Khám phá sức mạnh chiến hạm lớn nhất của Hải quân Triều Tiên
Hải quân Triều Tiên hiện đang vận hành hai khu trục hạm cỡ nhỏ lớp Najin, đây chính là những tàu chiến mặt nước lớn nhất và mạnh nhất của quốc gia Đông Bắc Á này.
Khu trục hạm cỡ nhỏ ( khinh hạm) lớp Najin củaHải quân Triều Tiênđược cho là xây dựng dựa trên nguyên mẫu Kola của Liên Xô. Tuy vậy theo nhiều nhận xét, cách bố trí của chúng tương đối khác nhau.
Triều Tiên đã đóng tất cả 4 tàu loại này trong giai đoạn 1971- 1979 nhưng tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn 2 chiếc FF-531 và FF-591 đang hoạt động, chúng giữ vai trò kỳ hạm của Hạm đội phía Đông cũng như phía Tây.
Tàu có chiều dài 100 m; chiều rộng 10 m; mớn nước 4,7 m; lượng giãn nước đầy tải 1.600 tấn; thủy thủ đoàn 180 người; 2 động cơ diesel công suất 15.000 mã lực cho tốc độ tối đa 26 hải lý/h (48 km/h), tầm hoạt động 4.000 hải lý (7.400 km) khi chạy ở vận tốc kinh tế 14 hải lý/h (26 km/h).
Khinh hạm lớp Najin số hiệu 531 của Hải quân Triều Tiên. Ảnh: Military Today.
Về cơ bản thiết kế của Najin rất lạc hậu với phần thượng tầng hình chữ nhật cồng kềnh, hoàn toàn không có khả năng tán xạ sóng radar, đây là điều dễ hiểu vì nó dựa trên một lớp chiến hạm ra đời từ giữa thập niên 1950.
Hệ thống điện tử của tàu gồm radar trinh sát đường không Square Tie, radar tìm kiếm bề mặtPot Head, radar điều khiển hỏa lựcDrum Tilt, radar dẫn đường hàng hảiPot Drum và thiết bị định vị thủy âmStag Horn.
Hiện đang tồn tại thông tin trái chiều về những hệ thống trên, bên cạnh ý kiến cho rằng chúng đã được hiện đại hóa bằng trang bị mới thì cũng có nhận định do thiếu phụ tùng thay thế mà các tổ hợp này đã bị gỡ bỏ khỏi tàu mà không được bổ sung.
Video đang HOT
Hình ảnh khinh hạm lớp Najin xuất hiện trong một chuyến thị sát của nhà lãnh đạo Kim Jong Il. Ảnh: KCNA.
Vũ khí chính của tàu gồm 2 tháp pháo B-34 đời 1940 cỡ 100 mm bố trí trước – sau, pháo có tốc độ tác xạ 10 phát/phút, bắn những viên đạn nặng 15,6 kg đi xa 22,2 km, có thể sử dụng trong vai trò pháo cao xạ để chống lại máy bay hoạt động ở độ cao 10 km.
Tuy vậy do nhịp bắn thấp cùng khả năng xoay trở chậm chạp, B-34 chưa từng đảm nhiệm chức năng của hải pháo đa năng ngay cả trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngày nay nó gần như chỉ còn phát huy tác dụng khi bắn phá bờ biển.
Hỏa lực phòng không của Najin gồm 2 tháp pháo 57 mm nòng đôiZIF-31 cùng 6 tháp pháo2M-3 cỡ 25 mm (tổng cộng 12 nòng). Tương tự như B-34, tốc độ bắn quá thấp của pháo (50 phát/phút/nòng của ZIF-31 hay 450 phát/phút/nòng của 2M-3) kết hợp việc không có radar bám bắt tin cậy khiến tàu gần như bất lực khi đứng trước cuộc tấn công của tên lửa chống hạm.
