Khám phá Triều Tiên chỉ với 600.000 đồng?
Triều Tiên là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới nhưng theo ghi nhận của báo Anh, khách du lịch có thể khám phá khu vực giáp biên giới Trung Quốc chỉ với 20 bảng (khoảng 600.000 đồng).
Khách du lịch có thể tiến sát đến Triều Tiên nhờ tàu cao tốc.
Theo Express, thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc với 800.000 người sinh sống đang trở thành trung tâm du lịch Triều Tiên nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi.
Không giống như khu vực phi quân sự (DMZ) ngăn cách Hàn Quốc-Triều Tiên, Đan Đông được coi là cửa ngõ để khách du lịch nhìn thấy quốc gia bí ẩn Triều Tiên
Với những người bơi giỏi, họ hoàn toàn có thể bơi sang bờ bên kia chỉ trong vài phút. Những người tị nạn rời Triều Tiên thường chờ khi mùa đông đến, mặt nước sông Áp Lục bị bao phủ bởi một lớp băng mỏng để đi bộ qua.
Không giống như ở DMZ, Triều Tiên không huy động một lượng lớn binh sĩ tuần tra khu vực giáp biên giới, cũng không có hàng rào thép gai hay bom mìn ngăn cách Triều Tiên-Trung Quốc.
Theo ghi nhận của tờ Express, chỉ với 20 bảng Anh, khách du lịch có thể dễ dàng thuê một thuyền cao tốc, tiến sát đến Triều Tiên để có những trải nghiệm hết sức đặc biệt.
Video đang HOT
Một khách du lịch nói: “Đan Đông là thành phố nhộn nhịp nhưng thành phố Sinuiju của Triều Tiên nằm bên kia sông Áp Lục lại hoàn toàn tĩnh lặng, trái ngược với người hàng xóm Trung Quốc”.
Chiếc đu quay ở Triều Tiên đã không hoạt động trong 26 năm qua.
“Có mặt trên sông Áp Lục, khách du lịch có thể dễ dàng quan sát Sinuiju và hoạt động ở bờ sông bên kia Triều Tiên”.
Một khách du lịch khác cho biết: “Vì muốn biết rõ hơn Triều Tiên nên chúng tôi đã lựa chọn chuyến du lịch trên sông này”.
Theo Express, khách du lịch chỉ cần đi bộ dọc bờ sông ở Đan Đông là sẽ có những người cung cấp loại hình du lịch trên sông đến chào mời.
“Bạn có thể nhìn thấy người Triều Tiên ở bờ sông cùng lính biên phòng. Xa hơn là những người nông dân đang làm việc trên cánh đồng và đàn gia súc”.
“Cuộc sống ở bờ bên kia sông Áp Lục trông khác khác biệt. Bởi những gì khách du lịch nhìn thấy là một Triều Tiên hoàn toàn tĩnh lặng và yên bình”, một khách du lịch cho biết.
Theo Danviet
Hé lộ bí mật châu lục ngầm 5 triệu km2 dưới Thái Bình Dương
Lục địa thứ 8 của Trái đất ngày nay chìm sâu dưới đáy biển ngoài khơi Úc, từng là cầu nối giữa Úc và Nam Cực cách đây 80 triệu năm.
Phác họa lục địa Zelandia nằm ngay sát cạnh nước Úc.
Theo Daily Mail, lục địa bí ẩn thứ 8 Zelandia mới được phát hiện trong năm nay, 80 triệu năm sau khi nó tách khỏi Úc và Nam Cực.
Không một ai biết gì về Zelandia cho đến gần đây bởi lục địa này đã chìm sâu hàng km dưới đáy biển Thái Bình Dương.
Nhưng giờ đây các nhà khoa họa thuộc nhóm thám hiểm quốc tế đã tiếp cận đến nơi này, khoan sâu 1.250 mét ở 6 địa điểm khác nhau. Họ thu thập các lõi trầm tích để tìm hiểu sự thay đổi điều kiện địa lý, khí hậu ở Zelandia trong hàng chục triệu năm qua.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Zelandia với kích thước tương đương Ấn Độ, nằm sát các lục địa khác hơn so với những gì các nhà khoa học dự tính.
Điều này có nghĩa là các loài động vật và thực vật đã từng có thể thoải mái di chuyển qua lại trên lục địa rộng 5 triệu km2 này.
Các phát hiện khác bao gồm việc thu thập 8.000 mẫu vật từ hàng trăm hóa thạch động vật khác nhau.
Các nhà khoa học dùng máy khoan sâu hàng km để tìm hiểu lục địa Zelandia cổ xưa.
Những phát hiện này là lời khẳng định Zelandia trong quá khứ từng là một lục địa thực sự, chứ không chìm sâu dưới đáy biển như ngày nay.
Giáo sư Gerald Dickens đến từ Đại học Rice ở Houston, bang Texas, Mỹ nói: "Các phát hiện cho thấy sự hình thành của vành đai núi lửa cách đây 40-50 triệu năm trước, làm thay đổi chiều sâu đại dương, hoạt động địa chất và nhấn chìm Zelandia".
Vành đai lửa bao gồm hàng loạt núi lửa khác nhau ở bên rìa Thái Bình Dương là tác nhân gây ra hầu hết các trận động đất trên thế giới.
Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Rupert Sutherland đến từ Đại học Wellington ở New Zealand nói: "Tìm hiểu Zelandia sẽ giúp chúng tôi làm rõ cách các loài động vật, thực vật đã tiến hóa ở khu vực phía nam Thái Bình Dương".
Dựa trên những gì xảy ra với Zelandia, các nhà khoa học muốn xây dựng một mô hình máy tính để dự đoán sự biến đổi khí hậu đối trên quy mô toàn cầu.
Theo Danviet
Hai lý do Trung Quốc không chịu đóng đường ống dẫn dầu tới Triều Tiên Yếu tố kỹ thuật và địa chính trị có thể là nguyên nhân khiến đường ống dẫn dầu thô từ Trung Quốc sang Triều Tiên không bị đóng. Một binh sĩ Triều Tiên đứng canh gác các thùng dầu gần biên giới Trung Quốc. Ảnh: AP. Đường ống dẫn dầu từ Đan Đông, Trung Quốc, sang Sinuiju, Triều Tiên, một năm chuyển hơn...