Khám phá thế giới gián điệp Đức
Reuters vừa cho đăng tải hình ảnh bên trong Bảo tàng Gián điệp “Tuyệt mật” tại thành phố Oberhausen, miền đông bắc nước Đức, trưng bày những đồ vật và thiết bị lý thú dành cho các điệp viên thời xưa.
Chiếc áo khoác, biểu tượng truyền thống của ngành gián điệp Đức, được treo ngay cửa ra vào của Bảo tàng Gián điệp “Tuyệt mật”
Một máy mã hóa và giải mã hiệu Enigma nổi tiếng thời Đệ Nhị Thế chiến của Đức được trưng bày tại viện bảo tàng
Trông ly rượu martini này rất bình thường, nhưng nếu quan sát thật kỹ, thì khách tham quan sẽ trông thấy một máy ghi âm bé xíu được che giấu khéo léo bên trong trái cherry nhân tạo đặt trong ly rượu
Một máy chụp ảnh nhỏ được đặt trong một quyển sách, một chiêu thức thường được nhân viên tình báo của Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND) và Cơ quan Tình báo Trương ương Mỹ (CIA) sử dụng
Video đang HOT
Một chiếc điện thoại bàn trông bình thường nhưng đã được kết nối với một hệ thống nghe lén
Một tấm bảng với dòng chữ tiếng Đức: “Cẩn thận khi trò chuyện – Kẻ địch đang lắng nghe”
Một mô hình chim bồ câu có gắn camera theo dõi
Thiết bị giải mã của BND
Một khẩu súng ngắn dùng để bắn hóa chất, được trang bị cho nhân viên của Cơ quan Tình báo Liên bang Đức
Thiết bị nghe lén được Bộ Nội vụ của Đông Đức trước đây sử dụng
Bảo tàng còn trưng bày bộ sưu tập các loại vũ khí mà các điệp viên hay dùng
Theo VTC
Bảo tàng Trung Quốc trưng bày 40.000 hiện vật giả
Một bảo tàng tại Trung Quốc đã bị buộc phải đóng cửa sau khi có thông tin nói rằng bộ sưu tập gồm 40.000 cổ vật được trưng bày tại đây hầu hết là giả.
Hầu hết các hiện vật tại bảo tàng được cho là giả.
Bảo tàng Jibaozhai trị giá 60 triệu nhân dân tệ (7,2 triệu USD) tọa lạc tại thành phố Ký Châu, tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc. Bảo tàng mở cửa năm 2010 với 12 gian trưng bày chứa nhiều cổ vật văn hóa độc đáo.
Mặc dù lớn nhưng bộ sưu tập của bảo tàng bị cho là đồ giả. Hôm 15/7, các phòng bán vé của bảo tàng đã phải đóng cửa giữa lúc có các cáo buộc nói rằng hầu hết các "cổ vật" là giả, vốn được mua với giá chỉ từ 100-2.000 nhân dân tệ. (14-250 USD).
Những chỉ trích của công chúng đối với bảo tàng đã xuất hiện hồi đầu tháng này khi nhà văn Trung Quốc Ma Boyong phát hiện hàng loạt những bất thường trong một lần tới thăm bảo tàng và đăng tải các phát hiện của ông lên mạng.
Một trong những sai sót đáng chú ý nhất là các cổ vật được khắc chữ viết được lý giải là có từ hơn 4.000 năm trước. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra rằng chữ viết đó chỉ được sử dụng rộng rãi trong thế kỷ 20.
Bộ sưu tập cũng bao gồm một bình gốm 5 màu được thông báo là có từ đời nhà Đường, nhưng kỹ thuật vẽ lại chỉ được phát minh vài trăm năm sau đó trong thời nhà Minh.
Tuy nhiên, các nhân viên bảo tàng đã cố gắng xoa dịu vụ bê bối.
Wei Yingjun, trưởng nhóm cố vấn của bảo tàng, thừa nhận rằng bảo tàng Jibaozhai không có giấy phép hoạt động nhưng cho biết ít nhất 80 trong số 40.000 hiện vật được trưng bày là hàng thật.
Trung Quốc hiện đang chứng kiến sự ra đời ồ ạt của các bảo tàng. Theo số liệu của chính phủ, chỉ riêng trong năm 2011, có gần 400 bảo tàng mới đã mở cửa.
Nhưng các hiện vật giả đã trở thành một vấn đề nan giải. Hồi năm 2011, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng 80% hóa thạch tại các bảo tàng Trung Quốc là giả.
"Các hóa thạch giả cũng như sữa bột bị hỏng, vốn có thể làm tổn thương và xúc phạm du khách", một nhà khoa học từ Viện hoa học xã hội Trung Quốc nói.
Theo Dantri
Kỳ lạ tiêm kích Việt Nam trên tàu sân bay Mỹ Tiêm kích phản lực MiG-17 sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam đậu trên tàu sân bay USS Intrepid (CV-11) của Hải quân Mỹ. Các bảo tàng ở Mỹ thường có truyền thống lưu giữ các hiện vật liên quan tới cuộc chiến tranh giữa Mỹ với nước khác (gồm cả với Việt Nam). Vì thế, người Mỹ trưng bày nhiều...