Khám phá Syria thời trước chiến tranh
Cuộc nội chiến ở Syria đã khiến bốn trăm nghìn người thiệt mạng, sáu triệu người mất nhà ở và hàng chục thành phố bị san phẳng. Bên cạnh đó, nó tàn phá nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của đất nước gây thiệt khoảng 400 tỷ USD. LHQ cũng từng mô tả nội chiến Syria là thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Syria trước các lựa chọn chiến lược
Một thập niên chiến tranh không mang lại điều gì tốt đẹp ngoài sự hủy hoại và nỗi khốn khổ của người dân: sau 9 năm, Tổng thống Bashar Assad vẫn nắm giữ quyền lực và nhờ sự hỗ trợ quân sự của Nga và Iran, chính phủ đã tái kiểm soát phần lớn đất nước.
Khi tôi xem những hình ảnh của Syria hậu nội chiến, tôi không còn nhận ra được những địa điểm nổi tiếng đẹp nao lòng của đất nước này mà tôi tận mắt khám phá vào năm 2008, ba năm trước nội chiến bùng nổ. Và thật đáng buồn thay, một số địa điểm ấy bị chiến tranh hủy hoại.
Thánh đường Aleppo năm 2008 và 2013
Syria trong ký ức của tôi là một quốc gia hòa bình và an toàn, còn dân tộc Syria là những người Ảrập bình dị, nhiệt tình và mến khách nhất mà tôi từng gặp. Dù rất nghèo nàn, người Syria có lòng rộng rãi và tinh thần cộng đồng, yêu hòa bình.
Đối với du khách quốc tế, Syria của thời đó an toàn đến mức nhiều Tây ba lô, để tiết kiệm chi phí, chọn ngủ ngay trên sân thượng của khách sạn trên nệm đất bên cạnh những khách lạ khác. Tôi cũng ngủ trên mái khách sạn dưới bầu trời ở thành phố Aleppo với chi phí chỉ hai đô la một đêm. Mặc dù không thuận tiện lắm, nhưng làm như vậy là dịp tốt để kết bạn và giao lưu với khách du lịch khác.
Tôi choáng ngợp trước di sản văn hóa phong phú và lịch sử lâu dài hàng ngàn năm của Syria. Tôi có cảm giác rằng mỗi thời kỳ lịch sử đều có một dấu vết tại Syria và mỗi nơi chốn có một câu chuyện huyền thoại dài hàng trăm năm.
Video đang HOT
Đế chế La Mã, thời ban đầu của Kitô giáo, các cuộc Thập tự chinh của thời Trung cổ và thời vàng của đế chế Hồi giáo… lịch sử của Syria bao chứa biết bao sự kiện nổi bật huy hoàng đã ảnh hưởng đến lịch sử của cả thế giới. Tôi mê mẩn trước vẻ đẹp cổ điển của khu phố cổ Aleppo và Damascus khiến tôi lạc bước trong mê cung của vô vàn ngóc ngách và lối nhỏ uốn lượn quanh co giống hệt như cảnh của bộ phim cổ tích Aladin.
Được bao quanh bởi những bức tường cao và cổng thành cổ, các khu phố cổ này cũng là nơi của nhiều địa danh cổ kính và lừng lẫy được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thí dụ, ở thành phố Aleppo, tôi dành nhiều giờ ở thánh đường để trú mình khỏi trời nắng nóng như thiêu đốt.
Thánh đường này được xây dựng vào thế kỷ 8 dưới triều đại Umayyad và được cho là hầm mộ chứa hài cốt của cha của nhà tiên tri Gioan Baotixita (John the Baptist), người từng rửa tội cho Chúa Jesus. Năm 2013, tòa tháp cao nổi tiếng của thánh đường bị phá hủy trong cuộc xung đột giữa chính phủ và lực lượng đối lập.
Trong khi đó, khi đến thủ đô Damascus (nơi được coi là thành phố có người cư trú liên tục cổ nhất thế giới), tôi thăm Đại giáo đường Damascus, một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Theo truyền thuyết, nơi này lưu giữ đầu của Gioan Baotixita và cũng là địa điểm được người Hồi giáo tin là nơi Chúa Jesus sẽ trở lại vào ngày tận thế. May thay, công trình này không bị trúng bom trong nội chiến đương đại.
Tôi đã dành hai tuần ở Syria khám phá những địa danh lịch sử nổi tiếng, lang thang qua những chợ đẹp kỳ lạ và giao lưu ngẫu hứng với người bản địa. Tôi thưởng thức ẩm thực Ảtập tuyệt ngon, và món ăn mà tôi hay ăn nhất là falafel: bánh mì pita kẹp chứa cả rau xà lách, cà chua, dưa chuột và phần nhân chả falafel, là một bánh dạng viên được rán ngập dầu.
