Khám phá “Thành phố băng” Cáp Nhĩ Tân-Hắc Long Giang của Trung Quốc
Vào mùa Thu 2018, tôi có dịp cùng 20 đồng nghiệp đến từ các nước Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Hàn Quốc, Triều Tiên, Lào, Phillipine, Myanmar, Mông Cổ tham gia chương trình “Kết nối lẫn nhau” dành cho phóng viên các nước láng giềng do Trung Quốc tổ chức tại nước này.
Thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, phía Đông Bắc Trung Quốc là một điểm dừng chân trong hành trình của đoàn.
Quảng trường âm nhạc Cáp Nhĩ Tân. (Ảnh: Thu Hiền/Vietnam )
Đã nghe nhiều, đọc nhiều về thành phố xinh đẹp này, nhưng khi đến đây, đi thăm một số điểm du lịch, văn hóa và cơ sở kinh tế tôi càng thấy Cáp Nhĩ Tân vừa cổ kính vừa hiện đại và còn rất nhiều điều thú vị để bạn khám phá.
Vườn băng tuyết thuộc thế giới băng Cáp Nhĩ Tân:
Sân khấu trong Vườn băng tuyết. (Ảnh: Thu Hiền/Vietnam )
Một trong những điểm du khách không thể bỏ qua khi đến thăm Cáp Nhĩ Tân là vườn băng tuyết có tổng diện tích 6.000km2, sử dụng tới 10.000m3 băng, là khu triển lãm băng trong nhà có diện tích lớn nhất, số lượng tác phẩm nhiều nhất trên thế giới. Nhiệt độ trong khu triển lãm luôn từ âm 10 độ C đến 7 độ C. Cây cỏ, hoa lá, muông thú và các công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố đều được tái hiện bởi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân chạm trổ trên băng tự nhiên.
Video đang HOT
Một góc của Giáo đường Sophia được làm từ băng. (Ảnh: Thu Hiền/Vietnam )
Mùa đông Cáp Nhĩ Tân rất lạnh giá, băng tuyết phủ trắng mọi nơi, rất phù hơp cho lễ hội băng tuyết. Lễ hội diễn ra từ ngày 5/1 và kéo dài đến 50 ngày. Không gian chìm trong cái lạnh và vẻ đẹp trong suốt của băng, của tuyết.
Thành phố của những công trình kiến trúc lâu đời
Cáp Nhĩ Tân là nơi giao thương của nhiều nước trên thế giới, nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc kiểu Nga.
Nhà thờ Sophia lộng lẫy được xây dựng ngay giữa lòng thành phố với lối kiến trúc Byzantine, cao 53,35m, rộng 721m2. Ban đầu, nhà thờ được dựng bằng gỗ, đến năm 1911 được xây thêm một lớp tường gạch bao bên ngoài rất độc đáo. Tháng 11/1932, Sophia được công nhận là nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất ở khu vực Đông Á.
Nhà thờ Sophia.
Nằm trên phố đi bộ Trung Tâm thành phố, Khách sạn Modern do một người Nga gốc Do Thái đến Cáp Nhĩ Tân xây dựng vào năm 1916, đến nay đã tồn tại vừa tròn 102 năm. Ngoài ra những công trình kiến trúc khác trên phố đi bộ Trung Tâm cũng là những nét đặc sắc của thành phố.
Phố đi bộ Trung Tâm – Hình ảnh thu nhỏ của Cáp Nhĩ Tân
Phố Trung Tâm được coi là hình ảnh thu nhỏ của thành phố, phản ánh rõ nét sự hòa hợp trong đa dạng văn hóa của Cáp Nhĩ Tân, được xây dựng vào năm 1898, đây là một trong những con phố đi bộ sầm uất của thành phố, đồng thời cũng được coi là rộng nhất, dài nhất châu Á (dài 1400m, rộng 21,34m).
Cổng vào phố đi bộ Trung tâm. (Ảnh: Thu Hiền/Vietnam )
Dạo bước trong giai điệu các bài hát Nga phát ra từ các cửa hàng, cửa hiệu, du khách có cảm giác bay bổng khi ngắm nhìn những công trình kiến trúc châu Âu hội tụ nhiều phong cách như nghệ thuật phục hưng, Baroque, chủ nghĩa chiết trung thế kỷ 15, 16 và phong cách hiện đại. Dường như văn hóa kiến trúc độc đáo và lối sống kiểu châu Âu của người dân Cáp Nhĩ Tân đều tập trung tại con phố này.
