Khám phá thế giới bên trong 3 khách sạn cổ nhất TP HCM
Ít ai biết, trong lòng khách sạn cổ kính Continental Sài Gòn có 3 cây hoa sứ được trồng từ thời khách sạn mới đi vào hoạt động, và vẫn còn tươi tốt sau 140 năm.
Hay khách sạn Majestic Sài Gòn có cầu thang xoắn bằng gỗ tuổi đời đã 95 năm, bằng với số tuổi của khách sạn.
Continental và Majestic là hai khách sạn cổ nhất ở TP HCM, và cũng là hai trong top 5 khách sạn lâu đời nhất tại Việt Nam. Trong khi đó, dù xuất hiện muộn hơn một chút, khách sạn Grand Sài Gòn cũng được xem là khách sạn lâu đời của “Hòn ngọc Viễn Đông”. Sau bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, lớp bụi thời gian không che lấp, mà ngược lại, đã làm ánh lên vẻ đẹp của ba công trình kiến trúc tiêu biểu theo phong cách Pháp tại thành phố này. Cả ba khách sạn cổ trứ danh của Sài Gòn – TP HCM đều tọa lạc trên trục đường Đồng Khởi ở những vị trí được xem là đẹp nhất thành phố.
Đối với phần lớn người dân thành phố và du khách, bên trong 3 khách sạn nổi tiếng xa hoa một thời vẫn còn chứa đựng nhiều bí mật. Thậm chí, nói như Marc PhillipYablonka, phóng viên chiến trường người Mỹ từng có nhiều năm làm việc tại Sài Gòn thời chiến tranh Việt Nam: “Nếu những bức tường của khách sạn Continental biết nói, chúng sẽ kể cho bạn rất nhiều điều”. Câu này cũng có thể dùng để nói về hai khách sạn cổ còn lại.
Continental Sài Gòn: Nơi Graham Greene phóng bút viết cuốn “Người Mỹ trầm lặng”
Người ta đã dùng nhiều mỹ từ để nói về khách sạn hạng sang ra đời sớm nhất tại Sài Gòn nói riêng và của cả vùng Nam kỳ lục tỉnh nói chung này. Khởi thủy, đây là điểm dừng chân của giới thượng lưu từ Pháp du lịch đến các nước Đông Dương. Trong những năm thập niên 1960-1970, nó khoác lên mình tên gọi: “Đại Lục Lữ Quán”.
Khách sạn được xây dựng vào năm 1878 và hoàn thành vào năm 1880. Thời điểm này gần như cùng lúc với sự xuất hiện của nhiều công trình kiến trúc mang phong cách Pháp nổi tiếng tại Sài Gòn thời bấy giờ như Nhà thờ Đức Bà (hoàn thành năm 1880), Bưu điện Sài Gòn (1886-1891) và Tòa Đô chánh Sài Gòn (1898-1909), nay là trụ sở UBND TP HCM.
Nằm ngay vị trí đắc địa ở khu vực trung tâm thành phố tại giao lộ Đồng Khởi và công trường Lam Sơn, dù có độ cao khiêm tốn chỉ với một tầng trệt và ba tầng lầu, khách sạn Continental Sài Gòn trông vẫn nổi bật với những ô cửa sổ duyên dáng, cột trụ phù điêu in đậm phong cách kiến trúc Pháp. Khách sạn đã được công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật của TP HCM vào năm 2012.
Continental Sài Gòn từng đón tiếp nhiều chính khách, văn nghệ sĩ, người nổi tiếng của thế giới đến thăm và lưu trú. Trong số này, không thể không nhắc đến nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore – giải Nobel Văn chương năm 1913; nhà văn người Pháp Andre Malraux; nhà văn người Anh Graham Greene – tác giả cuốn “Người Mỹ trầm lặng” nổi tiếng.
Căn phòng 214 giờ đây đã thành một phần quan trọng trong lịch sử của khách sạn Continental Sài Gòn khi từng là nơi ở và làm việc thường xuyên của nhà văn người Anh Graham Greene. Ông đã viết gần như toàn bộ tác phẩm nổi tiếng “Người Mỹ trầm lặng” trong thời gian lưu trú tại đây
Còn đây là phòng số 307 – nơi Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn thường lui tới và lưu trú một thời gian khá lâu. Tác phẩm điêu khắc tướng Phạm Xuân Ẩn do điêu khắc gia Lê Lang Biên thực hiện
Các chính khách tiếng tăm như Jacques Chirac – thị trưởng Paris đương thời, sau này là Tổng thống Pháp; Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad… cũng từng là những bậc thượng khách của khách sạn Continental Sài Gòn.
