Khám phá thiết bị dò tìm bom mìn dưới biển hiện đại nhất Việt Nam
Công việc rà phá bom mìn (RPBM) dưới nước, đặc biệt là dưới biển phục vụ phát triển kinh tế và các nhiệm vụ quan trọng khác đặt ra yêu cầu cao trong việc đầu tư, hiện đại hóa trang bị.
Trước yêu cầu đó, thời gian qua, Trung tâm Công nghệ Xử lý bom mìn đã được trang bị nhiều trang bị, phương tiện hiện đại, điển hình là thiết bị dò tìm bom mìn dưới biển – Hệ thống Sonar 3000, được đánh giá vào loại hiện đại nhất hiện nay.
Hệ thống Sonar 3000 gồm có sống máy được trang bị thiết bị định vị âm thanh đơn tia, thiết bị xử lý và thu phát TPU, thiết bị điều khiển và màn hình máy tính, cáp kéo và các cáp nối… Đặc điểm nổi bật của Sonar 3000 là bộ phát và điện tử cao nhằm tạo ra những hình ảnh có độ phân giải cao bộ đa công kỹ thuật số 12 bit để truyền sóng âm và kiểm soát dữ liệu, thông qua cáp đồng trục đơn.
Một thiết bị trong hệ thống Sonar 3000.
Khoảng thu phát sóng của thiết bị từ 150m tại 500 kHz và lên tới 450m tại 100kHz, kết hợp đồng thời hoạt động tần số kép và điều khiển độc lập. Cấu tạo thiết bị nhỏ nhẹ và đơn giản khi hoạt động và bảo dưỡng, các giao diện cho bộ xử lý của bên thứ 3 và mạng LAN. Đặc biệt, độ sâu hoạt động tiêu chuẩn của thiết bị là 1.500m phù hợp với các thiết bị sâu hơn và với các loại cáp, phụ kiện của L-3 Klien…
Hệ thống Sonar 3000 là máy định vị thủy âm bức xạ ngang đơn tia dùng cho các cuộc thăm dò đòi hỏi độ chính xác cao. Hệ thống hiển thị dữ liệu định vị thủy âm trên màn hình có độ phân giải cao và sẽ lưu giữ dữ liệu trên cả đĩa cứng và đĩa CD với bộ nhớ dung lượng lớn. Đặc biệt, Sonar 3000 thực hiện số hóa thông qua việc sử dụng bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số.
Lợi ích cơ bản của kỹ thuật này là sự thu nhỏ về kích thước và khối lượng của sống máy, tạo ra sự thu nhỏ kèm theo về kích cỡ của tàu và các phụ kiện như bộ cuốn cáp và cần trục. Một lợi thế khác là sự linh hoạt trong quá trình xử lý vùng dò sóng, có thể sử dụng phần mềm kiểm soát thông số hoạt động, giúp tăng cường năng lực hoạt động của thiết bị ở những vùng biển được dò âm.
Sau khi tiếp nhận hệ thống Sonar 3000, các cán bộ kỹ thuật Trung tâm CNXL bom mìn đã nhanh chóng nghiên cứu, tập huấn nâng cao kỹ năng làm chủ thiết bị, tiến hành khai thác đạt hiệu quả trong nhiều công trình, dự án đồng thời, tăng cường các biện pháp bảo quản, bảo dưỡng “giữ tốt, dùng bền” đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
Theo vietbao
Bộ đội đặc công: Độn thổ, trên không, dưới biển...
Cách đây 46 năm, ngày 19/3/1967, giữa lúc đất nước ta đang bước vào giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Binh chủng Đặc công ra đời.
Video đang HOT
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đên thăm, xem buổi trình diễn kỹ thuật, chiến thuật và dự lễ công bố chính thức thành lập Binh chủng Đặc công ngày 19/3/1967 . Ảnh: tư liệu
Vinh dự đặc biệt cho Bộ đội Đặc công được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đên thăm và xem buổi trình diễn kỹ thuật, chiến thuật và dự lễ công bố chính thức thành lập Binh chủng Đặc công ngày 19/3/1967.
