyên gia sự hiện diện của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Belfast trong chuyến thăm Anh và Bắc Ireland vào thời điểm này không chỉ được xem như sự ủng hộ đối với Thủ tướng Anh Sunak, mà còn tái hiện vai trò trung gian của Mỹ giúp thu hẹp những bất đồng giữa Chính phủ Anh và các đảng phái tại Bắc Ireland.
Lo ngại dấy lên sau khi Mỹ kích hoạt tập trận hạt nhân Global Thunder 23 Khi Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM) kích hoạt cuộc tập trận hạt nhân Global Thunder 23, nhiều mối lo ngại xung quanh nó đã dấy lên. Các máy bay ném bom hạt nhân B-52H của Mỹ. Ảnh: USAF Văn phòng báo chí của STRATCOM đã phải nỗ lực hết sức để xoa dịu những lo ngại về các cuộc tập trận...