Nhận thấy nhược điểm này, Hải quân Triều Tiên đã tiến hành lắp đặt bổ sung 2 ụ pháo AK-630, tuy rằng tương đối hiệu quả khi chống lại tên lửa cận âm nhưng nó vẫn chưa tạo lập được ô phòng không đủ an toàn.
Theo thiết kế ban đầu, Najin có 2 vị trí lắp đặt ống phóng lôi 533 mm nhưng nó đã được thay thế bằng bệ phóng tên lửa chống hạm P-15 Termit, cách bố trí này tương đối bất hợp lý do luồng phản lực sẽ gây hại cho thân tàu, thậm chí tên lửa còn có thể va vào tháp chỉ huy nếu phóng đi trong điều kiện gió ngược mạnh.
Đã có thông tin cho biết Hải quân Triều Tiên lên kế hoạch gỡ bỏ tên lửa P-15 để lắp đặt loại Kh-35 Uran ưu việt hơn hẳn nhưng tiến trình trên vẫn chưa thấy diễn ra.Vũ khí chống ngầm của tàu chỉ còn lại duy nhất 2 giá phóng rocket RBU-1200 tầm bắn ngắn, uy lực kém. Ngoài ra Najin còn mang theo được 30 quả bom chìm.
Nhìn chung Najin là lớp tàu chiến đã vô cùng lạc hậu, không còn nhiều tác dụng trong tác chiến hiện đại, thời gian phục vụ của nó trong biên chế Hải quân Triều Tiên có lẽ không còn được bao lâu, nhiều khả năng sẽ bị loại biên khi lớp tàu tên lửa tàng hình thế hệ mới chính thức vào biên chế.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn
Vùng Vịnh : Càng đối địch nhau càng bế tắc giải pháp
Hồi đầu tháng 7 vừa qua, hải quân Anh bắt giữ con tàu chở dầu Grace 1 của Iran ở ngoài khơi mỏm đá Gibraltar.
Ởkhu vực Đông Bắc Á, Mỹ và Hàn Quốc cho biết sẽ lại tập trận chung trong tháng 8 này và Triều Tiên lại 2 lần phóng tên lửa với mục đích cảnh báo và răn đe Mỹ và Hàn Quốc. Anh, Pháp và Đức đã cùng nhau đưa việc Triều Tiên lại phóng tên lửa ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) vì cho rằng Triều Tiên như thế đã vi phạm các quy định trong các nghị quyết của HĐBA LHQ. Dù vậy, tình hình chính trị an ninh ở khu vực Đông Bắc Á vẫn không căng thẳng và dễ bùng nổ đụng độ quân sự như ở vùng Vịnh.
Tầu chở dầu Grace 1 của Iran.
Chính phủ Anh đã bác bỏ đề nghị của Chính phủ Iran về trao trả những con tầu của bên này bị bên kia bắt giữ. Hồi đầu tháng 7 vừa qua, hải quân Anh bắt giữ con tầu chở dầu Grace 1 của Iran ở ngoài khơi mỏm đá Gibraltar.
Sau đấy, Iran bắt giữ con tầu Stena Impero của Anh ở vùng Vịnh. Trước đây thì không nhưng hiện tại phía Anh dường như đã thuận theo yêu cầu của Mỹ tham gia một dạng liên quân nhiều bên huy động tầu chiến hộ tống những tầu thuyền của họ qua lại vùng Vịnh theo nguyên tắc tầu của bên nào thì được hải quân bên đó hộ tống.
Hàn Quốc đã tuyên bố tham gia kế hoạch này của Mỹ trong khi Đức và Pháp thì không. Nếu kế hoạch này được thực thi thì sẽ có tình trạng là tầu chiến của nhiều nước hiện diện và qua lại vùng Vịnh. Mới rồi, Iran phóng thử loại tên lửa mới trong khi Mỹ và Israel cùng nhau thử nghiệm phòng chống bị tấn công bằng tên lửa ở Alaska của Mỹ. Động thái mới đây nhất là việc Mỹ áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với cá nhân Bộ trưởng Ngoại giao Iran.
