Khám phá thác nước nhân tạo cao nhất thế giới
Thác nước Marmore cao 165 m ra đời khi người La Mã cổ đại chỉnh dòng sông Velino cách đây 2.200 năm.
Hiện nay, Marmore là thác nước nhân tạo cao nhất thế giới.
Thác nước 3 tầng tuyệt đẹp có tên là Marmore nằm cách thành phố Terni, Italy. Nơi đây là một trong những điểm đến nổi tiếng ở thế kỷ 17 và 18 vì nguồn gốc của nền văn minh phương Tây
Sự tò mò đối với thác Marmore không chỉ nằm ở sự kỳ vĩ của nó mà thác còn được tạo ra bởi con người can thiệp vào tự nhiên
Cách đây 2.200 năm, không có thác nước nào trong khu vực. Sông Velino, nơi thác nước tọa lạc có dòng chảy hoàn toàn khác, đổ vào một đầm lầy ở đồng bằng Reiti
Người La Mã đã xây dựng một kênh đào gọi là rãnh Curiano vào năm 271 trước Công nguyên để rút nước từ đầm lầy và dẫn nước đổ vào vách đá tự nhiên ở Marmore. Tuy nhiên, giải pháp đã gây ngập thung lũng Terni, nơi dòng sông đổi hướng
Tới thế kỷ 15, giáo hoàng Gregory XII lệnh xây dựng kênh đào mới để khôi phục dòng chảy ban đầu. Những điều chỉnh cuối cùng đem đến cho thác nước diện mạo như ngày nay được tiến hành bởi kiến trúc sư Andrea Vici dưới sự chỉ đạo của giáo hoàng Pius V1 vào cuối thế kỷ 18
Thác nước có thể giải quyết phần lớn vấn đề ngập lụt và nó tồn tại nguyên vẹn trong 200 năm qua
Thác Marmore có tổng chiều cao 165 m, 3 tầng, tầng trên cùng cao nhất với 83 m, biến nó thành thác nước nhân tạo cao nhất thế giới.
Video đang HOT
Chinh phục những đỉnh núi cao nhất huyện Tam Đường, Lai Châu
Theo đánh giá của các tay trekking chuyên nghiệp, Lai Châu là nơi có những đỉnh núi cao nhất, đẹp nhất, khó chinh phục nhất mà dân trekker khao khát chinh phục.
Riêng huyện Tam Đường là nơi có những đỉnh núi cao nhất, hoang sơ, kỳ vĩ và cũng đầy thách thức với những người ưa du lịch khám phá.
Đỉnh Pu Ta Leng một trong những đỉnh núi cao nhất
Đỉnh Pu Ta Leng có độ cao 3.049m, nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km và được mệnh danh là một trong những nóc nhà của Đông Dương. Đây sẽ là điểm đến tuyệt vời cho du khách ưa khám phá.
Đỉnh Pu Ta Leng có độ cao 3.049m là một trong những đỉnh núi cao nhất của của tỉnh Lai Châu
Để chinh phục đỉnh Pu Ta Leng, du khách sẽ mất khoảng 2 ngày, 3 đêm và trải qua vô vàn các cung bậc cảm xúc, đi xuyên qua các khu rừng nguyên sinh, vượt qua các sườn núi với rất nhiều thác ghềnh, cảnh đẹp và hấp dẫn.
Đỉnh Pu Ta Leng được mệnh danh là một trong những nóc nhà của Đông Dương
Từ độ cao 2.500m so với mực nước biển, du khách sẽ được lạc vào rừng chè cổ thụ nguyên sinh hàng trăm năm tuổi. Để thích ứng với tình hình thời tiết ở đây, trên mặt lá chè có lớp lông mỏng phủ ở trên và thân cây cũng được phủ đầy rêu. Chè cổ thụ là một loại chè đặc sản, quý hiếm, thường được người dân địa phương gọi là chè Tuyết Shan Pu Ta Leng.
Rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên đình Pu Ta Leng
Lên đến độ cao 2.900m, du khách sẽ như lạc vào chốn "Tiên cảnh", dân phượt đã đặt tên cho nơi đây là "Vườn cổ tích Pu Ta Leng" với rừng Đỗ Quyên cổ thụ nhiều sắc màu khác nhau như hồng, đỏ, trắng... Người ta thường mệnh danh đây là "Thủ phủ" hoa Đỗ Quyên của Tây Bắc với nhiều cây cao to, xòe tán sum suê và ra hoa đẹp rực rỡ cả một vùng núi rừng.
"Vườn cổ tích Pu Ta Leng" với rừng Đỗ Quyên cổ thụ nhiều sắc màu khác nhau
Đứng trên đỉnh Pu Ta Leng, du khách sẽ được ngắm nhìn biển mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh đầy nắng, gió và ngắm rất nhiều ngọn núi cao khác như đỉnh Bạch Mộc Nương Tử, đỉnh Ngũ Chỉ Sơn, thậm chí vào những ngày thời tiết đẹp, trời trong xanh có thể nhìn thấy cả đỉnh Phan Xi Păng...
Cảnh hùng vĩ của đỉnh Pu Ta Leng
Đỉnh Tả Liên Sơn
Đỉnh Tả Liên nằm ở độ cao 2996m so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ 6 của Việt Nam, thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu.
