Khám phá tàu kiểm ngư Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam
Hayato là chiếc đầu tiên trong tổng số 3 tàu kiểm ngư sẽ được Chính phủ Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam trong năm 2015.
Theo báo Tuổi trẻ, chiều 5/8 tại Nhà máy đóng tàu Hồng Hà (Hải Phòng), Cục Kiểm ngư Việt Nam đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu Hayato do Chính phủ Nhật Bản viện trợ.
Hayato là chiếc đầu tiên trong tổng số 3 tàu kiểm ngư sẽ được Chính phủ Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam trong năm 2015.
Tàu Hayato khi còn mang quốc tịch Nhật Bản
Chiếc Hayato mà Nhật Bản vừa viện trợ cho Việt Nam có nguồn gốc là một con tàu đánh cá mang số hiệu 7JLH, được khởi đóng năm 1994.
Tàu có mã nhận dạng dịch vụ di động hàng hải MMSI (Maritime Mobile Service Identity) là 431619000 và số nhận dạng tàu IMO (International Maritime Organization) do Tổ chức Hàng hải quốc tế cấp là 9088093, cảng nhà của tàu khi còn mang quốc tịch Nhật Bản là Sasebo.
Video đang HOT
Tàu Hayato nhìn từ phía sau, bên phải
Thông số kỹ thuật cơ bản: Lượng giãn nước đầy tải 454 tấn; chiều dài 56 m; chiều rộng 9 m; mớn nước 4,8 m; vận tốc tối đa 11,5 hải lý/h; vận tốc hành trình 9,9 hải lý/h.
Tàu được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như: hệ thống la bàn điện, hệ thống chân vịt mũi có thể quay 360 độ, hệ thống radar, thông tin liên lạc toàn cầu (liên lạc xa nhất 96 hải lý), bắt mục tiêu tốt nhất trong khoảng 12 hải lý.
Bên cạnh đó là hệ thống máy đo độ sâu hiện đại, chính xác. Đặc biệt, tàu không hạn chế vùng hoạt động, có thể hoạt động liên tục trên biển 2 tháng trong trường hợp không được tiếp nhiên liệu.
Tàu Hayato nhìn ngang từ phía phải
Sau khi được Chính phủ Nhật Bản viện trợ, tàu Hayato đã trải qua quá trình nâng cấp, sửa chữa tại Nhà máy đóng tàu Hồng Hà trước khi bàn giao cho Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vào chiều hôm qua.
Tàu Hayato được giao cho Kiểm ngư Vùng 1 quản lý, và theo đánh giá của Lực lượng kiểm ngư thì đây là con tàu hiện đại nhất trong khu vực Kiểm ngư Vùng 1.
Phát biểu tại lễ tiếp nhận tàu, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Vũ Văn Tám cảm ơn sự quan tâm, tài trợ của Chính phủ Nhật Bản cho Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam thời gian qua, đồng thời cam kết tiếp nhận và sử dụng tàu hiệu quả, giúp ngư dân Việt Nam tự tin vươn khơi, bám biển
Theo Trí Thức Trẻ
Thanh niên làm việc trên tàu kiểm ngư được "đối trừ" nghĩa vụ quân sự
Thiếu tướng Tô Viết Báo - Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Quốc phòng cho biết, theo luật Nghĩa vụ quân sự vừa được Quốc hội thông qua, cơ bản các đối tượng được hoãn gọi nhập ngũ không thay đổi, ngoài sinh viên đại học chính quy chỉ thêm nhóm sinh viên cao đẳng nghề được bổ sung.
Thiếu tướng Tô Viết Báo thông tin tại cuộc họp báo công bố luật tại Văn phòng Chủ tịch nước hôm nay, 17/7 để đáp lại thắc mắc về trường hợp người tốt nghiệp đại học, đã thi đỗ công chức có được miễn hay hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu không thì có được bảo lưu kết quả thi công chức.
Cục trưởng Cục Quân lực nhấn mạnh, độ tuổi gọi nhập ngũ đã được thảo luận, bàn bạc kỹ trong quá trình soạn thảo luật và chốt lại với việc nâng khung quy định từ 18-25 tuổi lên mốc 18-27 tuổi. Quy định này nhằm khắc phục vấn đề tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên tham gia nghĩa vụ quân sự thấp vì phần lớn số công dân được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ để học đại học, sau khi tốt nghiệp đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ.
Nếu được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự để đi học, hiện tại, nhiều công dân sau khi tốt nghiệp đại học đã hết độ tuổi nhập ngũ.
Nhóm đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ cũng chủ yếu chỉ tập trung vào hướng tạo điều kiện cho công dân thực hiện cơ hội học tập. Theo đó, ngoài nhóm sinh viên đại học chính quy được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự như quy định hiện nay, luật bổ sung thêm đối tượng sinh viên cao đẳng nghề (hệ chính quy).
Thiếu tướng Báo phân tích, luật hiện hành quy định việc hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với tất cả các học sinh, sinh viên là quá rộng, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ nên gây khó khăn trong quá tringh gọi công dân nhập ngũ. Một số trường hợp đã lợi dụng chính sách tạm hoãn nhập ngũ để trốn tranh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây bất bình trong dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng người nhập ngũ.
Khuôn lại giới hạn đối tượng ở sinh viên đại học, cao đẳng chính quy, Cục trưởng Cục Quân lực giải thích, với trường hợp công dân đang học tập tại các nhà trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng được hoãn gọi nhập ngũ thì cũng được bảo lưu kết quả để sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về sẽ được tiếp nhận vào học.
Ngoài ra, để đảm bảo bình đẳng về địa vị pháp lý đối với công dân đã, đang thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ..., luật cũng bổ sung quy định công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ công an được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Bên cạnh đó, các trường hợp sau được công nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình: Công dân tham gia dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực; Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo đề án do Thủ tướng quyết định; Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư đủ 24 tháng trở lên.
Luật nghĩa vụ quân sự quy định thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng (dù nhiều ý kiến trước đó đề nghị rút ngắn thời hạn từ 24 tháng xuống 18 tháng với binh sĩ và 36 tháng xuống 24 tháng đối với sĩ quan dự bị). Thời hạn này được xác định là để đảm bảo thời gian huấn luyện quân sự, kỹ thuật, chiến thuật, giáo dục chính trị, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chiến đấu, kỹ năng khai thác và sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị... đồng thời giảm chi phí ngân sách, thời gian huấn luyện.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng duyệt kế hoạch triển lãm tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa tại 4 nước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Kế hoạch tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giai đoạn 2015 - 2017. Hoạt động triển lãm nhằm phổ biến rộng rãi những tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam với 2 quần...