Tuy nhiên, Mỹ đồng thời gia hạn thêm 90 ngày miễn trừ trừng phạt đối với 5 trong tổng số 7 chương trình hạt nhân quan trọng của Iran. Tất cả những diễn biến ấy cho thấy giữa Mỹ và Iran vẫn tiếp tục chiều hướng leo thang căng thẳng. Chiến lược và sách lược của Mỹ vẫn là duy trì "gia tăng áp lực tối đa" đối với Iran nhưng đồng thời kiểm soát tình hình chứ không để xảy ra đụng độ quân sự trực tiếp hay chiến tranh.
Đối sách của Iran vẫn là "người sao ta vậy" với Mỹ nhưng cũng chủ ý tránh để xảy ra đụng độ quân sự trực tiếp và chiến tranh với Iran. Hai bên thận trọng với mọi bước đi của họ để không đẩy nhau vào tình thế phải sử dụng biện pháp quân sự, đồng thời cũng tránh để bị sa vào bẫy của bên thứ ba mà đụng độ quân sự hay chiến tranh với nhau. Bên nào cũng thể hiện ý chí không nhượng bộ cũng như phô trương thanh thế để cảnh báo và răn đe lẫn nhau.
Xem ra, phía Mỹ cho rằng và tin rằng tình trạng hiện tại cứ kéo dài thì chưa hẳn sẽ giúp Mỹ đạt được mọi mục tiêu đề ra nhưng ít nhất cũng khiến cho Iran bị khó khăn và sẽ là bên phải xuống thang căng thẳng, đáp ứng những yêu cầu của Mỹ. Việc Mỹ trừng phạt cả Bộ trưởng Ngoại giao Iran cho thấy phía Mỹ hiện không có nhiều khả năng đàm phán với Iran trong thời gian tới.
Thật ra, đàm phán với nhau thì Mỹ và Iran mới có thể chấm dứt được tình trạng đối địch hiện tại ở vùng Vịnh mà không bên nào bị tổn hại thể diện hay bị coi là thất thế so với bên kia. Muốn hoá giải dứt điểm và hoàn toàn mối bất hòa lâu nay giữa hai bên thì Mỹ và Iran lại càng phải đàm phán với nhau.
Điều có thể chắc chắn được là chiến lược và sách lược "gia tăng áp lực tối đa" của Mỹ sẽ không khuất phục được Iran và Mỹ không dám chủ động gây chiến tranh với Iran. Nhưng Iran cũng có nhu cầu cấp thiết và lợi ích chiến lược lâu dài với việc nhanh chóng bình thường hoá quan hệ với Mỹ chứ không đối địch mãi mãi với Mỹ. Nhu cầu và cả ý muốn về đàm phán trực tiếp với nhau để giải quyết mọi vấn đề song phương đều thấy rất rõ ở cả hai phía.
Chỉ có điều là cả thiên thời lẫn địa lợi và nhân hoà cho việc đàm phán giải quyết ổn thoả mọi chuyện này đến nay đều chưa thấy có cho Mỹ và Iran. Càng găng nhau và đối địch nhau như hiện tại, Mỹ và Iran càng bế tắc ý tưởng về lối thoát ra khỏi tình trạng này.
Thiên Nhai
Theo phapluatplus
Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu tập trận quân sự chung Bắt đầu từ hôm nay (5/8), Hàn Quốc và Mỹ tiến hành tập trận quân sự chung trong vòng 15 ngày. Tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc. (Ảnh: Reuters). Trong cuộc diễn tập lần này, phía Hàn Quốc có Bộ tham mưu hỗn hợp và lục quân, hải quân, không quân, phía Mỹ có Bộ Tư lệnh liên quân Mỹ -...