Săn mây trên đình Tả Liên Sơn
Đỉnh Tả Liên Sơn đẹp bởi những thảm thực vật nguyên sinh đa dạng, những tán cây cổ thụ xum xuê, thân to phủ kín rêu phong và dương xỉ. Lối đi được "trải thảm" bởi hoa trà cổ thụ trắng muốt, lá phong đỏ rực xen lẫn rêu xanh và hoa đỗ quyên muôn màu quyến rũ rụng khắp lối.
Đỉnh Tả Liên Sơn đẹp bởi những thảm thực vật nguyên sinh đa dạng, những tán cây cổ thụ xum xuê, thân to phủ kín rêu phong và dương xỉ
Những thân cây leo bám chằng chịt lên phiến đá trông không khác gì xúc tu của một loài động vật lạ, sẵn sàng vươn mình nuốt trọn kẻ vượt núi săn rừng. Từ trên cao bạn có thể nhìn thấy khá rõ thành phố Lai Châu rộng lớn, xinh đẹp giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ trong tầm mắt bằng một hình ảnh mờ ảo hơi sương.
Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn
Cách trung tâm thị trấn Tam Đường 25km, Ngũ Chỉ Sơn thuộc khu vực đèo Hoàng Liên Sơn. Ngọn núi có dáng hình sừng sững uy nghi giữa đất trời với độ cao lên đến 2850m so với mực nước biển. Đây là một trong những ngọn núi khó chinh phục nhất bởi những cung đường hiểm trở, ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Là cung đường trong mơ của nhiều trekker khi nhắc về cao nguyên Tây Bắc hùng vĩ.
Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn tự như bàn tay 5 ngón
Cái tên Ngũ Chỉ Sơn gắn liền với truyền thuyết xa xưa của người Tà Giàng Phình truyền lại. Chuyện rằng, thuở khai thiên lập địa, vị thần chuyên tạo tác núi non, sông biển đa đắp nên một ngọn núi thật cao. Cao đến tận cửa nhà Trời nên bị Thiên lôi giáng búa trừng phạt. Sấm chớp đánh suốt ngọn núi suốt mấy ngày đêm, sáng lòe, rung chuyển cả đất trời. Dãy núi cao ngạo nghễ bị sứt mẻ tạo thành năm ngọn núi tựa như năm ngón tay vươn lên. Sừng sững vững vàng giữa cơn giông sét. Thấy thế, người dân liền gọi nó là Ngũ Chỉ Sơn (tức năm ngón tay).
Ngũ Chỉ Sơn có độ cao 2.850m
Chặng đường đến với đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn dài hơn 12km, băng qua nhiều dạng địa hình khác nhau. Chủ yếu là những đường mòn nhỏ xuyên rừng và các mỏm đá cheo leo phủ trắng mây ngàn. Du khách phải trang bị một thể lực thật tốt và những dụng cụ cần thiết để sẵn sàng "hạ gục" độ cao 2850m dẫn lên đỉnh núi.
Cảnh đẹp như mơ của đỉnh Ngũ Chỉ Sơn
Sau khi vượt qua những con dốc dựng đứng, những vách đá cheo leo, du khách sẽ hết sức ngỡ ngàng khi chứng kiến những biển mây đẹp tựa tranh vẽ trên đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn.
Đỉnh Ô Quy Hồ
Ô Quy Hồ được biết đến là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và và có cảnh quan hùng vĩ bậc nhất ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam với chiều dài gần 50km, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; 1/3 quãng đường còn lại nằm ở phía Sa Pa, Lào Cai.
Cổng trời Ô Quy Hồ
Đây là con đèo dài nhất trong tứ đại đỉnh đèo của vùng Tây Bắc, dài hơn cả đèo Pha Đin (dài 32 km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40 km, thuộc tỉnh Yên Bái) và đèo Mã Pí Lèng (dài 20km, thuộc Cao nguyên Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Ô Quy Hồ được biết đến là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và và có cảnh quan hùng vĩ bậc nhất ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam
Nằm ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, khung cảnh Đèo Ô Quy Hồ hiện ra hết sức ngoạn mục: một bên là vực sâu thăm thẳm, một bên là vách núi sừng sững, bao quanh bởi mây và sương mù bảng lảng. Và khi trời trong, cũng là lúc bức tranh thanh bình của Thung Lũng Mường Hoa được tỏ hiện rõ nét.
Đèo Ô Quy Hồ cùng với Đèo Mã Pì Lèng, Đèo Pha Đin và Đèo Khau Phạ là tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc. Ngoài ra, Đèo Ô Quy Hồ còn được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là đèo dài nhất Việt Nam.
Tuyệt cảnh thác nước "rồng trắng" ít người biết ở Lào Cai Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ đầy kiêu hãnh, thác Rồng ở Lào Cai là một địa điểm check-in độc đáo, chắc chắn sẽ chinh phục được những trái tim đam mê khám phá. 4 thác nước được giới thiệu trên bộ tem mới nhất của Bưu điện Việt Nam có gì...Đi ngay kẻo lỡ mùa thác đổ cùng trải nghiệm "săn" lúa...