Tại buổi lễ thành lâp, Bác đã huấn thị: "...Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt, các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt, bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng cần phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt. Bất kỳ khó khăn đặc biệt nào cũng phải vượt qua, cũng phải khắc phục cho kỳ được...".
Binh chủng Đặc công thật sự xứng đáng với truyền thống vẻ vang "Anh dũng tuyệt vời; Mưu trí sáng tạo; Đánh hiểm thắng lớn".
Trải qua 46 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Binh chủng Đặc công thật sự xứng đáng là lực lượng bộ đội đặc biêt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Viêt Nam với truyền thống vẻ vang" Anh dũng tuyệt vời; Mưu trí sáng tạo; Đánh hiểm thắng lớn".
Kế thừa truyền thống của cha ông ta với lối đánh hiểm, bí mât tuyêt đôi được ca ngợi là "xuất quỷ nhập thần", với phương châm "luồn sâu sáp sát, đánh từ trong đánh ra, đánh nở hoa trong lòng địch".
Phát huy cách đánh đặc công từ kháng chiên chông thực dân Pháp, trong kháng chiên chông Mỹ, bộ đội Đặc công đã đánh hàng ngàn trận đánh lớn, nhỏ tâp trung vào mục tiêu là sân bay, kho tàng, căn cứ hành quân, tàu chiên... làm cho Mỹ - nguỵ ở miền Nam phải khiếp sợ.
Đặc biệt, trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, với lối đánh thân kỳ của biệt động vào tân sào huyêt của địch là Đại sứ quán Mỹ, Bô Tông tham mưu ngụy... đã làm "Lầu Năm góc rung chuyển"...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm và chúc Tết Đoàn Đặc công 1 Anh hùng, ngày 4/2/2013.
Trong chiên dịch Hô Chí Minh, mở màn là trân đánh xuât sắc của bô đôi đặc công vào hôi 2 giờ sáng ngày 10/3/1975 tiến công đông thời 3 vị trí: sân bay Hòa Bình, sân bay, cụm kho Mai Hắc Đế thị xã Buôn Ma Thuôt thực sự là bôc phá lênh cho Chiên dịch tông tiên công nôi dây đại thắng mùa xuân năm 1975.
Dâu chân của các anh đã mở đường cùng đại quân tiên thẳng vào Dinh Đôc lâp, thành phô Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miên Nam đê lại những dâu ân, những chiên công oanh liêt nhưng lại rât thâm lặng của những chiên sĩ đặc biêt tinh nhuê.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trao tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Binh chủng Đặc công nhân kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống binh chủng (19/3/1967 - 19/3/2012).
Thời kỳ đôi mới của dât nước, Binh chủng Đặc công với truyên thông anh hùng trong chiên đâu, chủ đông và sáng tạo trong xây dựng, huân luyên và công tác, bô đôi đặc công đã trưởng thành vê mọi mặt, từng bước iên lên chính quy, tinh nhuê và thiên chiên nhât định hoàn thành xuât sắc mọi nhiêm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quân đôi giao phó, góp phân thắng lợi vào sự nghiêp xây dựng và bảo vê Tô quôc.
Một số hình ảnh về công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội đặc công:
Kỹ thuật nguỵ trang của bộ đội đặc công.
Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
Đặc công nước luyện tập.
Diễn tập chống khủng bố.
Thảo luận tác chiến trên sa bàn.
Huấn luyện đánh cứ điểm.
Huấn luyện đổ bộ đường không.
Chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ.
Binh chủng Đặc công diễu binh trong Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Theo soha
Tàu ngầm diesel tối tân của Nhật Nhật Bản đang đẩy mạnh các chương trình cung cấp trang thiết bị quân sự cho các nước Đông Nam Á, trong đó có các tàu ngầm tàng hình chạy bằng dầu diesel hiện đại nhất. Tàu ngầm chạy bằng dầu diesel lớp Soryu của Nhật Bản. Ảnh: Millitary-today Nhật Bản đang đẩy mạnh các chương trình viện trợ dân sự để huấn...