Tại đây du khách có thể tìm thấy bất cứ thứ gì thuộc về xứ giá lạnh này. Do Hắc Long Giang giáp ranh với Nga, nên rất sẵn những sản phẩm Nga cũng như những đồ lưu niệm Nga. Du khách được thưởng thức nhạc Nga và những món ăn Nga, cũng như những đặc sản như kem và xúc xích.
Sông Tùng Hoa thơ mộng
Sông Tùng Hoa chảy qua Cáp Nhĩ Tân là một địa điểm du lịch quan trọng của thành phố. Khi mùa đông đến, mặt nước đóng băng,Tùng Hoa trở thành nơi vui chơi của người dân và du khách. Băng dày tới nửa mét, cho phép người và xe ngựa có thể di chuyển an toàn trên mặt băng.
Bên bờ sông Tùng Hoa. (Ảnh: Thu Hiền/Vietnam )
Vào mùa Hè, bờ sông Tùng Hoa là nơi hóng mát và ngắm cảnh lý tưởng. Mỗi năm băng dùng cho điêu khắc trong thế giới băng Cáp Nhĩ Tân đều lấy từ sông Tùng Hoa.
Sông Tùng Hoa chảy ngang qua thành phố Cáp Nhĩ Tân đã tạo nên những bãi bồi, những vùng đất ngập nước tự nhiên, phong cảnh sông nước nên thơ hữu tình. Người dân đã tận dụng lợi xây dựng lên khu hồ nhân tạo Trường Lĩnh, khu sinh thái ngập nước Quần Lực, thúc đẩy các ngành kinh tế như ngư nghiệp, trồng trọt và du lịch sinh thái phát triển.
Theo vietnamplus.vn
Nguy cơ lây nhiễm cao nhưng dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người
Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT): Tính đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn châu Phi chưa xuất hiện tại Việt Nam, song nguy cơ lây nhiễm vào Việt Nam rất cao qua tuyến biên giới.
Dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh, khả năng gây chết trên đàn lợn cao. Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Cục Thú y nêu rõ: Dịch tả lợn châu Phi hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị, gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên, dịch này không gây bệnh trên người.
Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Thú y khuyến cáo người tiêu dùng cần mua sản phẩm từ lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phải nấu chín kỹ trước khi dùng. Vi rút dịch tả lợn có khả năng chịu được nhiệt độ. Đặc biệt trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao, vi rút có thể tồn tại được trong thời gian từ 3-6 tháng. Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 độ C trong 70 phút hoặc 60 độ C trong 20 phút.
Ông Đàm Xuân Thành nhấn mạnh: Người chăn nuôi và chính quyền địa phương các cấp khi phát hiện lợn bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh, bị chết cần báo ngay cho thú y xã, cơ quan thú y nơi gần nhất. Việc giấu dịch, giữ lợn bệnh để tự điều trị là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bùng phát, khó khống chế và kiểm soát dịch.
Xung quanh câu chuyện phòng chống dịch tả lợn châu Phi, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết thêm: Dịch tả lợn châu Phi có từ lâu, đã lan sang Trung Quốc. Loại bệnh này lây lan nhanh, khả năng gây chết trên đàn lợn cao.
Bộ NN&PTNT đã có công điện gửi các địa phương yêu cầu các địa phương phải bình tĩnh, không được chủ quan, kiểm soát tốt sản phẩm nhập khẩu từ lợn. "Người chăn nuôi, các doanh nghiệp, hợp tác xã cần xác định công tác phòng chống dịch rất quan trọng, không được lơ là; chăm sóc tốt đàn lợn để có sức đề kháng; hạn chế khách tham quan cơ sở chăn nuôi; áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học", ông Dương khuyến cáo.
Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.
Theo Tổ chức Thú y thế giới, từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9 vừa qua đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp giữa châu Âu và châu Á ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, với tổng số lợn phải tiêu hủy là hơn 500.000 con. Tại Trung Quốc, từ đầu tháng 8 đến nay đã ghi nhận 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Triết Giang, với tổng số hơn 38.000 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy.
Thanh Nguyễn
Theo baohaiquan
19 người chết trong vụ cháy khách sạn ở Trung Quốc Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại một khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng Sun Island ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, đông bắc Trung Quốc vào sáng sớm nay (25/8), khiến 19 người thiệt mạng và 18 người khác bị thương. SCMP đưa tin, theo một báo cáo chính thức của chính quyền địa phương, vụ hỏa hoạn bùng...