Khám phá tháp Chăm huyền bí
Ngoài những ruộng nho mênh mông, cái nắng bạt ngàn, thành phố Phan Rang còn được biết đến với cụm tháp PôKlông Garaido huyền bí, với màu gạch Chăm nổi bật giữa nền trời xanh thẫm.
Cụm tháp PôKlông Garaido do vua Chế Mân xây dựng trên đồi Trầu để tưởng nhớ PôKlông Garaido, vị vua bị hủi nhưng tài giỏi đã đưa Chămpa thành một quốc gia hưng thịnh. Cụm tháp gồm nhiều công trình lớn nhỏ, nhưng hiện nay còn lại ba ngôi tháp xây bằng gạch Chăm. Đó là tháp Cổng, tháp Lửa và tháp Chính – tháp thờ vua PôKlông Garaido. Ngoài ý nghĩa lịch sử, tháp còn là một trong những biểu tượng của văn hóa chăm với 4 lễ hội đặc biệt diễn ra tại đây hàng năm: Lễ Đầu năm, lễ cầu mưa, lễ hội Katê, lễ Chabun.
Sau khi bước qua cổng, men theo những bậc thang lên tháp, màu rêu phong của đá hàng trăm năm tuổi đối lập với màu đỏ như máu của những bụi hoa xương rồng khiến bước chân du khách như chùng lại, như lắng đọng hơn về ký ức hào hùng.
Khi bước vào tháp, cái uy nghiêm của những bệ thờ, của những bức tượng, đặc biệt là tượng vua PôKlông Garai khiến du khách không ai nhắc ai đều “đi khẽ nói nhẹ”. Không ai muốn làm vỡ cái yên tĩnh vốn có của nơi đây, hoặc ai cũng sợ một danh tướng Chăm nào đó sẽ đột ngột xuất hiện, quắc mắt, vung gươm trừng trị những kẻ dám quấy rối nơi yên nghỉ của tiên vương.
Mỗi cạnh, mỗi tầng và các mặt của từng tháp được chạm khắc trang trí nhiều họa tiết bằng gốm đá với hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần, đủ loại hình người. Các học tiết sắc nét đến nỗi tưởng như chỉ cần chạm tay, vũ nữ trên tường sẽ uốn mình, vươn vai, di chuyển theo điệu nhạc, đưa du khách trở về những buổi yến tiệc linh đình. Hay chiếc đuôi rồng bất ngờ chuyển động, lộ dần ra chiếc đầu với cặp sừng to lớn ản dấu bên kia bức tường.
Cũng trong không khí ấy, tượng Linga – vật thờ trong văn hóa phồn thực của người Chăm – lại mang đến cho du khách một cảm giác khác. Lạ lẫm và lý thú về một hiện tượng tự nhiên được con người đưa lên thành biểu tượng thần thánh.
Tại nơi cao nhất của tháp, một phần của thành phố Phan Rang hiện ra duyên dáng với những nếp nhà, những triền cát trắng xóa. Hay hình dáng của những cô gái Chăm với khăn vắt hờ che mặt, đầu đồi lọ nước, thoăn thoắt trên đường làng. Đẹp như bức tranh trong câu chuyện 1001 đêm.
Video đang HOT
Thời điểm đẹp nhất của tháp là khi màu của gạch Chăm dần chìm vào màu đỏ của mặt trời lặn xuống chân núi. Song cũng vào thời điểm này, tháp trở nên cực kỳ huyền bí, âm u với những “bóng ma hời” trong các câu chuyện truyền miệng khiến người can đảm nhất cũng rùng mình. Vì lý do này, hầu hết du khách đều “di dời” xuống chân đồi trước thời điểm đó, rồi đứng từ xa chiêm ngưỡng vẻ đẹp này của tháp. Sau đó, họ ghé vào nhà trưng bày, tìm hiểu lịch sử của dân tộc Chăm hay mua vài món quà lưu niệm về tặng bạn bè, người thân.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đến Phan Rang ngắm ruộng nho bạt ngàn
Trồng nho và chăm nho là việc vô cùng vất vả. Cây nho đỏng đảnh như cô gái khái tính và lại nhiều sâu bệnh.
Cái nắng cháy da cháy thịt theo chân tôi suốt quãng đường từ Phan Rang đến với những vườn nho cách thành phố khoảng 5km. Bây giờ nho mới bắt đầu nhú quả xanh, những trái nho bé xíu xiu lẫn với màu xanh của lá. Giàn nho lúc lỉu quả đẹp mắt. Mấy cô nông dân đang tỉa trái trong vườn bảo tôi: "Một tháng nữa về đây, lúc nho đã chín thì tha hồ chụp ảnh. Đẹp lắm!"
Nhưng cũng chẳng phải kiếm đâu xa vì cách đó vài ruộng, tôi lạc vào ruộng nho chín mọng, bạt ngàn quả và ngọt lịm. Tôi xin phép vào chụp ảnh trong vườn và xin mua vài chùm ăn chơi, nhưng chủ vườn không bán, bảo cứ chụp hay ăn tùy thích và nếu thích cứ ngắt nho về ăn. Lòng hiếu khách khiến tôi không khỏi bất ngờ.
Chẳng biết từ khi nào mà cây nho trở thành cây nông nghiệp chính của toàn vùng Phan Rang. Bạt ngàn những cánh đồng nho trải khắp các cánh đồng. Theo chân người bán rượu nho, tôi vào xưởng làm rượu. Chắc mẩm sẽ được nhìn thấy cách làm rượu như ở miền Nam nước Pháp mê hoặc.
Cách làm rượu nho ở Phan Rang giản đơn đến bất ngờ. Đến mùa nho, người ta lựa những trái nho ngon nhất, không bị sâu và đều quả, đem rửa sạnh, để ráo nước rồi để nguyên cả vỏ và hột, nghiền nát.
Nho được cho vào thạp, cứ 3 kg nho với 1 kg đường, hết lớp nọ đến lớp kia, đầy chừng 2/3 thạp. Bịt kín miệng thạp và ủ chừng vài ba tháng đủ để cho nho phân hủy, quyện với đường tạo ra vị đậm đà của rượu. Rượu nho càng để lâu càng ngon.
Khi mở nắp thạp, mùi thơm của rượu khiến người ta ửng hồng đôi má. Rượu không hề dùng bất kỳ loại men, hoàn toàn dựa vào sự lên men vi sinh tự nhiên khi có sự phối ngẫu giữa nho và đường mía. Người Phan Rang làm rượu đơn giản thế. Những chai rượu đã cất được bày bán nhiều ngoài đường, giá chỉ khoảng vài chục ngàn một chai.
Rượu uống không như thứ rượu bên Pháp. Chỉ có hương biển mặn mòi, hương nắng rát bỏng, hương gió khô rang trong vị của những ly rượu xứ Phan Rang.
Theo PLXH
Vượt đèo đến vịnh Vĩnh Hy Với các dãy núi cao chót vót, hang động kỳ bí, làn nước trong xanh, vịnh Vĩnh Hy thu hút nhiều lượt du khách đến tham quan, khám phá. Vịnh Vĩnh Hy cách Phan Rang (Ninh Thuận) 40km. Muốn đến đây, du khách phải dong xe qua những cánh đồng muối và những đoạn đèo gấp khúc, trong đó có 2 cái đèo...