Khám phá thú vị: Việt Nam là cái nôi của trống đồng
Theo lập luận của GS Nguyễn Văn Hảo, trống đồng ra đời ở Việt Nam và được người Trung Quốc mang về làm thêm một số họa tiết.
Hoa văn trống đồng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ
GS Nguyễn Văn Hảo, nguyên Viện phó Viện Khảo cổ về nguồn gốc của trống đồng cổ có hàng chục năm nghiên cứu về các loại trống đồng, điều ông quan tâm nhiều nhất là chiều chuyển động của hoa văn trên trống đồng cổ. Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn có hai loại: Hoa văn hình học và hoa văn tả thực. Các họa tiết hoa văn hình học được tìm thấy trên đồ gốm của các văn hóa khảo cổ trước đó, đặc biệt trên đồ gốm của văn hóa Gò Mun. Khác với hoa văn hình học, hoa văn tả thực bắt nguồn từ cuộc sống, từ môi trường thiên nhiên mà cư dân Đông Sơn sinh sống. Hoa văn này đã ghi lại những cảnh múa và các con vật trên mặt trống đều chuyển động ngược hướng kim đồng hồ.
Để chứng minh điều đó GS Hảo đã phải nghiên cứu trên nhiều tư liệu. Ông đã đi tìm hiểu nguồn gốc của nền văn hóa cổ, cũng như tập quán sinh hoạt của các dân tộc ở nước ta. Đến nay một số điệu múa của dân tộc Tây Nguyên như trong điệu múa cồng chiêng, múa trong lễ đâm trâu mọi người xếp hình tròn đi theo ngược kim đồng hồ. Đặc sắc hơn nữa cách hát trống Quân của người Kinh trên mảnh đất vua Hùng Phú Thọ. Trai gái nơi đây xếp thành vòng tròn vừa đi theo ngược hướng ngược chiều kim đồng hồ để múa hát.
Trước đó, ở nước ta cũng có một số nhà khoa học đưa ra nhận định khác nhau về hướng chuyển động của hình vẽ trên trống đồng, người nói nó chuyển động ngược, người nói chuyển động xuôi theo kim đồng hồ. Tuy nhiên, những điều giải thích của họ chưa đúng với thực tế.
GS Hảo đã chứng minh được Việt Nam là cái nôi của trống đồng.
GS Hảo cho hay, trong hoa văn tả thực trên trống đồng Đông Sơn, chúng ta dễ dàng nhận ra một điều, hình ảnh đi biển của người Đông Sơn được thể hiện nổi bật nhất. Trên trời có chim bay, dưới nước là cá biển, rùa biển để “hộ tống” những chiếc thuyền đi biển, chiếc nọ nối đuôi chiếc kia vận hành theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Nghề đi biển đánh bắt cá, là nghề kiếm sống chủ yếu của người dân thời đó. Sinh sống nhờ biển, điều đó đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với bão tố. Vì thế, họ phải hiểu được quy luật của biển để có biện pháp tránh bão.
“Đường đi của bão trước khi đổ bộ vào đất liền thường xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Theo kinh nghiệm của những người đi biển, khi gặp bão, họ nhìn theo hướng vận động của trung tâm bão, khu vực nguy hiểm (nửa vòng nguy hiểm) sẽ nằm ở hướng di chuyển của bão. Tại khu vực này sóng to, gió lớn mạnh hơn bên trái hướng đi của bão (nửa vòng đi được). Hướng gió phía bên phải gần như đồng nhất với đường đi của bão, một khi thuyền bị gió đẩy vào trung tâm bão thì không thể thoát ra được người đi thuyền đối mặt với cái chết.
Mặt khác khi bão đổi hướng, phần nhiều đổi hướng bên phải, hướng gió thuận chiều kim đồng hồ chứng tỏ thuyền đang đi vào vòng nguy hiểm, nếu thuyền đi ngược chiều kim đồng hồ, chứng tỏ thuyền đang ở nửa vòng có thể đi được. Do vậy, hướng ngược chiều kim đồng hồ là hướng hy vọng, hướng sinh tồn của người đi biển và là thói quen của ngư dân Đông Sơn xưa.
Theo GS Hảo, người Điền Trung Quốc đã thêm hoa văn vào trống đồng của nước ta để nói nó là của mình. (Ảnh tư liệu).
Trống đồng có nguồn gốc ở Việt Nam
GS Hảo cho hay, hiện nay nhiều nước Đông Nam Á cũng có trống đồng. Nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc trống đồng có niên đại lâu hơn cả. Việc phân định trống đồng của nước ta có trước, hay Trung Quốc có trước vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Một số chuyên gia khảo cổ học phương Tây cho rằng, Việt Nam là cái nôi của trống đồng, người Trung Quốc đã lấy mẫu trống đó về thêm một số họa tiết để đúc lại. Nhưng theo quan điểm thống trị của Trung Quốc thì trống đồng Vạn Gia Bá ở Vân Nam có đầu tiên, ra đời thứ hai là trống Đông Sơn, thứ ba là trống Thạch Trại Sơn.
Để phản bác điều đó nhiều nhà nghiên cứu của nước ta đưa ra lập luận khẳng định Việt Nam là cái nôi của trống đồng. TS Hảo đồng ý với ý kiến Cụ Đào Duy Anh cho rằng, trống đồng Đông Sơn ra đời đầu tiên, sau đó người Hán mới mang về biến cái đó thành của mình. “Không phải tôi là người Việt mà tôi nhất trí như vậy mà nghiên cứu của tôi đã chỉ ra. Khi nói tới trống đồng người ta thừa nhận là nhạc cụ gõ, yếu tố nào quyết định là nhạc cụ thì đầu tiên là hình dáng, mặt trống gõ phát ra âm thanh, thân trống là phần cộng hưởng. Thứ hai, hình dáng trống cũng quyết định đến âm thanh. Thứ ba, chất liệu chế tạo trống. Ba yếu tố đó không chỉ tạo thành âm sắc, âm vực của chiếc trống mà nó có ý nghĩa, nó biểu hiện hồn phách của dân tộc có trống đó, dân tộc nào vẽ hoa văn của dân tộc đó. Hoa văn trên trống đồng là hoa văn thể hiện văn hóa, của dân tộc chế tạo ra hoa văn đó chứ không phải mỗi trống có hoa văn riêng”, GS Hảo cho biết.
