Khám phá tàu, xe “độc” tại Di tích Quốc gia đặc biệt ở Cù lao Ông Hổ
Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đang trưng bày, quản lý nhiều hiện vật tàu, xe thuộc hàng “độc”.
Di tích Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tọa lạc trên Cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên).
Vào những ngày này, Khu di tích được trang trí trang trọng đón sự kiện 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20.8.1888-20.8.2021).
Trải rộng trên diện tích hơn 3.000m2, nơi đây được đầu tư nhiều công trình kiến trúc được đầu tư có chiều sâu văn hóa sông nước Nam bộ. Nhà trưng bày được thiết kế theo kiến trúc truyền thống thể hiện sự trang nghiêm ngay cái nhìn bên ngoài.
Đền thờ được thiết kế theo kiến trúc 4 mặt, tượng trưng cho cuộc đời Bác luôn rộng mở với nhân dân 4 biển. Mặt chính Đền hướng về phương Bắc thể hiện tấm lòng luôn hướng về Hà Nội- trái tim đất nước.
Video đang HOT
Đặc biệt nơi đây đang trưng bày, quản lý nhiều hiện vật độc, có một không hai. Điển hình là chiếc ôtô hiệu Peugeot 404.
Ngoài ý nghĩa thời gian của chiếc xe cổ do nước Pháp sản xuất từ thập niên 60 thế kỷ XX, chiếc ôtô này còn đặc biệt hơn là được dùng đưa rước Bác Tôn khi người làm việc ở Hà Nội.
Nơi đây cũng đang trưng bày chiếc chuyên cơ vô cùng độc đáo.
Chuyên cơ YAK-40 mang ký hiện VNA.452 là chuyên cơ do Nhà nước Liên Xô tặng để chở lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Độc đáo hơn, chiếc chuyên cơ này đã đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn ngày 11.5.1975 để dự lễ Mitting kỷ niệm chiến thắng 30.4.1975 tổ chức vào ngày 15.5.1975.
Trong số hiện vật trưng bày nơi đây còn có chiếc tàu giang cảnh cũng có lý lịch vô cùng độc đáo .Bên cạnh ý nghĩa là phương tiện của chế độ cũ để lại sau ngày thống nhất đất nước, tàu giang cảnh còn được dùng làm phương tiện đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Long Xuyên vượt sông Hậu về thăm lại Ngôi nhà thời niên thiếu tại Cù lao Ông Hổ vào tháng 10.1075.
Độc đáo hơn là người chỉnh sửa và trực tiếp lái tàu hôm ấy sau này đã trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và cũng chính là người trực tiếp phục chế lại chiếc tàu này sau thời gian lưu lạc: Đại tá Nguyễn Xuân Hoàng.
Năm 2012, Khu di tích Chủ tịch Tôn Đức Thắng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt sau 28 năm được xếp hạng Di tích quốc gia.
Du Lịch Đà Nẵng: Khám phá những di tích lịch sử độc đáo ít ai biết đến
Ngày nay, những di tích lịch sử Đà Nẵng tưởng chừng như không ai biết đến lại trở thành những địa điểm tham quan hấp dẫn trong tour Đà Nẵng được nhiều du khách tìm về khám phá.
Cũng như bao địa phương khác, Đà Nẵng đã trải qua biết bao thăng trầm trong suốt con đường xây dựng và phát triển. Những di tích lịch sử còn lại chính là minh chứng cho một quá khứ vươn lên kiên cường, không mệt mỏi của những người dân tại mảnh đất này. Và ngày nay, những di tích lịch sử Đà Nẵng tưởng chừng như không ai biết đến lại trở thành những địa điểm tham quan hấp dẫn trong tour Đà Nẵng được nhiều du khách tìm về khám phá.
Du Lịch Đà Nẵng: Khám phá những di tích lịch sử độc đáo ít ai biết đến
Danh sách những di tích lịch sử độc đáo tại Đà Nẵng
Các di tích lịch sử cổ tại Đà Nẵng vẫn luôn được người dân gìn giữ với tấm lòng trân trọng và thành kính nhất. Những mái đình còn lại với thời gian không nhiều nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn những nét chạm trổ tinh xảo của những nghệ nhân ngày xưa, để bất cứ khách du lịch Đà Nẵng nào đến cũng có thể ghé tham quan và chiêm ngưỡng. Ngay sau đây, hãy cùng khám phá về 4 lịch sử độc đáo tại Đà Nẵng bạn nhé!
