Khám phá thành phố chết 2 thiên niên kỷ ở Syria
Những gì còn lại ở thành phố chết của Syria là một quần thể kiến trúc phong phú với các ngôi nhà, đền thờ, nhà tắm công cộng.
Làng cổ đại của miền Bắc hay còn gọi là các thành phố chết của Syria là một địa điểm lịch sử nổi tiếng nằm ở phía Tây Bắc Syria, giữa Aleppo và Idlib.
Đây là một nhóm bao gồm 700 khu định cư bị bỏ hoang, thuộc về khoảng 40 nhóm làng mạc khác nhau nằm trong một khu vực cao của đá vôi được gọi là cao nguyên đá vôi Massif.
Các thành phố chết được chia thành 3 khu vực, gồm nhóm phía Bắc của Núi Simeon và núi Kurd, nhóm ở núi Harim và nhóm tại dãy núi Zawiya, bao phủ một vùng đất có chiều rộng 20-40 km và dài khoảng 140 km.
Hầu hết các khu định cư này được thành lập từ thế kỷ 1 đến thế kỷ thứ 7, thuộc về văn minh La Mã cổ đại và sau này là Byzantine.
Vì nhiều lý do khác nhau, khu vực định cư này đã bị bỏ rơi từ giữa thế kỷ thứ 8 và thứ 10.
Video đang HOT
Những gì còn lại của thành phố chết ngày nay là một quần thể kiến trúc phong phú với các ngôi nhà, nhà thờ, đền thờ ngoại giáo, bể nước, nhà tắm công cộng v..v.
Các khu định cư quan trọng nhất của thành phố chết bao gồm thành phố quanh nhà thờ Saint Simeon Stylites, Serjilla và al Bara.
Các hài cốt được bảo quản tốt cùng rất nhiều hiện vật quý giá đã được phát hiện tại các khu vực này.
Những chứng tích của thành phố chết đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống nông thôn thời kỳ La Mã và hậu La Mã ở Syria.
UNESCO đã công nhận địa điểm lịch sử này là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011.
Một số hình ảnh khác về thành phố chết của Syria.
Theo_Kiến Thức
Độc đáo tháp Trinh Nữ bí ẩn ở thành phố Baku
Đến nay, vai trò của tháp Trinh Nữ ở Baku vẫn là một ẩn số. Có thể công trình này đã được dùng làm đền thờ và đài quan sát thiên văn.
Nằm ở khu phố cổ ở Baku, thủ đô Azerbaijan, tháp Trinh Nữ (tiếng địa phương là Qz Qalas) là một công trình kiến trúc cổ độc đáo ở khu vực Kavkaz. Được xây dựng vào thế kỷ 12, tòa tháp này là một phần của tòa thành cổ có tường bao quanh. Tháp được xây bằng đá với cấu trúc khá kỳ lạ, gồm tháp chính cao 29,5m, đường kính chân tháp 16,5m kết nối với tháp phụ nhỏ hơn và một số tòa nhà hình khối. Không gian trong tháp được chia thành nhiều tầng nối với nhau bằng cầu thang xoắn ốc, có sức chứa 200 người. Quanh tháp Trinh Nữ bài trí nhiều bức tượng điêu khắc bằng đá. Nhìn chung, tòa tháp là sự hội tụ kỹ thuật kiến trúc của văn hóa Ả Rập, Ba Tư và Ottoman. Đến nay, vai trò của tháp Trinh Nữ vẫn là một ẩn số. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đây là một tháp quan sát quân sự. Tuy nhiên cũng có những bằng chứng lịch sử cho thấy công trình này từng được dùng làm đền thờ của người Ba Tư và một đài quan sát thiên văn. Quanh tên gọi tháp Trinh Nữ cũng có nhiều lý giải. Tòa tháp thường được gắn với câu chuyện về người con gái của một lãnh chúa trong vùng, khi bị giam tại đây đã lao đầu ra khỏi cửa sổ để tự tử. Ngày nay, tháp Trinh Nữ được sử dung như một viện bảo tàng, nơi lưu giữ những hiện vật về lịch sử của thành phố Baku. Cùng với cung điện Shirvanshahs nằm gần đó, tháp Trinh Nữ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2001.
Nằm ở khu phố cổ ở Baku, thủ đô Azerbaijan, tháp Trinh Nữ (tiếng địa phương là Qz Qalas) là một công trình kiến trúc cổ độc đáo ở khu vực Kavkaz.
Được xây dựng vào thế kỷ 12, tòa tháp này là một phần của tòa thành cổ có tường bao quanh.
Tháp được xây bằng đá với cấu trúc khá kỳ lạ, gồm tháp chính cao 29,5m, đường kính chân tháp 16,5m kết nối với tháp phụ nhỏ hơn và một số tòa nhà hình khối.
Không gian trong tháp được chia thành nhiều tầng nối với nhau bằng cầu thang xoắn ốc, có sức chứa 200 người.
Quanh tháp Trinh Nữ bài trí nhiều bức tượng điêu khắc bằng đá.
Nhìn chung, tòa tháp là sự hội tụ kỹ thuật kiến trúc của văn hóa Ả Rập, Ba Tư và Ottoman.
Đến nay, vai trò của tháp Trinh Nữ vẫn là một ẩn số. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đây là một tháp quan sát quân sự. Tuy nhiên cũng có những bằng chứng lịch sử cho thấy công trình này từng được dùng làm đền thờ của người Ba Tư và một đài quan sát thiên văn.
Quanh tên gọi tháp Trinh Nữ cũng có nhiều lý giải. Tòa tháp thường được gắn với câu chuyện về người con gái của một lãnh chúa trong vùng, khi bị giam tại đây đã lao đầu ra khỏi cửa sổ để tự tử.
Ngày nay, tháp Trinh Nữ được sử dung như một viện bảo tàng, nơi lưu giữ những hiện vật về lịch sử của thành phố Baku.
Cùng với cung điện Shirvanshahs nằm gần đó, tháp Trinh Nữ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2001.
Theo_Kiến Thức
IS dùng trẻ con hành quyết 25 binh sĩ Syria Phiến quân IS vừa công bố một video chiếu cảnh đám thiếu niên hành quyết 25 binh sĩ Syria tại một nhà hát cổ ở thành phố Palmyra. Hình ảnh cho thấy đám trẻ con hành quyết 25 binh sĩ Syria. Số binh sĩ trong quân phục màu xanh này đã bị bắn chết trên sân khấu trước một lá cờ đen-trắng to...