Khám phá thành bang hùng mạnh nhất Hy Lạp cổ đại
Sparta, một trong những thành bang hùng mạnh nhất Hy Lạp cổ đại là nơi đào tạo những chiến binh thiện chiến nhất, được cho là hậu duệ của Hercules.
Sparta là một trong những thành bang hùng mạnh nhất Hy Lạp cổ đại, nổi tiếng với đội quân hùng mạnh cũng như các trận đánh cam go, nảy lửa với thành bang Athens trong chiến tranh Peloponnesian.
Người dân ở thành bang hùng mạnh Sparta được cho là hậu duệ của anh hùng Hy Lạp Hercules.
Hai vị vua có quyền lực ngang nhau cùng cai trị thành bang Sparta. Thêm vào đó, một hội đồng gồm 5 người được gọi là các ephor sẽ giám sát các hoạt động của nhà vua.
Những điều luật được ban hành và áp dụng ở Sparta sẽ do một hội đồng gồm 30 bô lão, trong đó có hai vị hoàng đế quyết định.
Video đang HOT
Khác với các thành bang khác ở Hy Lạp cổ đại, người Sparta không nghiên cứu triết học, học tập nghệ thuật, nhà hát mà thay vào đó là chiến tranh nhằm trở thành chiến binh thiện chiến, dũng mãnh và quả cảm.
Nam giới Sparta từ khi sinh ra đã được gắn liền với vận mệnh trở thành chiến binh suốt đời. Do đó, họ được huấn luyện cầm vũ khí chiến đấu ngay từ khi lên 7 tuổi. Đến năm 20 tuổi, họ sẽ trở thành những chiến binh thực thụ, gia nhập quân đội Sparta và sẵn sàng chiến đấu cho đến khi 60 tuổi.
Trong khi cuộc sống để trở thành chiến binh được xã hội công nhận của nam giới Sparta khá khắc khổ, nữ giới của thành bang hùng mạnh này được đến trường từ năm 7 tuổi. Họ được dạy các môn thể thao, thể dục cũng như có nhiều tự do hơn bất cứ thành bang nào ở Hy Lạp thời đó.
Phụ nữ Sparta được chú trọng vấn đề khỏe mạnh vì họ là người sinh ra những bé trai mạnh khỏe – tương lai của đội quân Sparta. Đa số phụ nữ Sparta kết hôn khi 18 tuổi.
Theo_Kiến Thức
Tàu sân bay Trung Quốc có là cơn ác mộng của Mỹ?
Hiện tại thì chưa, nhưng trong tương lai, hạm đội tàu sân bay Trung Quốc có thể soái ngôi Mỹ vươn lên trở thành cường quốc hải quân đứng đầu thế giới.
Hiện tại thì chưa, nhưng trong tương lai, hạm đội tàu sân bay Trung Quốc có thể soái ngôi Mỹ vươn lên trở thành cường quốc hải quân đứng đầu thế giới.
Hãng thông tấn Sputnik của Nga dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự người Mỹ Dave Majumdar cho biết, với chiến lược phát triển hiện tại của Hải quân Trung Quốc thì đến một lúc nào đó Bắc Kinh sẽ đủ sức mạnh để trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của nước Mỹ.
Theo một bài phân tích của Dave Majumdar trên tạp chí National Interest, bất chấp việc Trung Quốc thực sự không có kinh nghiệm trong việc xây dựng một biên đội tàu sân bay đủ mạnh. Nhưng với chiến lược phát triển lực lượng hải quân của nước này, cuối cùng vẫn sẽ giúp Bắc Kinh trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Hải quân Mỹ.
Kế hoạch phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc liệu có trở thành mối đe dọa cho an ninh nước Mỹ trong tương lai gần ?
Trong bài viết có tựa đề " Tàu sân bay Trung Quốc: Cơn ác mộng dành cho Hải quân Mỹ ?" của Majumdar phân tích cho thấy, trong suốt nhiều thập kỷ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, các biên đội tàu sân bay của Mỹ là thế lực có sức mạnh thống trị mọi đại dương trên thế giới.
Nhưng thực tế này có thể sẽ sớm bị thay đổi trong tương lai khi ngày càng có nhiều lo ngại cho rằng Hải quân Trung Quốc đang dần tìm cách soái ngôi của Mỹ để trở thành cường quốc hải quân đứng đầu thế giới. Và để có thể thực hiện kế hoạch trên Trung Quốc cần phải mất tới vài thập kỷ mới có thể vượt mặt Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Ông này cũng nhắc lại rằng, Hải quân Liên Xô trước đây chỉ chủ yếu tập trung vào việc phát triển cái gọi là chiến lược "xua đuổi trên biển" bằng cách sử dụng kết hợp các máy máy bay ném bom Tu-22M (Định danh NATO "Backfire") với các biên đội tàu ngầm và lực lượng tàu chiến trang bị tên lửa chống hạm tầm xa để đối đầu với Hải quân Mỹ. Và ngày nay Trung Quốc cũng đang phát triển một chiến lược chống tiếp cận tương tự như những gì Liên Xô từng làm trước đây.
Với tiềm lực hiện tại phải mất vài thập kỷ nữa Hải quân Trung Quốc mới chỉ có thể vượt mặt Mỹ tại Tây Thái Bình Dương.
Cũng theo Majumdar, việc Trung Quốc tân trang tàu sân bay Varyag (được đổi tên thành tàu sân bay Liêu Ninh) vốn cùng lớp tàu sân bay với tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga, đơn thuần chỉ là cách Hải quân Trung Quốc phát triển kỹ năng cần thiết để có thể vận hành một biên đội tàu sân bay trong tương lai của nước này.
Trong khi đó, mẫu máy bay tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc được phát triển dựa trên tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga dù được đánh giá tốt nhưng vẫn chưa thể vượt qua được mẫu máy bay tiêm kích trên hạm F-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ nhất là về trang thiết bị điện tử.
Theo thiết kế hiện nay, tàu sân bay Liên Ninh của Trung Quốc chỉ có thể mang theo 24 chiếc tiêm kích trên hạm J-15, 6 trực thăng chống ngầm Z-18F, 4 trực thăng cảnh báo sớm trên không Z-18J và hai trực thăng hải quân Z-9C.
Đồng thời Majumdar cũng trích dẫn một báo cáo trong năm nay của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc cho biết, tàu sân bay Liên Ninh của Trung Quốc hiện tại sẽ không cho phép nước này triển khai các lực lượng tác chiến tầm xa tương tự như các tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Chuyện lạ: Nữ "biến" thành nam khi bước vào tuổi dậy thì Có ba giới tính ở Salinas, nơi mà một hiện tượng kỳ lạ nữ "biến" thành nam khi bước vào tuổi dậy thì đã trở thành điều không còn lạ lẫm đối với những người dân trong làng. Ngôi làng Salinas, thuộc tỉnh Barahona phía tây nam nước Cộng hòa Dominican cũng êm đềm và bình dị như bao ngôi làng khác. Ở...