Khám phá tòa thành “Thành Cổ Loa” có niên đại cổ nhất ở Việt Nam
Khu Di tích Lịch sử, Kiến trúc Nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 18 km về phía bắc. Nơi đây từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương (thế kỷ thứ III trước Công nguyên).
Thành gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt Nam, về việc Vua An Dương Vương định đô xây thành, và chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thuỷ… Từ bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Từ thời đó, khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài. Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, rồi thêm đá và gốm vỡ. Xen giữa đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sạt lở.
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Trải qua hàng ngàn năm, ngày nay, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ. Các dấu tích còn lại như đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa mai chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo… tất cả làm nên nghệ thuật kiến trúc và văn hóa đặc sắc thời An Dương Vương.
Nhắc tới Cổ Loa không ai có thể quên được Cao Lỗ vị tướng giỏi dưới thời vua Thục Phán, chính ông là người sáng tạo ra nỏ Liên Châu (một loại nỏ bắt được nhiều mũi tên cùng 1 lúc) và cũng chính ông là người chỉ huy cho xây dựng Cổ Loa thành. Để tưởng nhớ công ơn của ông người ta đã lập tượng và xây đền thờ ông.
Tượng Cao Lỗ (ảnh sưu tầm)
Thành Cổ Loa gồm 9 vòng hình xoáy trôn ốc (nên còn gọi là Loa thành) , bên ngoài có hào sâu bao bọc. Song, dấu tích còn lại hiện nay chỉ có ba vòng thành: thành Nội, thành Trung và thành Ngoại. Cả ba lớp thành được nối liền bằng một cửa lớn gọi là Loa Khẩu ở phía Đông Nam. Ngoài ra, mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài. Hào rộng trung bình từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng.
Điều đặc biệt của người xưa khi xây dựng thành Cổ Loa là đã tạo nên sự kết hợp khéo léo của sông, hào và tường thành, không mang hình dạng nhất định. Vì vậy, nếu không am tường, những kẻ lạ khi đột nhập vào thành sẽ như đi lạc vào một mê cung. Vì lẽ đó, thành Cổ Loa được đánh giá là một khu quân sự hoàn hảo, vừa thuận lợi khi tấn công, vừa vững chắc khi phòng thủ.
Khu vực Cổ Loa còn lại đến ngày nay không chỉ là một di tích nhỏ bé mà là cả một quần thể di tích, đó là:
Đền Thượng nơi thờ An Dương Vương (ảnh sưu tầm)
Đền Thục An Dương Vương : xây dựng năm 1687, đời Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là Đền Thượng, đứng trên một quả đồi xưa có Cung thất của Vua. Cửa đền có hai con rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Nhà bia có 3 tấm bia đá khắc năm 1606. Trong đền có đôi ngựa hồng làm năm 1716, tượng đồng Vua Thục đúc năm 1897, nặng 255kg.
Giếng Ngọc : ngay trước đền là một hồ hình bán nguyệt, giữa đắp bờ tròn tạo thành giếng ngọc. Tương truyền, đây là nơi sau khi phản bội, Trọng Thuỷ tự tử, nước giếng này đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng đẹp bội phần cho nên thành tên đó.
Am Bà chúa : ngay sau cây đa nghìn tuổi tỏa bóng râm mát cả một vùng sân rộng, gốc đa rẽ đôi thành chiếc cửa tò vò thiên nhiên mở lối đi vào am. Tượng bà chúa Mỵ Châu là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. Huyền thoại kể rằng: sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía Đông thành Cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ.
Đình Ngự Triều Di Quy : xây dựng trên nền điện thiết triều cũ, năm 1907 thời Nguyễn. Dáng vóc vững chãi, bề thế, mái đao vút cong, cột đình có đôi câu đối của Tôn Thất Thuyết, một Thủ lĩnh Cần Vươn
Bức tượng trong am thờ Mỵ Châu
Dấu tích còn lại ở Cổ Loa hiện nay là một tòa thành cổ nhất, không chỉ đồ sộ về quy mô, mà còn độc đáo về kiểu thức với cấu trúc nhiều lớp thành uốn lượn; là tòa thành cổ nhất, to lớn nhất của Việt Nam và toàn Đông Nam Á thời cổ đại , đồng thời là một công trình lao động có quy mô lớn nhất, sáng tạo nhất của quân dân Âu Lạc.
Trước kia, lễ hội được tổ chức trong 12 ngày, năm nào thiên tai, mất mùa thì chỉ rút ngắn chỉ còn 6 ngày, gọi là “bán trà”. Ngày nay, lễ hội diễn ra từ ngày mồng 5 tháng Giêng và mồng 6 là chính hội, dân địa phương gọi là “ăn tết lại”, là một lễ hội cổ truyền lớn, thu hút hàng vạn lượt người tham dự.
Lễ hội Cổ Loa (ảnh sưu tầm)
Khu di tích Cổ Loa trong tương lai với định hướng phát triển du lịch sinh thái – lịch sử, văn hóa – lễ hội – làng cổ gắn ngành nghề truyền thống và ẩm thực vùng sẽ là điểm đến hấp dẫn không chỉ có khách du lịch trong nước mà cả khách du lịch quốc tế.
Đồng Hoa (tổng hợp)
Theo dulich.petrotimes.vn
Archimedes - "Vị thần phát minh" Thời cổ đại và bí mật bản thảo thất lạc hàng ngàn năm
Archimedes (hay còn gọi là Ác-si-met) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thời cổ đại.
Ông là cha đẻ của nhiều định luật vật lý, toán học nổi tiếng mà đặc biệt là về số Pi và những đo đạc về hình tròn,... Thời còn sống, ông được tôn sùng như "vị thần phát minh" vì những sáng tạo của ông đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của người dân. Tiếc thay, nhà khoa học vĩ đại ngày lại qua đời vì loạn lạc và những ghi chép của ông cũng bị thất lạc cho đến tận ngày nay.
Theo Người Nổi Tiếng
Sự thật động trời chuyện góa phụ tái giá thời cổ đại Để cân bằng tỷ lệ nam nữ, thời cổ đại cổ vũ góa phụ tái giá, thậm chí con trai có thể lấy thiếp của cha khi cha chết. Thời cổ đại thường thực thi chế độ đa thê, đàn ông có thể lấy nhiều vợ. Ví dụ vào thời Hán, quy định rõ: Khanh đại phu một vợ hai thiếp, người có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đến đảo Hoa, thả hồn vào bình yên