Bức tượng đồng cổ Napoleon cưỡi ngựa có từ thời ông Mathieu Franchini làm chủ khách sạn giai đoạn 1930-1955
Trải qua 140 năm, diện mạo kiến trúc của khách sạn Continental Sài Gòn được giữ gìn khá nguyên vẹn. Kiến trúc, nội thất cũng như cách bài trí bên trong đều theo tiêu chuẩn của một khách sạn hạng sang tại Paris vào cuối thế kỷ XIX.
Khách sạn Continental Sài Gòn càng thêm nổi tiếng khi xuất hiện trong một số cảnh quay chính trong phim “Đông Dương” của đạo diễn Régis Wargnier, được công chiếu trên toàn thế giới vào năm 1992.
Video đang HOT
Khoảng sân vườn nằm ở giữa khách sạn, rộng tới 600 m2. Tại đây, có 3 cây sứ được trồng từ năm 1880, đến nay vẫn tươi tốt
Majestic Sài Gòn: Khách sạn 5 sao đầu tiên do người Việt tự đầu tư, quản lý
Được xây dựng vào năm 1925, đến nay, khách sạn đã tồn tại ngót 95 năm. Vào thời kỳ đầu tiên, khách sạn được thiết kế theo phong cách kiến trúc Pháp, sau đó được sửa chữa theo phong cách châu Âu thời Phục Hưng.
Phòng họp gợi nhớ tới không gian mang phong cách châu Âu thời Phục Hưng
Nội thất và những chi tiết trang trí bên trong khách sạn vẫn còn lưu giữ những nét xa hoa, lộng lẫy từng được xem là niềm kiêu hãnh một thời của người Sài Gòn về công trình kiến trúc này.
Cầu thang xoắn bằng gỗ có vào thời khách sạn đi vào hoạt động, từ năm 1925
Tọa lạc đầu đường Catinat xưa, nay là Đồng Khởi với vị trí tuyệt đẹp nhìn ra sông Sài Gòn, khách sạn từng đón tiếp nhiều nhân vật quan trọng như cố Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, Thái tử Nhật Bản Akishino Fumihito, Thái tử Đan Mạch Frederik André Henrik Christian, Hoàng tử Anh Andrew Albert Christian Edward, Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sring Dhorn, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, tiểu thuyết gia người Nhật Bản Kaiko Takeshi…
Căn phòng khi xưa tiểu thuyết gia người Nhật Kaiko Takeshi từng lưu trú. Trên kệ nhỏ có chiếc điện thoại cổ, vẫn được khách sạn lưu giữ tới ngày nay
Majestic Sài Gòn cũng là khách sạn 5 sao đầu tiên tại TP HCM do người Việt tự đầu tư, quản lý và điều hành. Chủ đầu tư đầu tiên của khách sạn là một thương gia người Việt gốc Hoa nổi tiếng giàu có bậc nhất vùng Sài Gòn – Gia Định lúc bấy giờ là Hui Bon Hoa, còn gọi Chú Hỏa. Một công trình bất động sản khác cũng khá nổi tiếng tại Sài Gòn, gắn liền với tên tuổi của ông một thời là “nhà Chú Hỏa”, nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM.
Trên tầng thượng khách sạn Majestic Sài Gòn có góc nhìn tuyệt đẹp ra sông Sài Gòn…
Ngắm nhìn đường phố TP HCM lung linh trong ánh đèn khi đêm về
Continental Sài Gòn và Majestic Sài Gòn là hai trong top 5 khách sạn lâu đời nhất tại Việt Nam, theo thứ tự bao gồm: Khách sạn Hòa Bình (Hà Nội), Khách sạn Sofitel Legend Metropole (Hà Nội), Khách sạn Sài Gòn – Morin (Huế), Khách sạn Continental Sài Gòn và Khách sạn Majestic Sài Gòn. Cả ba khách sạn phía sau trong top này đều thuộc Saigontourist Group.
Grand Sài Gòn: Xứng danh “Sài Gòn Lớn”
Được khởi công xây dựng vào năm 1929 và hoàn thành vào năm 1930, khách sạn Grand Sài Gòn được kiến tạo trên nền một hội quán nhỏ trên đường Catinat xưa, nay là đường Đồng Khởi. Khách sạn Grand Sài Gòn trở thành đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) từ năm 1994.
Điểm nhấn khác biệt của Grand Sài Gòn chính là khu Ancient Wing – khu cổ của khách sạn – bao gồm các phòng tiêu chuẩn và phòng Suite vẫn giữ được phong cách kiến trúc của Pháp từ năm 1930, với nội thất trang trí theo lối cổ điển và nét thanh lịch, sang trọng, đầy đủ tiện nghi
Với những đường nét tinh tế, thanh lịch theo phong cách kiến trúc Pháp, trong những năm của thập niên 1930, Grand Sài Gòn từng được đề cử là một “lựa chọn hạng nhất” trong số các khách sạn tại Sài Gòn.
Khách sạn hiện vẫn còn lưu giữ thang máy cổ có từ năm 1930. Vì được lắp đặt theo nhu cầu tại thời điểm của những năm thập niên 1930 nên lồng thang có kích thước nhỏ. Thang có thể tải được 3 khách không kèm hành lý, hoặc 2 khách kèm hành lý (tính theo trọng lượng của người châu Á). Thang máy được bảo trì thường xuyên và chỉ dành cho khách ngụ tại khu Ancient Wing – khu cổ của khách sạn
Bưu thiếp và cổ phiếu đầu tư khách sạn Grand Sài Gòn thời Đông Dương
Sử dụng phòng họp này, khách có cảm giác được chạm vào những nét tinh tế theo phong cách Pháp cổ kiển
Khách sạn Grand Sài Gòn có 251 phòng ngủ sang trọng với tầm nhìn toàn cảnh sông Sài Gòn và thành phố từ trên cao.
Không gian xanh trong lòng khách sạn Grand Sài Gòn
Rooftop Grand Lounge trên tầng 20 – nơi có góc nhìn tuyệt đẹp xuống sông Sài Gòn và toàn cảnh thành phố
Trải nghiệm khách sạn cổ giữa lòng thành phố
Tận hưởng những dịch vụ cao cấp trong lòng khách sạn cổ giữa trung tâm thành phố là một trải nghiệm đặc biệt. Khác sạn Continental Sài Gòn hiện có chính sách ưu đãi tặng 1 đêm phòng cho khách đang lưu trú có mức chi tiêu tại khách sạn từ 3 triệu đồng trở lên, áp dụng từ nay đến ngày 31-12-2020.
Khách sạn Majestic Sài Gòn đang giới thiệu gói dịch vụ Family Weekend Staycation với giá trọn gói chỉ từ 3.600.000 đồng/2 khách, bao gồm 1 đêm phòng Deluxe, điểm tâm sáng, buffet nướng hải sản, voucher đồ uống, kèm ưu đãi dịch vụ ẩm thực. Nếu chọn khách sạn Grand Sài Gòn làm điểm dừng chân, khách sẽ có cơ hội tận hưởng một đêm trải nghiệm khách sạn đẳng cấp 5 sao với mức giá ưu đãi chỉ 1.690.000 đồng/khách và các dịch vụ cao cấp đi kèm.
Theo dòng lịch sử: Khách sạn Grand Sài Gòn, đẳng cấp thương hiệu 90 năm
Là một trong những khách sạn cổ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, với lối kiến trúc mang phong cách Pháp sang trọng.
Khách sạn Grand Saigon luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước mỗi khi có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác.
Khách sạn Grand Saigon, số 8, Đồng Khởi, Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Bề dày lịch sử
Khách sạn Grand Saigon bắt nguồn từ một quán giải khát tọa lạc tại góc đường Catinat và Vannier (tức là đường Đồng Khởi và đường Ngô Đức Kế ngày nay)
Năm 1930, ông Henry Edouard Charigny de Lachevrotìere - Tổng biên tập của một tờ báo Pháp xin được giấy phép chính thức mở khách sạn Grand. Khách sạn có thiết kế ban đầu là 68 phòng.
Khách sạn Grand năm 1930
Sau 2 năm, khách sạn lại được bán cho một người Pháp lai Corse là Patrice Luciani. Trong thời kì này, khách sạn Grand đã phát triển một cách thành công và rực rỡ khi được đề cử 'lựa chọn hạng nhất' của các khách sạn ở Sài Gòn. Trong đó nổi bật nhất là những quán cà phê sân thượng với các buổi hòa nhạc đêm và khu vực sảnh rộng rãi đáp ứng được yêu cầu của các buổi tiệc, hội họp lớn của thành phố.
Năm 1937, khách sạn Grand được đổi tên thành Saigon Palace.
Năm 1939, khách sạn tiếp tục đổi chủ khi được bán cho Antoine Giorgetti. Tuy nhiên, do tác động của chiến tranh nên khách sạn lúc đó chỉ chủ yếu hoạt động cho thuê các căn hộ hạng sang.
Khách sạn Saigon Palace năm 1950
Năm 1958, khách sạn có tên tiếng Việt là Sài Gòn Đại Lữ Quán và đến năm 1975 được đổi tên thành khách sạn Đồng Khởi.
Năm 1994, khách sạn Grand Saigon trở thành đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.
Năm 1998, khách sạn được cải tạo nâng tổng số lượng phòng lên 107 phòng ngủ, 2 nhà hàng, 1 bar và hồ bơi theo phong cách hiện đại nhưng vẫn giữ nét đẹp cổ kính theo kiến trúc Pháp.