Trong sách viết về nguồn gốc trống đồng của người Trung Quốc họ nói chiếc trống cổ do 6 dân tộc chế tạo, trong đó có người Lạc Việt. Số lượng trống tìm thấy là 46 chiếc. Điều đó là bất hợp lý, không thể 6 dân tộc lại chế tạo một loại trống.
Một chiếc trống Đông Sơn đã bị người Điền khoét đáy, làm thêm nắp.(Ảnh tư liệu)
Theo nghiên cứu của GS Hảo, chiếc trống Thạch Trại Sơn có hoa văn giống Đông Sơn, nhưng người Điền đã khắc thêm những hoa văn của họ, đè lên hoa văn của Đông Sơn. Trong hội nghị quốc tế tổ chức tỉnh Quế Lâm, Trung Quốc, khi TS Hảo phát biểu và đưa ra những giải thích khiến các nhà khoa học Trung Quốc cũng phải đồng ý. Chính một GS – Hiệu phó của trường Học viện Dân tộc học Quảng Tây tiến hành phân tích đồng vị chì chiếc trống ở Quý Huyện, Quảng Tây cũng khẳng định rằng, chiếc trống đồng cổ nhất của người Đông Sơn chế tạo. Bằng cách nào đó chiếc trống được đưa sang Trung Quốc và được thợ khắc thêm hoa văn trên trống.
Qua tìm hiểu của GS Hảo, những chiếc trống mà Trung Quốc nói là trống cổ của họ, được tìm thấy trong ngôi mộ của viên quan từng cai trị ở nước ta. Vì thế, ông ta mất đi, biết trống đồng quý đã bảo con cháu chôn cất trong mộ của mình. Giống như Mã Viện sang đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó lấy trống đồng về đúc ngựa. Do vậy, việc Trung Quốc cũng có những chiếc trống đồng bằng với niên đại ở nước ta là do họ đã mang về để sử dụng.
Những chiếc trống đồng Thạch Trại Sơn của người Điền có cách nay hơn 1 nghìn năm hoa văn tả thực hơn trống Đông Sơn, độ tả thực cao, chi tiết. Tay người đeo vòng, người mặc áo hoa kẻ sọc, có khuyên tai. Điều đó chứng tỏ người Điền lấy trống Đông Sơn cải tạo thành thùng đựng vỏ ốc, mặt họ phá đi đúc mặt mới làm nắp, dưới làm một cái đáy để bỏ vỏ ốc. Đối với người Điền thì ốc là tiền, những vỏ con ốc lợn được lấy từ biển của Ấn Độ, là những thứ rất quý. Những hoa văn gốc của trống như hình ảnh người mặc nửa trần, đội mũ lông chim đặc trưng người Đông Sơn đã bị cạo, khắc hình ảnh đặc trưng của người Điền.
Những lý giải của GS Hảo về trống đồng cổ của ông được Hội đồng nghiên cứu trống đồng Trung Quốc cũng phải công nhận là đúng. Tập luận văn nghiên cứu về trống đồng của GS Hảo hiện được Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ghi nhận và lưu giữ tại đây. Nhiều người trong giới chuyên môn đã công nhận Việt Nam là cái nôi của trống đồng.
Đức Hồng
Theo Kiến thức
Hàng chục chậu hoa trưng bày ở Festival Hoa Đà Lạt bị kẻ gian bê trộm
Sau khi được các công nhân sắp xếp vào các tiểu cảnh phục vụ Festival Hoa Đà Lạt 2019, hàng chục chậu hoa đã bị người khác lấy mất.
Ngày 13-12, Công an TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết đang tiến hành trích xuất camera an ninh để xác định người đã lấy hàng chục chậu hoa trang trí tiểu cảnh chim lạc ngay khu vực trung tâm thành phố.
Tiểu cảnh chim Lạc.
Trước đó, Công ty DaLat Hasfarm đã đưa tiểu cảnh 5 con chim lạc mô phỏng theo hoa văn Trống đồng Đông Sơn ra khu vực vòng xoay trước đài phun nước cầu Ông Đạo để trang trí.
Các chậu hoa bị lấy trộm.
Sau khi trang trí xong, sáng nay các công nhân bất ngờ phát hiện hàng chục chậu hoa trên các tiểu cảnh đã bị lấy trộm.
Người dân Đà Lạt cho biết, hoa trang trí ngoài không gian công cộng bị trộm là chuyện rất ít khi xảy ra tại Đà Lạt. Đặc biệt là hoa phục vụ lễ hội lớn như Festival hoa.
Quân Bảo
Theo toquoc.vn
Khủng hoảng lợn: Ba bà nội trợ "khiêu chiến" giành nhau miếng thịt cuối cùng Tình trạng khan hiếm thịt lợn đang là vấn đề khủng hoảng quốc gia ở Trung Quốc. Mới đây, một video lan truyền trên mạng cho thấy, ba bà nội trợ đang giữ chặt miếng thịt lợn cuối cùng và tranh cãi kịch liệt vì không thống nhất được cách chia. Clip 3 bà nội trợ tranh nhau 1 miếng thịt Đoạn video...