'Kỳ quan thiên nhiên siêu thực' ở Việt Nam khiến thế giới choáng ngợp

Lâm Đồng đón hơn 12 triệu lượt khách du lịch trong 6 tháng đầu năm

Khám phá thác Rêu giữa đại ngàn Lai Châu

Thăm chợ cá Nhân Trạch lúc bình minh

Đà Nẵng: Khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của đầm sen Trà Lý

Mê mẩn vẻ đẹp 'tuyệt đối điện ảnh' ở Vườn quốc gia Núi Chúa

Bắc Mê - Vẻ đẹp bên dòng Gâm

Hội An xếp thứ 6 top thành phố tốt nhất thế giới năm 2025

Dàn diễn viên trẻ "quẩy hết mình" khi khám phá Vịnh Vĩnh Hy

Trại sáng tác - Điểm đến "chill" không thể bỏ lỡ ở Hà Nội

Mùa du lịch hè bùng nổ
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt điên chưa từng thấy gây sốt MXH, nam chính vừa ngố vừa hài xem mà cười đến tắc thở
Phim việt
00:15:56 13/07/2025
Kinh hoàng 2 mỹ nhân showbiz bị chồng, bạn trai ra tay sát hại gây rúng động dư luận
Sao châu á
00:10:26 13/07/2025
Cặp đôi tài phiệt bùng nổ visual đang gây bão MXH: Đã đẹp còn giàu dữ dội, cưới nhanh cho được nhờ
Phim châu á
00:01:51 13/07/2025
Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ 500 triệu USD cho Ukraine
Thế giới
23:55:01 12/07/2025
Không ai nghĩ đây lại là Minh Hằng, càng nhìn càng hoang mang "chuyện gì vậy trời?"
Hậu trường phim
23:53:57 12/07/2025
Đầu xe tải bẹp dúm, cảnh sát cắt cửa cứu nạn nhân
Tin nổi bật
23:53:18 12/07/2025
Cặp đôi sở hữu visual cực mạnh của showbiz Việt đã "toang", nhìn loạt bằng chứng này sẽ hiểu
Sao việt
23:50:51 12/07/2025
Bắt phó giám đốc trung tâm y tế nhận hối lộ
Pháp luật
23:49:56 12/07/2025
Nam ca sĩ 37 tuổi nhập viện khẩn cấp vì tai nạn chèo thuyền
Sao âu mỹ
23:32:49 12/07/2025
NSƯT Hữu Châu kể về biến cố cuộc đời đau đớn
Tv show
23:29:31 12/07/2025