Khám phá Tú Lệ trên cung đường Mù Cang Chải
Từ Văn Chấn theo quốc lộ 32 lên Mù Căng Chải, trước lúc vượt đèo Khau Phạ, đa số du khách đều chọn Tú Lệ là điểm dừng chân, nghỉ lại qua đêm để đón bình minh huyền ảo và thưởng thức đặc sản vùng cao.
Nếu lên Yên Bái vào mùa nước đổ (tháng 5, 6), hay vào mùa lúa chín (tháng 9, 10), du khách sẽ được tận hưởng những cung bậc đầy cảm xúc cùng những cảnh quan tuyệt vời, từ những thửa ruộng bậc thang nước lấp lánh ánh mặt trời phản chiếu cho đến thảm lụa vàng rực đất trời Tây Bắc. Từ trên đèo, hay những đoạn dốc cao nhìn xuống thị trấn Tú Lệ, từng mái nhà lợp gỗ nằm san sát, đan xen giữa núi rừng, ruộng bậc thang uốn lượn men theo dòng suối trong vắt ngang.
Cảnh đẹp ruộng bậc thang mùa nước đổ ở Tú Lệ. Ảnh: sotaydulich
Tú Lệ về đêm đặc biệt là những ngày rằm, ánh trăng sáng vằng vặc, in bóng người lữ hành xuôi dần trên con đường dọc theo thị trấn. Đâu đó phía xa xa là tiếng tre rì rào, tiếng gió thổi mơn man, mát lạnh, những ánh đèn heo hắt bên đường đủ để nhìn thấy bóng người qua lại. Tản mạn qua con đường nhỏ hướng ra cánh đồng, đứng trên chiếc cầu treo nhìn ánh trăng soi bóng xuống dòng suối lấp lánh, một khung cảnh nên thơ và lãng mạn khó có thể thấy ở nơi thành thị.
Sáng sớm tinh mơ, du khách có thể dậy thật sớm để ngắm bình minh ló rạng sau những lũy tre. Mặt trời từ sườn đồi lên trải vàng xuống thung lũng, quyện với mây mờ sương phủ dần tan biến nhường chỗ cho những ánh nắng mới tinh khôi.
Bình minh ló rạng sau những lũy tre ẩn hiện trong sương mờ. Ảnh: Quế Lan
Ở Tú Lệ có những món đặc sản xôi nếp thịt nướng dẻo thơm, thịt trâu gác bếp, cá suối, gà đen và đặc biệt là món cốm rất được lòng du khách bởi vị ngọt, dẻo chỉ có riêng từ lúa nơi đây, nếu bạn tới vào tầm tháng 9,10 sau khi mùa màng đã kết thúc.
Video đang HOT
Gà đen đặc sản Tú Lệ. Ảnh: Quế Lan
Không chỉ ấn tượng du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên, Tú Lệ thu hút dân săn ảnh bởi thói quen sinh hoạt truyền thống, nguyên sơ là “tắm tiên” bên suối của người Thái. Ở Tú Lệ có con suối nước nóng cách trung tâm thị trấn hơn 1 km. Mạch nước ngầm ấm nóng chảy ra suối được người dân ngăn lại, quây bể để làm nơi tắm thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.
Mỗi khi chiều xuống, các cô gái Thái lại kéo nhau xuống dòng suối nước nóng chảy quanh, trút bỏ xiêm y tắm tự nhiên giữa thiên nhiên trời đất như một cách để thư giãn tuyệt vời hiếm nơi nào có được. Nếu là một trong những du khách may mắn được chiêm ngưỡng cảnh “tắm tiên” thì khi ghi lại những khoảnh khắc gần gũi với thiên nhiên ấy, bạn cũng nên cần trọng, giữ khoảng cách để vừa có những tấm hình đẹp, vừa không làm mất đi sự tự nhiên thoải mái của người bản địa.
Du khách cũng có thể đi thăm bản Lìm Thái, Lìm Mông cách Tú Lệ 3 km để tìm hiểu thêm về cuộc sống, văn hóa của người dân vùng cao. Chừng ấy những nét văn hóa, ẩm thực độc đáo rất riêng của thung lũng Tú Lệ đã để lại cho du khách những ấn tượng sâu sắc, vẫn nhớ tơ vương chẳng muốn rời.
Theo VNE
Giữa tiếng gào thét hoảng loạn, lái xe cố cứu người
"Chiếc xe hất tung khối lan can và lao xuống suối, tiếng kêu la, gào thét ầm ĩ, nhiều người bị chìm một nửa cơ thể dưới nước", Mai Thanh Loan, nạn nhân bị cụt bàn tay phải trong vụ xe khách chở 35 người lao xuống suối kể lại giây phút gặp nạn.
Sáng nay, vài giờ sau khi được bác sĩ bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) mổ cấp cứu, nạn nhân Mai Thanh Loan (21 tuổi, quê Lai Châu, sinh viên CĐ Phát thanh Truyền hình Hà Nam) đã tỉnh. Nằm trên giường bệnh, với bàn tay phải bị cắt cụt, Loan không tin là mình đã mất các ngón tay, thỉnh thoảng cô lại nhăn mặt vì đau đớn.
19h tối 14/10, xe giường nằm xuất bến từ thị xã Lai Châu đi Mỹ Đình, Hà Nội, Loan và một người khác nằm ở ghế đầu gần lái xe. Gần 3h sáng, khi mọi người đang ngủ bỗng nghe một tiếng rầm, xe chao đảo rồi lao xuống suối.
