Khám phá Thiên Cấm Sơn (An Giang) huyền bí
Nói đến Thất Sơn (tỉnh An Giang) hùng vĩ nhiều du khách nghĩ đến Thiên Cấm Sơn, thường gọi Núi Cấm.
Nơi đó, có chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn và đặc biệt là tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á, kỷ lục Guinness Việt Nam; là nơi có nhiều động, điện huyền bí. Khu du lịch Núi Cấm đã được Hiệp hội Du lịch BSCL bình chọn “Điểm du lịch tiêu biểu BSCL”. Hàng năm, có khoảng 1 triệu du khách đến tham quan, khám phá Khu du lịch Núi Cấm.
Nhiều du khách chụp ảnh với tượng Phật Di Lặc trên đỉnh Núi Cấm
Thiên Cấm Sơn có tên gọi dân dã là Núi Cấm, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn – Bảy Núi mà người dân còn gọi vui là “nóc nhà” BSCL, vì nơi đây cao nhất BSCL. Tên gọi Thiên Cấm Sơn có nhiều truyền thuyết khác nhau. Có người cho rằng do khi xưa chúa Nguyễn Ánh tránh quân Tây Sơn truy đuổi nên lên đây và ra lệnh cấm không cho bất cứ người lạ nào lên núi. Tuy nhiên, xa xưa hơn nữa tên Núi Cấm đã xuất hiện, vì nơi đây ít ai dám đến bởi núi non hiểm trở, âm u, nhiều thú dữ cùng với những câu chuyện về các nhân vật siêu hình ngự trị trên các đỉnh núi.
Chuyện hư thực Núi Cấm xưa kia không biết thế nào nhưng ngày nay mọi người biết Núi Cấm cao 716m, dài khoảng 7.500m, ngang độ 6.800m, tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Từ vồ Bồ Hong, đỉnh cao nhất của Núi Cấm nhìn xuống khu vực chùa Phật Lớn như một lòng chảo khổng lồ được bao quanh bởi các núi chập chùng gọi là vồ ầu, vồ Pháo Binh, vồ Bà, vồ Chư Thần, vồ Ong Bướm, vồ Sân Tiên, vồ Thiên Tuế…
Núi Cấm bây giờ không còn hoang vu như xưa kia nữa mà đã được đầu tư mở đường cho du khách lên đỉnh hành hương, tham quan chiêm bái chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh và chụp ảnh lưu niệm với tượng Phật Di Lặc, hay khám phá hồ Thủy Liêm… Du khách có thể trải nghiệm khám phá các động, điện, tắm suối, leo núi. Núi Cấm vừa có danh lam thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, vừa là nơi tính ngưỡng tâm linh; cùng những đặc sản núi rừng như bánh xèo nhưn măng tre núi ăn cùng rau rừng, cua, ốc… với hương vị đậm đà khó nơi nào có được.
Ông Guillaume Van Grinsyen, chuyên gia cao cấp của Tổ chức hỗ trợ quốc tế Hà Lan – PUM, đã có nhiều nghiên cứu về du lịch An Giang, cho rằng có 4 sản phẩm cốt lõi tiềm năng mang tầm quốc gia hoặc quốc tế để phát triển du lịch An Giang, là: Châu ốc với quần thể chùa ở Núi Sam; giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời của Núi Cấm; khu di tích văn hóa Óc Eo và cuối cùng là rừng tràm Trà Sư. Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang, ông Guillaume Van Grinsyen đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phát triển Núi Cấm thành “Công viên tôn giáo quốc tế” để hình thành một điểm đến quốc tế của An Giang. “Chánh niệm (Mindfulness) – sự an yên về tâm trí, là một khái niệm đang rất phổ biến toàn cầu. ó là một khái niệm Phật giáo nhưng rất ít người biết được điều này bắt nguồn từ Việt Nam. Hàng năm, hàng trăm ngàn khách từ phương Tây và khách du lịch khắp ông Nam Á, tìm kiếm sự bình yên trong tâm trí và xem Chánh niệm là một phương pháp rèn luyện quan trọng. Hiện nay, khách dành phần lớn thời gian ở Ấn ộ hoặc Thái Lan, Campuchia là điểm đến của cộng đồng tôn giáo, thiền viện. Họ di chuyển từ Campuchia đến TP Hồ Chí Minh, ngang qua An Giang mà không dừng lại. ây là cơ hội để kết hợp truyền thống với những giá trị tôn giáo từ hàng thế kỷ nay cùng khái niệm bình yên của người Việt, đó là Chánh niệm”, ông Guillaume Van Grinsyen chia sẻ.
