Khám phá trải nghiệm du lịch vùng núi Nam Đông
Là huyện miền núi cách thành phố Huế khoảng 50km, Nam Đông nằm trong thung lũng được bao bọc bởi nhiều dãy núi cao, điều kiện tự nhiên phong phú, thổ nhưỡng khí hậu trong lành, đa dạng về văn hóa và có phong cảnh nên thơ hữu tình.
Hoạt động khảo sát nhằm quảng bá điểm đến và kết nối đưa khách đến với Nam Đông. Đây là địa phương còn lưu giữ nhiều khu chiến tích cách mạng như đồn Nam Đông, đồn Khe Tre, địa đạo Ka Tư…, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Du khách thích thú khi được hướng dẫn phương pháp dệt vải truyền thống của người dân tộc tại Nam Đông.
Người dân sẽ tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch.
Người dân vừa là người phục vụ, vừa là chủ thể của sản phẩm du lịch.
Sản vật địa phương như cam, quýt Nam Đông sẽ thu hút du khách thưởng thức
Nhắc đến Nam Đông, không thể bỏ qua những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Cơ Tu (chiếm 43% dân số toàn huyện) từ kiến trúc nhà Gươl (bản Dỗi), nhà mồ hay trang phục truyền thống, dụng cụ âm nhạc dân tộc…
Các mặt hàng truyền thống do người dân Nam Đông sản xuất
Video đang HOT
Thiên nhiên hoang sơ ở Nam Đông. Huyện miền núi này còn hệ thống suối, thác, hang động, thảm thực vật, rừng nguyên sinh và hệ thống các hồ chứa lớn như Tả Trạch, Thượng Lộ và Thượng Nhật.
Trải nghiệm nghề đan lát của người dân bản Dỗi – xã Thượng Lộ.
Buổi tọa đàm cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp đầy tâm huyết và những đề xuất, định hướng để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn huyện, thúc đẩy du lịch tại địa phương, thu hút được nhiều du khách đến tham quan và lưu trú tại Nam Đông.
Chàng trai mê chụp ảnh săn tìm ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam
Phạm Quang Tuyên - nhiếp ảnh gia tự do đã đặt chân đến gần 20 địa điểm có ruộng bậc thang đẹp nhất nhì vùng núi Bắc bộ.
Là nhiếp ảnh gia tự do, ưa trải nghiệm và khám phá những vùng đất mới, Phạm Quang Tuyên, hiện sinh sống tại Hà Nội, tự nhận mình có niềm yêu thích đặc biệt với những ruộng bậc thang tại Việt Nam. Với chiếc máy ảnh trên tay, chàng trai người Gia Lai đã đi gần hết những ruộng bậc thang đẹp nhất vùng núi Bắc bộ.
Hình ảnh ruộng bậc thang được anh Tuyên chụp tại bản Dế Xu Phình (Yên Bái). Ảnh: NVCC
Quang Tuyên chia sẻ: "Mình có thể ngồi cả ngày ở một mỏm đá, một căn chòi nào đó để ngắm những mảng xanh, thảm vàng trải dài đan xen dưới những chân núi hùng vĩ. Được hít tràn lồng ngực mùi hương lúa thơm dịu nhẹ, với mình đó là mùi hương "gây nghiện" nhất trên đời".
Anh Tuyên cho biết mình đã nhìn ngắm ruộng bậc thang ở hầu hết các địa điểm vùng Đông, Tây bắc bộ như bản Dế Xu Phình (Yên Bái), Tam Cốc (Ninh Bình), bản Nậm Khoà (Hà Giang), bản Tả Van (Sa Pa)... và ghé thăm Tây Nguyên để chiêm ngưỡng ruộng bậc thang ở làng Con Vơng Kia (Kon Tum). Điểm chung của những nơi này là đều giữ được nét hoang sơ, hùng vĩ, đời sống người dân bình dị.
Nhiếp ảnh gia trẻ cho biết mình đã đi hầu hết những ruộng bậc thang tại vùng Đông và Tây bắc bộ. Ảnh: NVCC
Quang Tuyên cho rằng những thửa ruộng mang tính biểu tượng của du lịch Việt Nam là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp của tạo hoá và sự khéo léo, cần mẫn của biết bao thế hệ người dân địa phương.
"Đi chiếc xe số cà tàng, len lỏi vào những bản làng nhỏ, mình cảm nhận được hương lúa chín. Được ngắm nhìn nhịp sống nhẹ nhàng của người dân địa phương, mình thấy sự bon chen chẳng thể hiện diện ở những nơi này" - anh cho biết.
Hình ảnh đồng lúa chín là biểu tượng của thiên nhiên yên bình và sự khéo léo, chăm chỉ của con người Việt Nam. Ảnh: NVCC
Để thỏa mãn đam mê ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang vùng núi cao, chàng trai này phải trải qua không ít những khó khăn trên đường đi.
"Đa phần đường đến những điểm này đều sẽ có đối chút khó khăn, hoặc là đường xấu, hoặc là đường rất cao và dốc nên phải thực sự chắc tay lái", anh nói.
Sự cố hay gặp nhất là lạc đường vì đi tự túc bằng xe máy và chỉ biết đi theo ứng dụng chỉ đường trên điện thoại. Thêm nữa, thời tiết vùng núi cao vào mùa lúa chín thường có mưa, đường sình lầy gây khó khăn trong việc di chuyển.
Mùa lúa chín tháng 7 ở thung lũng Bắc Sơn nhìn từ đỉnh Nà Lay, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn. Ảnh: NVCC
"Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) và bản Phùng (Hà Giang) là nơi mình gặp nhiều khó khăn nhất khi di chuyển. Nhưng mình cũng cố gắng tận hưởng cả quá trình đến đó" - anh cho biết.
Trong chuyến đi đến Lạng Sơn, anh không may gặp tai nạn giao thông và bị trầy xước ở chân. Tuy vết thương không quá nặng, đó lại là vô cùng đáng nhớ vì lần đầu tiên anh gặp va chạm trong hành trình du lịch suốt nhiều năm.
Dù chân bị đau, nam du khách vẫn cố leo hơn 1.000 bậc đá cao dốc đứng để lên tới đỉnh Nà Lay, Bắc Sơn với mong muốn ngắm toàn cảnh đồng lúa chín vàng từ trên cao.
"Với một người không thích thể dục thể thao như mình thì rất rất mệt, nhưng đáng", anh nói.
Dù gặp sự cố ngoài ý muốn và khá đau chân, anh vẫn quyết leo hết 1.000 bậc đá cao để ngắm đồng lúa chín tại Nà Lay. Ảnh: NVCC
Quang Tuyên khẳng định chính những khó khăn trên đường đi sẽ để lại cho bản thân nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Những ruộng lúa đẹp ngút ngàn cũng chính là phần thưởng xứng đáng cho người dám vượt qua những cung đường khó khăn.
Hoa đỗ quyên bung nở trên đỉnh Phia Oắc, Cao Bằng Cứ vào mùa xuân hằng năm, hoa đỗ quyên lại bung nở trên đỉnh Phia Oắc thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Từng cây đỗ quyên nở hoa trắng hồng lấp ló dưới thảm thực vật xanh ngát, góp phần tạo nên điểm nhấn cho du khách trên hành trình khám phá Tuyến du lịch trải nghiệm "Khám phá...