Bánh mì kẹp falafel giờ đã trở nên món đường phố phổ biến ở khắp thế giới, và tôi nhớ, năm 2008, tôi có thể mua khoảng bảy bánh mì kẹp này với chỉ vỏn vẹn một euro! Tôi cũng thích ngồi ở quán trà truyền thống và hút Shisha, ống nước truyền thống của Trung Đông, trong khi nghe nhạc Ảrập ầm ĩ với lời hát “habibi, habibi!”(người yêu ơi).
Để thăm nhiều địa điểm lịch sử, tôi phải đi sâu vào sa mạc. Thí dụ, từ thành phố Homs tôi nhờ xe đi năm mươi kilô mét về phía tây và biên giới Liban. Tại đó, tôi khám phá Krak des Chevaliers, một trong những lâu đài thời trung cổ quan trọng nhất thế giới. Nó được quân Thập tự xây dựng vào thế kỷ 12 và từng có khả năng chứa hai ngàn chiến sĩ và một ngàn ngựa.
Lâu đài được bao bọc bởi một hào và những bức tường đá màu trắng, ở mỗi góc có một tháp canh, đúng như chúng ta hay thấy trong các phim lịch sử về thời Trung cổ. Trong nội chiến Syria, các lực lượng đối lập đã chiếm đóng Krak des Chevaliers trong hai năm và dùng nó như trung tâm chỉ huy bởi họ đã biết quân chính phủ sẽ không dám đánh bom lâu đài vì giá trị văn hóa di sản của nó. May thay, dù bị trúng bom một lần, lâu đài Krak des Chevaliers đã sống sót sau chiến tranh và giờ đã mở cửa trở lại với du khách nội địa.
Hôm khác, tôi đi vào sa mạc phía đông Syria tới ốc đảo Palmyra. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, địa danh này còn lưu lại vết tích của một thành phố rất quan trọng của thế giới cổ đại. Palmyra đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 3 khi Nữ hoàng Zenobia biến nó thành trung tâm của đế chế Palmyra. Đế chế Palmyra đã tồn tại trong một thời gian ngắn trước khi quân La Mã đánh chiếm nó và đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Trước tu viện Deir Mar Musa
Tôi đi dạo thong thả lúc rạng sáng qua những phế tích vẫn phảng phất nét đẹp của quá khứ vinh quang. Tâm điểm là hàng cây cột cổ điển trải ra trước mắt. Và ở cuối hàng cột đứng Tetrapylon, một công trình La Mã khét tiếng có hình khối, bốn cột ở mỗi góc. Tiếc thay, nhiều công trình kiến trúc của Palmyra, bao gồm Tetrapylon, bị phá hủy dưới thời kỳ cai trị của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Nhưng địa điểm nhớ đời và mang cảm xúc nhiều nhất mà tôi khám phá ở Syria nằm ở sa mạc cách thủ đô 80 kilô mét về phía bắc. Tôi đi bằng taxi qua sa mạc khoảng một tiếng, không thấy bóng nhà nào hết. Tôi xuống xe ở cuối đường nhựa, ở chân đồi núi đá.
Tôi vật lộn leo lên một cầu thang dốc và sau nửa tiếng tới tu viện Công giáo Deir Mar Musa nằm khuất sâu trong núi đá, trông như pháo đài thời Trung cổ. Tu viện này được xây vào thế kỷ 6 và ngày nay vẫn giữ lưu những tranh tường quý báu thuộc thế kỷ 11.
Cộng đồng các tu sĩ tại đây nhuốm màu quốc tế với những nhà sư đến từ thế giới Ảrập và châu Âu, và các nghi thức tế lễ được thực hiện bằng ba ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Ảrập. Cộng đồng của tu viện rất cởi mở và tiếp đón nồng hậu tất cả mọi người, bất chấp tín ngưỡng của họ. Tôi dành hai ngày ở Deir Mar Musa, giao lưu với các tu sĩ, đọc sách hay leo ngọn núi quanh tu viện.
Người sáng lập cộng đồng này là một thầy tu Dòng Tên đến từ nước Ý mang tên Paolo Dall’Oglio. Năm 1982, thầy tu này đã tìm thấy những phế tích của tu viện bị bỏ hoang từ thế kỷ 6 và quyết định khôi phục lại nó với sứ mệnh là biến tu viện thành trung tâm đối thoại giữa hai tôn giáo Kitô giáo và Hồi giáo.