Chuyện Núi Cấm trở thành “Công viên tôn giáo quốc tế” không biết khi nào nhưng bây giờ Núi Cấm đã là điểm đến trọng điểm của du lịch An Giang. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để tạo nên các khu vui chơi giải trí cáp treo, hồ tạo sóng, công viên nước, nhà hàng, khách sạn… phục vụ du khách. Du khách có thể đi cáp treo lên đỉnh Núi Cấm để tận mắt cảm nhận được rừng núi Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí. Hay có thể tìm cảm giác leo núi bằng “ xe ôm” len lỏi qua núi rừng lên đỉnh Núi Cấm để ngắm nhìn Phật Di Lặc. Từ trên đỉnh Núi Cấm đưa tầm mắt nhìn xuống những cánh đồng lúa chín như bức tranh đồng quê tuyệt đẹp…
Theo chân Hiệp hội Du lịch BSCL đến khảo sát Khu du lịch Núi Cấm để tái công nhận “iểm du lịch tiêu biểu BSCL năm 2022″, ông Ngô Hồng Phúc, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm, phấn khởi cho biết: “Hiện nay, có 2 doanh nghiệp đầu tư khai thác Khu du lịch Núi Cấm là Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang và Công ty Cổ phần Du lịch An Giang. Hàng ngày, cáp treo Núi Cấm đón 1.000 – 2.000 lượt khách đi cáp treo tham quan Núi Cấm. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Khu du lịch Núi Cấm đón trên 550.000 lượt khách tham quan, du lịch, cao hơn gấp đôi năm 2021. Khu du lịch Núi Cấm đã khoác “chiếc áo mới” với đường giao thông rộng mở, các khu vui chơi đã đầu tư bài bản, cảnh quan được chăm chút hơn”. Ông Ngô Hồng Phúc cho biết tương lai Khu du lịch Núi Cấm sẽ tiếp tục được đầu tư để phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo như: du lịch tâm linh, khám phá, nghỉ dưỡng… và là điểm du lịch trọng tâm của tỉnh An Giang.
Video đang HOT
Sau khi khảo sát Khu du lịch Núi Cấm, ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch BSCL, cho rằng: “Khu du lịch Núi Cấm cần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả dịch vụ du lịch. Xây dựng sản phẩm mới và làm mới sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu du khách. Tăng cường hợp tác với các đơn vị trong, ngoài nước và tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch để Khu du lịch Núi Cấm được nhiều du khách biết đến và đến tham quan, khám phá, trải nghiệm”.
Lên 'nóc nhà' miền Tây... cưỡi gió, săn mây
Thiên Cấm Sơn (còn gọi núi Cấm) được mệnh danh là nóc nhà miền Tây, sở hữu nét đẹp tâm linh và thu hút hàng trăm nghìn khách thập phương đến hành hương mỗi năm.
Gần đây, núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) còn là điểm du lịch khám phá, trải nghiệm của đông đảo những người trẻ tìm đến "check-in" thưởng ngoạn phong cảnh non xanh nước biếc, uy nga tráng lệ.
Từ Vồ Bồ Hoong (đỉnh núi Cấm) nhìn xuống "đại dương mây" cuồn cuộn, huyền ảo tựa chốn bồng lai
Chất liệu xanh cho cuộc sống
Khám phá thiên nhiên tươi đẹp gắn liền với trải nghiệm du lịch thực tế chắc chắn sẽ là chất liệu xanh cho cuộc sống tuyệt đẹp để những ai yêu thi văn, thích âm nhạc dệt nên những trang viết đủ mọi sắc màu của thiên nhiên tươi đẹp. Và núi Cấm sẽ là nơi tuyệt hảo như thế.
"Cưỡi gió, săn mây" là cụm từ mà những du khách trẻ hay đề cập khi nhắc đến địa danh này. Một sức hút lạ kỳ bởi vẻ đẹp mơ mộng đủ sức làm lay động mọi trái tim yêu thiên nhiên. Dạo quanh và khám phá núi Cấm, bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp bạt ngàn của hoa cỏ dại, săn mây và chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng.
Lập team đi "săn mây", đón bình minh trên núi Cấm
Tuy nhiên, đi khám phá cũng không phải màu hồng, muốn tới vồ Bồ Hong, đỉnh chót vót của núi Cấm, bạn sẽ phải vượt qua địa hình phức tạp với những đoạn dốc cao và dựng đứng như thử thách "trêu ngươi" những phượt thủ.
Vồ Bồ Hong - điểm cao nhất ngọn núi, nơi du khách muốn chinh phục
Sau một hồi chinh phục những bậc thang dốc đứng thì trước mắt các phượt thủ sẽ là bức tranh thiên nhiên trác tuyệt, phô diễn sự kỳ vĩ được sắp xếp khéo léo tài tình của mẹ thiên nhiên. Những trái núi, quả đồi xa xa trải dài ngút mắt, phía dưới là những ô ruộng vuông vắn xanh tươi của đồng bằng châu thổ, du khách được thoải mái say sưa tận hưởng tiết trời mát mẻ dịu êm đến lạ thường.
Dẫu có chút khó khăn khi vượt dốc, nhưng đến nơi đỉnh núi, có ai ngờ được thưởng ngoạn toàn cảnh đại ngàn hoang vu, trăm hoa sắc màu đua nhau phủ khắp triền núi. Xa xa, các đỉnh núi thấp hơn cũng mộng mơ đội vòng hoa mây trắng thuần khiết vô cùng đẹp mắt. Đó là điều du khách thấy bất ngờ đến thích thú lạ kỳ.
Anh Phúc Khang, một người đam mê du lịch khám phá đến từ TP. Cần Thơ, cho biết: "Tôi là người thích trải nghiệm và khám phá những vùng đất mới. Tôi đã đi nhiều nơi, nhưng khi đến đây, trải nghiệm của tôi thật khác lạ. Đứng nơi đỉnh của "nóc nhà" miền Tây, tôi có cảm giác ngọn núi này như một thiên đường với mây bay la đà bao phủ, gió rít vi vu, không khí mát lạnh, một điều tuyệt vời cho những ai thích săn mây".
Ngắm bình minh rạng rỡ
Leo núi vốn là một việc ý nghĩa khi bạn phải vượt qua nhiều thử thách để lên đến đỉnh. Thế nhưng, sẽ kỳ diệu hơn nữa khi thứ đầu tiên đón bạn mừng chiến thắng nơi đỉnh núi là gam màu vàng cam bừng sáng cả một bầu trời của bình minh.
Thả hồn mình vào thế giới nguyên thủy, ban sơ của núi rừng
Ngắm bình minh trên Thiên Cấm Sơn sẽ là phần thưởng cho du khách sau khi "săn mây" từ sớm. Một bình minh rực rỡ màu đỏ cam của mặt trời mới nhú, màu trắng ngần của mây ngàn xếp tầng tầng lớp lớp, màu xanh nhạt của rừng cây đang lộ dần sau những làn mây hừng sáng và cả những vệt đen còn sót lại của buổi đêm đang chuyển mình.
Cảnh bình minh giữa một biển trời mây vô tận chắc chắn sẽ khiến ai từng được thưởng thức chẳng thể quên.
Cùng "sạc" đầy năng lượng tươi mới để làm việc học tập hiệu quả hơn
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn được hòa mình trong màn sương mờ ảo bao phủ khắp nơi. Những tầng mây trắng trôi lơ lửng xung quanh, chỉ cần giang tay là có cảm giác như chạm tới. Thời khắc, mặt trời từng chút từng chút một ló rạng soi sáng từng dãy núi cho xóm làng đằng xa xa dần hiện rõ.
Nơi chốn linh thiêng
Và đặc biệt khi mặt trời lên ngang tầm mắt, đứng giữa mây ngàn rồi phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ có cảm giác thật hạnh phúc được "chinh phục chính mình" và ngỡ ngàng nhận ra chẳng ở đâu có thể tìm thấy được.
Mỗi một hành trình khép lại, cũng chính là lúc trang mới của cuộc sống tươi đẹp diệu kỳ được mở ra. Bởi lẽ, tâm hồn đã được nuôi dưỡng, cảm xúc được nâng niu, trái tim được yêu thương đánh thức.
Nếu những ai thấy đời chênh vênh, buồn tẻ thì hãy thử một lần đặt chân lên núi Cấm để tự mình cảm nhận những điều đặc biệt này và "sạc" đầy năng lượng tích cực để cuộc sống có thêm động lực, yêu đời đắm say, cuồng nhiệt.
Khám phá mùa 'suối hát' ở Thiên Cấm Sơn Mỗi năm khi mùa mưa đến, những con suối ở Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, TX Tịnh Biên, An Giang) mang đến trải nghiệm đặc biệt thú vị cho du khách gần xa. Tháng 7 âm lịch, trời mưa già, những con suối ở Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, ở xã An Hảo, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cũng "thức giấc", mang...