"Khi xe rơi, em bám vào thành ghế nhưng chỉ trong tích tắc, bàn tay phải đã bị kẹp chặt, các ngón tay như gẫy rời. Em hét lên trong những tiếng gào thét, kêu cứu", Loan nhớ lại khoảng khắc chiếc xe khách rơi từ trên cầu xuống con suối cạn phía dưới.
Cô nữ sinh này kể, hầu hết hành khách bị dồn lên phía đầu xe, một vài người vẫn bám vào thành ghế nên chỉ bị đau do va đập. Mọi người hoảng loạn nhưng đều tìm cách thoát ra. Theo lời nữ sinh, tài xế không bị thương nên dùng bình cứu hỏa đập vỡ cửa kính rồi quay lại lôi cô và nhiều hành khách khác ra ngoài.
Bàn tay phải của Loan bị cụt toàn bộ các ngón, theo tiên lượng của bác sĩ phải mất 2 đến 3 tháng mới có thể lắp tay giả và cử động lại được. Ảnh: Phương Sơn
Cũng là một trong những nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn xe khách trên, Đinh Văn Thao (25 tuổi ở Phúc Thọ, Hà Nội), đang được các bác sĩ ở khoa Chấn thương chỉnh hình 2, băng bó lại vết thương ở bàn chân trái.
Thao kể, tối hôm đó cùng bố bắt xe để về quê, Thao nằm ở ghế trước bên phụ xe, còn bố nằm ở ghế giữa. Khi chiếc xe xuất bến được vài giờ, đến địa bàn Tú Lệ, Yên Bái, bác tài xế lớn tuổi nhất cầm lái.
"Hơn 1h sau khi đổi lái, đến đoạn gần cây cầu xảy ra tai nạn là một khúc cua, trước cầu là một ngã ba. Chiếc xe đột nhiên chao đảo như mất lái, đâm thẳng vào lan can thành cầu, lao xuống suối", Thao kể.
Nước tràn vào trong, ngập ngang đến bụng, bàn chân bị mắc kẹt ở phía dưới ghế, tuy nhiên rất may, bố anh nằm ở giữa xe đã di chuyển lên và cùng tài xế kéo Thao ra ngoài theo hướng cửa kính buồng lái.
Thao cũng cho biết thêm, vào thời điểm được đưa ra ngoài xe, một số người dân biết tin có tai nạn đã cầm đèn pin hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân trong xe.
Nạn nhân Đinh Văn Thao đang được bác sĩ thay băng vết mổ ở chân. Ảnh: Phương Sơn
Cùng trên chuyến xe gặp nạn ngoài Loan, Thao còn có 3 người khác, trong đó có một phụ nữ nằm ở ghế cạnh Loan bị gãy chân, hai người khác bị thương nhẹ và bị rạn xương sọ, tất cả được cấp cứu tại bệnh viện Văn Chấn (Yên Bái), cho đến nay đã bình phục.
Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Nguyễn Tiến Ngọc, Khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức cho biết, nạn nhân Loan nhập viện trong tình trạng bàn tay phải bị dập nát, mất toàn bộ các ngón tay... "Nếu sức khỏe ổn định, 2 đến 3 tháng sau có thể lắp bàn tay giả và cử động được", bác sĩ Ngọc cho biết thêm
Sau khi đâm đổ lan can cầu, xe khách lao đầu xuống suối.Ảnh: Báo Yên Bái
Ông Vũ Thiện Chiến, Chánh văn phòng Ban ATGT Yên Bái cho biết, vụ tai nạn làm 2 người tử vong và 5 người bị thương, số hành khách còn lại đều thoát ra ngoài an toàn. Lãnh đạo Ban ATGT Yên Bái đã hỗ trợ mỗi người 500 nghìn đồng và phối hợp cùng cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Chiều 16/10, trao đổi với VnExpress, ông Đỗ Minh Hải, phụ trách thanh tra an toàn Công ty liên doanh quốc tế vận chuyển Hải Vân cho biết, ông Huy (44 tuổi) - người lái chiếc xe gây tai nạn tối 14/10 đã có kinh nghiệm 4 năm trên tuyến này.
"Ít phút trước khi xảy ra tai nạn, anh Huy còn gọi điện cho xe phía sau báo là đường trơn, đi cẩn thận. Tốc độ ghi nhận trên GPS của chúng tôi trước khi xe gặp nạn là 40 km một giờ nên rất có thể nguyên nhân do đường trơn", ông Hải cho hay.
Theo ông Hải, ngay khi nhận được thông tin công ty đã cử 2 tổ công tác lên hiện trường tai nạn và bệnh viện để giúp đỡ, thăm hỏi các nạn nhân. Ngoài việc hỗ trợ tiền ma chay cho 2 nạn nhân tử vong và viện phí cho 3 nạn nhân bị thương, công ty đang lên phương án hỗ trợ tối đa cho các nạn nhân.
"Do không thể đi khỏi địa phương nên hàng ngày anh Huy vẫn gọi điện cho tôi để hỏi về tình hình sức khỏe của 2 người đang nằm viện", ông Hải nói thêm.
Trước đó, vào rạng sáng ngày 15, xe khách giường nằm chở 35 người từ Thị xã Lao Châu đi Mỹ Đình Hà Nội đã đâm đổ 3 khoang lan can cầu và lao xuống suối sâu khoảng 7-8m.
Phương Sơn
Theo VNE
Còng lưng nuôi chồng liệt, con què vì tai nạn Hơn 20 năm chăm chồng bị liệt, đến nay, đã 63 tuổi, bà Nguyễn Thị Nga (xóm Đồng Khoang, thôn Dù 2, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) vẫn phải lăn lộn từ sáng đến tối trên đồi, làm thuê bất cứ việc gì để "cõng" thêm cậu con trai mới bị tai nạn và 3 đứa cháu nội, ngoại...