Một sứ mệnh thật ý nghĩa và đúng thời điểm trong quốc gia đang bị đổ vỡ và chia rẽ bởi các xung đột giữa nhiều nhóm tôn giáo. Hai năm sau khi nội chiến bùng nổ, ước mơ về mối quan hệ hữu nghị giữa người theo đạo Christ và người theo đạo Hồi giáo, và ý tưởng đẹp đẽ về một Syria khoan dung, hòa hợp về mặt tôn giáo đã thúc đẩy Paolo đến Raqqa để gặp các chỉ huy viên của IS và van xin họ chấm dứt bạo lực. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Paolo bị quân IS bắt cóc và giết hại.
Tôi thấy vô cùng đau lòng khi biết tin đó. Thầy tu Paolo là thêm một nạn nhân của sự thù ghét và cuồng tín tôn giáo tàn khốc. Những người dân mà tôi gặp ở Syria không hề giống các định kiến tiêu cực nhuốm màu cực đoan mà ngày nay người ta có về người Trung Đông.
Người Syria trong ký ức của tôi có đạo tin vững vàng và cầu nguyện về phía Mecca năm lần một ngày, nhưng họ cũng yêu hòa bình và ghét bỏ sự bạo lực tàn nhẫn. Thế nhưng, tình hình dễ thay đổi và vượt ngoài tầm kiểm soát một khi tín ngưỡng bị thao túng bởi tư tưởng độc địa, cuồng tín cực đoan, lợi ích tài chính và những tính toán chính trị…
Lạc giữa phố cổ Istanbul
Balat là một phần trong khu vực phố cổ tại Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thành phố này được hình thành từ thế kỷ VI trước Công nguyên, từng là thủ đô của Đế chế Đông La Mã và có một vị trí địa lý vô cùng đặc biệt. Istanbul nằm trên hai châu lục á - Âu, chắn ngang nơi mà biển Đen và biển Aegea gặp nhau. Vì thế, nền văn hóa Istanbul vô cùng thú vị và đa dạng nhờ vào sự pha trộn truyền thống của nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau. Mỗi khu phố cổ tại Istanbul lại có một "bộ mặt", một lịch sử khác nhau và sẽ thật uổng phí nếu bạn không dành hẳn vài ngày để "lạc" giữa thành phố này.
Khu phố Ayvansarai
Đây vốn là nơi mà những người gốc ả Rập chuyên bốc dỡ hàng hóa tại cảng sinh sống. Tuy chỉ có những người già là còn nhớ đến nguồn gốc này, nhưng Ayvansarai vẫn giữ lại được nhiều nét văn hóa Ả Rập truyền thống. Hãy đến Ayvansarai vào mùa lễ hội của người Hồi Giáo, đơn cử như ngày Eid Al-Fitr diễn ra sau tháng ăn chay Ramadan. Người dân thường tổ chức những buổi từ thiện và nhảy múa ngoài đường.
Grand Bazaar
Grand Bazaar là ngôi chợ trong nhà lớn nhất thế giới, rộng gần gấp ba chợ Lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Nói không ngoa, nơi đây giống như một thành phố thu nhỏ với 60 con phố. Mỗi phố có một nghề truyền thống, không khác gì khu 36 phố phường của Hà Nội khi xưa. Phố Aynacilar Sokak có nghề bán gương; phố Halicilar Caddesi với nghề bán vải... Điều duy nhất mà du khách phải chú ý là hãy đi với một hướng dân viên để họ vừa dẫn đường vừa cho bạn lời khuyên về giá trị hàng hóa.
Thời Đế chế Đông La Mã, Istanbul, hồi đó có tên Constantinople, nằm gọn trong một dãy tường thành dài. Qua thời gian, tuy nhiều đoạn tường đã bị phá hủy nhưng bạn vẫn có thể mất trọn một ngày để đi quanh tường thành, len lỏi qua những con phố ngoằn ngoèo và ra vào những cánh cổng rộng. Cùng với việc tu sửa tường thành, chính quyền thành phố cũng có chính sách bảo tồn văn hóa khu vực xung quanh, vậy nên bạn sẽ có cơ hội cảm nhận nét đẹp truyền thống ở mọi ngóc ngách tại nơi này.
Nghề muối Ba khía ở Cà Mau: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề muối ba khía phản ánh một phần công cuộc chinh phục thiên nhiên, tạo dựng cuộc sống của nhiều thế hệ nối tiếp nhau ở vùng đất Nam Bộ. Ba khía sống dưới tán rừng ngập mặn. (Nguồn: camau.gov.vn) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau vừa tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể...