Khám phá thú vị về loài chim mòng biển của Việt Nam
Trong thế giới các loài chim, họ Mòng biển ( Laridae) gồm các loài chim có mỏ dài, cánh dài và hình thức cơ thể thích hợp cho việc bay xa và nhanh.
Chúng luôn sống gần môi trường nước như biển, hồ, sông và vùng đầm lầy.
Mòng biển đầu đen (Chroicocephalus ridibundus) dài 35 – 39cm, là loài di cư trú đông, phổ biến trên cả nước (trừ Tây Bắc). Sinh cảnh của loài mòng bể này là sông, hồ lớn, vùng ven biển, các ao nuôi trồng thủy sản.
Mòng biển đầu nâu (Chroicocephalus brunnicephalus) dài 42 – 46cm, là loài di cư, trú đông không phổ biến tại Đông Bắc và Nam Bộ. Chúng sống ở sông, hồ lớn, vùng ven biển, các ao nuôi trồng thủy sản.
Mòng biển mỏ ngắn (Chroicocephalus saundersi) dài 32 – 33cm, là loài trú đông không phổ biến tại Đông Bắc, vãng lai qua Nam Bộ. Chúng sống ở phụ lưu sông, bãi cát và bùn lầy ven biển, thường tập trung theo đàn. Tình trạng bảo tồn: Sắp nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN).
Mòng bể chân vàng (Larus fuscus) dài 58-65 cm, là loài trú đông, tương đối hiếm gặp tại Đông Bắc và Nam Bộ. Chúng được ghi nhận ở vùng triều, cát ven biển, sông hồ lớn ở vùng đất thấp.
Nhạn đầu xám (Anous stolidus) dài 40 – 45cm, là loài định cư, tương đối hiếm tại Nam Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là các đảo ngoài khơi, bờ biển.
Video đang HOT
Nhạn chân đen (Gelochelidon nilotica) dài 34 – 37cm, là loài di cư, trú đông không phổ biến tại Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở các vùng bãi triều ven biển, hồ, sông lớn, ao nuôi trồng thủy sản, chỉ gặp ở vùng đất thấp.
Nhạn Caspia (Hydroprogne caspia) dài 48 – 55cm, là loài trú đông, tương đối hiếm gặp tại Đông Bắc và Nam Bộ. Chúng sống ở các ao, đầm lầy, bãi cát ven biển, thỉnh thoảng gặp tại sông, hồ lớn, chỉ gặp ở vùng đất thấp.
Nhạn mào (Thalasseus bergii) dài 45 – 49cm, là loài định cư, không phổ biến tại Nam Bộ, di cư không sinh sản tương đối hiếm tại Đông Bắc, Nam Trung Bộ. Chúng sống ở các đảo ngoài khơi, bờ biển, bãi cát, bãi lầy ven biển.
Nhạn nhỏ (Sternula albifrons) dài 22 – 25cm, là loài định cư ven biển, không phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ, di cư qua Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là các vùng bờ biển, bãi biển, đất ngập triều, sông lớn, các vùng đất thấp.
Nhạn lưng đen (Onychoprion anaethetus) dài 37 – 42cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, vãng lai qua Bắc Trung Bộ. Loài chim này được ghi nhận ở các đảo ngoài khơi, biển, bờ biển.
Nhạn hồng (Sterna dougallii) dài 33 – 39cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Nam Bộ. Chúng sống ở các đảo ngoài khơi, biển, bờ biển.
Nhạn Sumatra (Sterna sumatrana) dài 30 – 35cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở các đảo ngoài khơi, biển, bờ biển.
Nhạn (Sterna hirundo) dài 33 – 37cm, là loài di cư mùa hè không sinh sản tại ven biển Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng được ghi nhận ở các sinh cảnh ven biển, đảo ngoài khơi, hồ, sông lớn trong đất liền.
Nhạn đen (Chlidonias hybrida) dài 24 – 28cm, là loài trú đông, tương đối phổ biến tại vùng ven biển trong cả nước, di cư hiếm tại Nam Bộ. Chúng sống ở các ao, hồ, bãi cát ven biển, sông lớn, ruộng lúa nước.
Nhạn xám (Chlidonias leucopterus) dài 20 – 24cm, là loài di cư không phổ biến qua Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ, trú đông hiếm tại Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là các ao hồ, đầm lầy, bãi cát ven biển, sông lớn, ruộng lúa nước.
Khám phá những điều thú vị về loài chim bay cao nhất thế giới
Sếu đầu đỏ là loài chim cao nhất trong số các loài chim biết bay trên trái đất. Sếu đầu đỏ sống hiền hòa và còn được coi là sứ giả của môi trường.
Họ Sếu (Gruidae) gồm 15 loài, sở hữu cơ thể mảnh khảnh. Trong đó, sếu đầu đỏ (Grus antigone) là loài chim biết bay cao nhất, với chiều cao lên đến 1,8m và sải cánh khoảng 2,5m.
Sếu đầu đỏ là loài chim không di cư, sinh sống ở tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á và miền bắc Australia. Chúng làm tổ ở những vùng đất ngập nước thấp và ruộng lúa ngập nước.
Sếu đầu đỏ thường ăn côn trùng, cá, thực vật, các loại hạt. Con trưởng thành nặng 5 - 12kg, dù có kích thước lớn, chúng có thể đạt tốc độ khá ấn tượng với khả năng bay 72 km/h.
Để thu hút sự chú ý của đối phương, và có thể để thiết lập lãnh thổ, chúng thường thực hiện những màn trình diễn nhảy và kêu phức tạp. Thanh quản của chúng mạnh đến mức âm thanh phát ra có thể nghe thấy từ cách xa hàng km.
Mỗi cặp sếu đầu đỏ khi kết đôi sẽ sống với nhau cả đời. Khi một con mất đi, con còn lại sẽ thủy chung, thậm chí "tuyệt thực" để theo bạn đời.
Đi kèm với cơ thể đồ sộ và tiếng kêu vang dội, tổ của sếu đầu đỏ cũng rất lớn. Những chiếc tổ này có thể có đường kính tới hơn 1,8m và được sử dụng để ấp 1 hoặc 2 quả trứng mỗi năm. Cả chim bố lẫn chim mẹ đều ấp và nuôi dưỡng con non.
Dù không có nhiều kẻ săn mồi trên mặt đất, sếu đầu đỏ hiện được xếp loại sắp nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Loài chim này đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất môi trường sống do phát triển đất đai và nông nghiệp, ngộ độc thuố.c trừ sâu, săn bắ.n, thu thập trứng.
Khám phá 7 loài vật quý hiếm sắp tuyệt chủng: Việt Nam sở hữu một loài vô giá Nhiều loài động vật đến nay đang bị ảnh hưởng bởi những tác động từ con người, thậm chí chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng. Sao la hay còn được gọi là "Kỳ lân Châu Á" là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các...