Di tích đình cổ Hải Châu
Đình làng Hải Châu là một di tích lịch sử đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 12/7/2001 nằm tại 42 đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1. Phía trước đình có hồ nước lớn, ở giữa thì sừng sững hòn non bộ rợp bóng cây bồ đề trên dưới trăm tuổi. Trên cổng Tam Quan vẫn còn in rõ tên Hải Châu Chánh Xã bằng chữ Hán. Qua khoảng sân rộng đó là một quần thể kiến trúc chính bao gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền, nằm giữa hai nhà thờ tộc tạo thành hình chữ "nhất".
Nhà thờ bên trái của tộc Nguyễn Văn tách ra, còn nhà thờ bên phải được gọi là Kinh An Tự thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ. Hơn 500 năm qua, các tộc họ ấy đã đặt nền móng và không ngừng đóng góp công sức cho sự hình thành thành phố Đà Nẵng hiện nay. Đình cổ Hải Châu vẫn luôn là một di tích lịch sử Đà Nẵng được người dân nơi đây tôn thờ và gìn giữ cho đến ngày nay.
Di tích thành Điện Hải
Thành Điện Hải trước kia vốn là đồn Điện Hải, được xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) đã cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, nằm trên một gò đất cao. Đồn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch. Đến năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) thì đồn đã được đổi tên là thành Điện Hải.
Hiện nay, di tích thành Điện Hải đang được tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành ở phía Tây, Đông và các góc vẫn tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại nhiều. Thành Điện Hải vốn là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của người dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng chính là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng từ những năm 1858 - 1860.
Thành Điện Hải đã từng được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 16/1/1988, được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.
Khu lăng mộ Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng
Khu lăng mộ Ông Ích Khiêm
Khu lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm hiện đang tọa lạc tại nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía tây - nam. Đây là một di tích lịch sử được khá nhiều khách đi tour du lịch Đà Nẵng biết đến và ghé thăm mỗi khi có dịp đặt chân đến mảnh đất này.
Ông Ích Khiêm nổi tiếng là người thông minh, chính trực, đồng thời là một vị tướng khảng khái và mưu lược, ông từng có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta vào ngày 01/9/1858. Ông Ích Khiêm mất ngày 19/7/1884 tại Bình Thuận. Con trai ông là Ông Ích Thiện lúc này đã đưa thi hài ông về quê và mai táng tại làng Phong Lệ. Đến năm vua Bảo Đại thứ 13 (1938) thi hài ông được cải táng về Gò Mô hiện nay.
Ngôi mộ ông được xây theo hình bát giác, chiều dài từ cổng vào là 13,8m, chiều rộng 6,1m, tường bao xung quanh mộ cao khoảng 0,72m. Khu lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 12/7/2001.
Di tích bia chùa Long Thủ
Bia chùa Long Thủ là một di tích lịch sử Đà Nẵng ít người biết đến được xây dựng trong khuôn viên chùa Long Thủ nay đổi tên là chùa An Long. Chùa tọa lạc trên một khu đất nằm sau lưng Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thuộc phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Bia chùa Long Thủ được xây dựng vào năm Thịnh Đức thứ 5, triều vua Lê Thần Tông (1658) do ông Lê Gia Phước người làng Hải Châu viết. Nội dung bia kể về nguyên nhân xây dựng và tên gọi của chùa Long Thủ, tên họ của những người đã đóng góp tiền của, đất đai để xây dựng chùa cùng danh sách về những mảnh đất được cúng.
Theo nội dung bia ghi lại thì ngày xưa ở vùng Nại Hiên, đức Phật thường cứu giúp những người bị hoạn nạn và hiện thân với đầu rồng, vì vậy mà các tín đồ Phật tử thường đến đây để cầu nguyện. Ngày nay, tuy ngôi chùa cũ đã không còn nữa, nhưng tấm bia này được xem là một di tích quan trọng, một minh chứng cho sự hiện hữu của ngôi chùa ngày xưa, đồng thời đây cũng chính là một trong những tấm bia cổ nhất tại Đà Nẵng, góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử của địa phương.
Trên đây là danh sách các di tích lịch sử Đà Nẵng hiện tại vẫn đang được người dân gìn giữ. Đây đều là những địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, vì thế nếu có dịp du lịch Đà Nẵng thì đừng quên khám phá những địa điểm này bạn nhé!
Về Phước Tích nghe tiếng xưa vọng lại Phước Tích là một trong hai ngôi làng cổ ở Việt Nam được công nhận là "Di tích quốc gia". Một căn nhà cổ ở Phước Tích Làng cổ bên sông Làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nằm bên dòng Ô Lâu, gồm hơn 30 ngôi nhà cổ được thiết kế, sắp đặt theo...