Năm 2003, khách sạn được chứng nhận khách sạn 4 sao bởi Tổng cục Du lịch Việt Nam
Đến năm 2012, Grand Saigon hoàn thành việc sửa chữa và xây dựng thêm khu Luxury Wing, nâng tổng số phòng lên đến 251; bên cạnh đó, khu Ancient Wing, khu cổ của khách sạn, vẫn được giữ nguyên nét kiến trúc và nội thất Pháp từ những năm 1930.
Ngày 22-4-2015, Grand Saigon chính thức được công nhận là một trong những khách sạn 5 sao hàng đầu tại Việt Nam.
Vị thế của một khách sạn 5 sao hàng đầu
Khách sạn Grand Saigon tọa lạc tại vị trí vô cùng thuận lợi khi nằm giữa trung tâm thành phố, ngay bên cạnh là sông Sài Gòn, cùng các trung tâm giải trí, thương mại và chỉ cách sân bay Tân Sơn Nhất 8 km.
Đáng chú ý, khu vực này vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ như Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố và Bưu điện trung tâm, Dinh Độc lập... Tất cả tạo nên một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo.
Grand Saigon chia làm hai khu: khu mới và khu cổ, tạo thành một tổng thể hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Khu cổ bao gồm các phòng tiêu chuẩn và phòng Suite vẫn giữ được phong cách kiến trúc của Pháp từ năm 1930, với nội thất trang trí thiết kế cổ điển và thanh lịch. Khu mới bao gồm 5 loại phòng khác nhau từ phòng Deluxe đến phòng Suite, thiết kế theo phong cách sang trọng, hiện đại.
Nội thất bên trong một phòng khách sạn
Tất cả 233 phòng của khách sạn đều có hướng nhìn ra thành phố, sông Sài Gòn hoặc hồ bơi và được trang bị tiện nghi đạt tiêu chuẩn 5 sao.
Hệ thống nhà hàng, quầy bar của khách sạn gồm nhà hàng Chez-nous, bar Des Amis và Rooftop Grand Lounge.
Đến với nhà hàng Chez-nous, du khách sẽ được thưởng thức hương vị ẩm thực theo phong cách Á - Âu cùng tiệc trà tự chọn và ngắm cảnh đường phố Đồng Khởi nhộn nhịp.
Trong một không gian xanh tươi bên cạnh hồ bơi, bar Des-Amis mang đến những giây phút thư giãn tuyệt vời, tránh xa nắng nóng của miền nhiệt đới.
Điểm nhấn đặc biệt ở là khu vực Rooftop Grand Lounge ở tầng 20. Đây là một địa điểm đắc địa trong lòng thành phố với một mặt hướng về sông Sài Gòn, một mặt là toàn cảnh thành phố với không gian đẹp như tranh vẽ. Trong không gian ấm áp, sang trọng, lãng mạn với tiếng nhạc du dương, Rooftop Grand Lounge là nơi lý tưởng để du khách gặp gỡ, họp mặt cùng nhau.
Rooftop của khách sạn
Grand Saigon cũng có đầy đủ các dịch vụ đi kèm như hồ bơi, massage, hội họp, tiệc cưới ...với đẳng cấp của một khách sạn hàng đầu, đáp ứng được mọi nhu cầu của du khách.
Nhằm đa dạng hóa các món ăn trong khách sạn 5 sao và góp phần quảng bá cho ẩm thực của đất nước Việt Nam với du khách quốc tế, khách sạn Grand Saigon đã đưa các món ăn địa phương vào phục vụ khách lưu trú.
Việc đưa những món ăn truyền thống, dân dã của Việt Nam lên thành món '5 sao' đã giúp khách sạn nhận được nhiều lời khen từ các vị khách trong nước, quốc tế và các chuyên gia ẩm thực. Các sự kiện văn hóa ẩm thực giới thiệu các món ăn đặc sản địa phương cũng được thường xuyên tổ chức, góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Món bún thả Bình Thuận được giới thiệu trong chương trình món ăn đặc sản địa phương tháng 7/2020
Với những giá trị của mình, Grand Saigon đã được vinh danh tại một số giải thưởng danh giá như Giải thưởng Khách sạn phục vụ khách châu Âu nhiều nhất năm 2017 và 2018; Giải thưởng Khách sạn có nhà hàng Âu phục vụ khách quốc tế nhiều nhất năm 2018; Top 5 khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam...
Khách sạn 5 sao tung hàng loạt dịch vụ mới Giao đồ ăn tại nhà, tặng ưu đãi ẩm thực, gói nghỉ dưỡng trong ngày, giảm giá dịch vụ hội thảo, sự kiện... là những sáng kiến mới. Theo ông Anthony Slewka-Armfelt, Giám đốc Sales & Marketing khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi, khách sạn đang tập trung vào nhóm khách nghỉ dưỡng cuối tuần và đi công tác nội địa trong tuần....