Khám phá tác dụng chữa bệnh của lá lốt
Lá lốt là gia vị không thể thiếu được trong một số món ăn. Ngoài ra lá lốt còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác. Hãy cùng Phunutoday tìm hiểu về tác dụng kỳ diệu của lá lốt nhé!
Cây lá lốt cao khoảng 30-40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt.
Lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước, để lấy lá làm gia vị và làm thuốc.
Sau đây là một số tác dụng của cây lốt
Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh
5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình chữa trị 10 ngày hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g). Tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tiếp trong 7 ngày.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tiếp trong 2 ngày.
Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân
Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân ngay trước khi đi ngủ tối. Thực hành liên tiếp trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp chuyện uống một tuần nữa.
Giải cảm thương hàn
Video đang HOT
Lấy một nắm 20 lá lốt già (thái sợi), một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây (hoặc hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2gr gừng thái lát mỏng, gia vị nêm. Nấu sôi với 150ml nước, sau 15 phút nhấc xuống, bỏ vào 1 quả trứng gà, khuấy đều. Ăn xong, lau mồ hôi sẽ khỏe.
Viêm tinh hoàn
Tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, không chịu chơi, ít vận động, hay nằm: lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay
30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước lèo để rửa nơi có tổ đỉa, sau thời gian ấy lau khô lấy bã đắp lên, vượt lại. Ngày làm 1-2 lần , liên tiếp trong 5-7 ngày.
Chữa phù thũng do suy thận
Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng
Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau thời gian ấy các dược chất trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
Chữa đầu gối sưng đau
Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình chữa trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tiếp trong 7 ngày.
Đặc biệt, món canh lá lốt nấu với thịt, cá là món ăn bồi dưỡng, giúp người già chống đỡ được một số tật bệnh, nhất là làm giảm đau nhức xương, khớp nhất là trong khi giao mùa, từ mùa hại chuyển sang mùa thu.
Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư
Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần
Lá lốt 20g, củ riềng 10g, sắc 2 thứ lấy nước đặc cho trẻ uống 2 – 3 lần liền. Mỗi lần cách nhau 60 phút.
Theo PNO
Những tác dụng chữa bệnh của hạt và lá mùi
Tắm nước đun từ hạt và lá mùi chỉ có tác dụng làm cho da sạch sẽ, chống viêm nhiễm chứ không phải loại thuốc chuyên biệt để phòng sởi.
Thời gian gần đây, thông tin về dịch sởi được phổ biến trên diện rộng khiến không ít phụ huynh thêm lo lắng. Hầu hết mọi người dân đều tìm mọi cách để phòng bệnh cho bản thân và người thân trong gia đình, nhất là cho trẻ nhỏ. Và một "bài thuốc" giúp phòng ngừa bệnh sởi được không ít người chia sẻ là dùng hạt mùi nấu nước tắm. Chính vì vậy mà nhiều người đã bỏ rất nhiều công sức để mua hạt hoặc lá mùi về nấu nước cho trẻ con, người lớn tắm vì tin rằng loại hạt này có tác dụng phòng và chống bệnh sởi rất tốt.
Theo bác sĩ Minh Tân (BV Nhiệt đới Trung ương), việc sử dụng hạt hoặc lá mùi để tắm cho trẻ bị sởi cần được hết sức lưu ý vì một số trẻ cơ địa nhạy cảm, việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng.
Cũng theo bác sĩ Minh Tân, việc tắm nước đun từ hạt hoặc lá mùi chỉ có tác dụng làm cho da sạch, chống viêm nhiễm. Mỗi khi tắm bằng lá mùi hay hạt mùi người chúng ta nóng và toát mồ hôi sau khi tắm nên da chúng ta được sạch hơn, giúp tiêu diệt vi khuẩn, nên phần nào cũng có tác dụng phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Nhưng đây không phải loại thuốc chuyên biệt để phòng sởi.
Ở VN, rau mùi tươi được dùng để làm gia vị nêm các món súp, điều chế các loại nước xốt, trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá. Tinh dầu của rau mùi dùng làm hương liệu trong ngành dược. Thực tế, hạt và lá mùi có những tác dụng gì?
Tắm nước đun từ hạt và lá mùi chỉ có tác dụng làm cho da sạch sẽ, chống viêm nhiễm chứ không phải loại thuốc chuyên biệt để phòng sởi. Ảnh minh họa
Công dụng của hạt mùi:
- Trị bệnh trĩ: Khi bị mắc trĩ, lòi dom, chảy máu, lấy khoảng 100g hạt mùi sao thơm, tán thành bột, hòa với chút rượu, uống khi đói. Mỗi lần uống khoảng 7g, sau vài lần uống sẽ thấy kết quả.
- Chữa cảm cúm: Bạn bị sốt, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, sắc 100g hạt mùi uống ngày 2 lần.
- Trị chứng tiêu chảy ra máu: Lấy hạt mùi sao thơm, tán nhỏ, pha với nước sôi để uống ngày 2 lần, mỗi lần 7g.
Công dụng của lá mùi:
- Hạ cholesterol trong máu: Uống dịch ép từ rau mùi còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như A, C, B1, B2 và chất sắt, đồng thời giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
- Bổ tì vị: Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ, chốngđầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.
- Tác dụng cường dương: Tinh dầu trong rau mùi (lá và hạt) có tác dụng gây hưng phấn tình dục, được dùng chữa trong các trường hợp suy yếu sinh lý.
- Long đờm: Rau mùi giúp tống các chất đờm nhớt ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và gây rối loạn đường hô hấp.
- Chữa rối loạn tiêu hóa: 1-2 muỗng dịch nước ép từ rau mùi là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết. Nó cũng rất hiệu quả để điều trị bệnh thương hàn.
Theo VNE
Cực khoái và những tác dụng không ngờ cho phái đẹp Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu về vai trò của cực khoái đối với sức khỏe con người. Theo đó, cực khoái có liên quan tích cực đến sự trẻ trung và các vấn đề về sức khỏe con người, đặc biệt là phái đẹp. 1. Cực khoái giúp phái nữ trẻ và đẹp hơn Các nhà nghiên cứu...