Khám phá sức mạnh “cặp bài trùng” Su-22 và Su-30
Không quân Việt Nam đã được trang bị loại máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MK2, song tiêm kích-bom Su-22 vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc, nhất là chủ quyền trên biển.
Su-22M4, với số lượng hàng trăm chiếc là 1 trong 2 loại máy bay giữ vai trò nhiệm vụ “xương sống” của lực lượng không quân nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc – Ảnh: Máy bay cường kích Su-22M4 của trung đoàn 937. Nguồn: qdnd.vn
Hiện Su-30MK2 và Su-22M4, với số lượng hàng trăm chiếc là 2 loại máy bay giữ vai trò nhiệm vụ “xương sống” của lực lượng không quân nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Máy bay chiến đấu Su-22 là phiên bản xuất khẩu của máy bay cường kích (ném bom) Su-17 do Liên Xô cũ phát triển từ những năm 1960. Su-17 bay thử nghiệm chuyến đầu tiên vào ngày 2-8-1966. Sau đó, không chỉ phục vụ trong lực lượng không quân Liên Xô cũ, Su-17 được phát triển thành Su-20 và Su-20 tiêm kích (đánh chặn)-bom (cường kích) “cánh cụp cánh xòe” để phục vụ xuất khẩu.
Đến nay, Liên Xô cũ và nước Nga kế thừa sau này đã sản xuất khoảng 2.200 chiếc Su-17, Su-20 và Su-22. Trong đó Su-20 và Su-22 được xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia châu Âu (như Belarus, Bulagria, Tiệp Khắc cũ (gồm CH Czech và Slovakia), Đông Đức, Ukraine, Hungarria, Ba Lan); châu Á (Bắc Triều Tiên, Armenia, Afghanistan, Azerbaijan, Uzebekistan, Turmenistan…); Trung Đông và Bắc Phi (Trran, Iraq, Ai Cập, Syria, Algeria, Angola, Yemen) và châu Mỹ (Peru).
Hệ thống điều khiển trong buồng lái Su-22
Không quân Việt Nam bắt đầu nhận máy bay chiến đấu tiêm kích-bom Su-22M/UM, một biến thể cải tiến của Su-22, từ năm 1979 để dần thay thế cho các loại máy bay chiến đấu MIG-21, MIG-19… đã lạc hậu.
Hiện tại Không quân Việt Nam đang có trong biên chế với số lượng lớn các may bay tiêm kích-bom phiên bản Su-22M, Su-22UM3K và Su-22M4, trong đó hiện đại nhất chính là phiên bản M4 được trang bị hệ thống ngắm bắn quang học Klen-54 trong chóp mũi.
Thông số kỹ thuật cơ bản của Su-22
Có 2 loại 1 hoặc 2 phi công; dài 19,03 m; sải cánh 10,02 m (khi cụp bay tốc độ nhanh) hoặc 13,68 m (khi xòe bay tốc độ chậm); cao 5,12 m; trọng lượng rỗng 10.640 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.500 kg.
Máy bay có tốc độ tối đa 1.850 km/h; tầm hoạt động 2.550 km; trần bay 15.200 m.
Vũ khí trang bị của Su-22M4 gồm 2 pháo 30 mm NR30 với cơ số 80 viên đạn, các điểm treo trên cánh cho phép mang tải trọng 4.000 kg vũ khí, gồm: bom, rocket, tên lửa không đối đất và tên lửa không đối không R-60.
Su-22M4 có thể mang những vũ khí thích hợp cho nhiệm vụ diệt hạm như tên lửa không đối đất/hải dẫn đường bằng laser/quang truyền hình Kh-29.
Video đang HOT
Kh-29 có tầm bắn tối đa 30 km với đầu đạn nặng 320 kg có khả năng vô hiệu hóa tàu chiến có lượng giãn nước lớn 10.000 tấn.
Ngoài tên lửa không đối đất/hải Kh-29, Su-22M4 còn có thể mang theo tên lửa chống radar tầm xa Kh-28. Loại tên lửa này có tầm bắn tới 120 km, tốc độ Mach 3 và mang theo đầu đạn nặng 160 kg. Phương thức dẫn bắn của Kh-28 là dùng đầu dò thụ động bám theo cánh sóng của radar của đối phương.
Cuối những năm 1980, tình hình chủ quyền biển đảo trở nên căng thẳng, lực lượng không quân nước ta được lệnh sẵn sàng thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Sau thời gian huấn luyện, đầu năm 1988, máy bay tiêm kích-bom Su-22UM của không quân Việt Nam đã thực hiện thành công chuyến bay từ Phan Rang ra Trường Sa. Đây là lần đầu tiên, máy bay chiến đấu đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam bay ra tuần tiễu quần đảo Trường Sa.
Một chiếc Su-22
Bước sang năm 1989, lực lượng chiến đấu cơ bảo vệ Trường Sa tiếp tục được tăng cường thêm lực lượng. Từ 1989 tới nay, những chiếc Su-22M4 đảm nhiệm vai trò chính trong nhiệm vụ bay tuần tra, bảo vệ Trường Sa. Dù, hiện nay, các máy bay tiêm kích đa năng hiện đại bậc nhất Su-30MK2 đang dần thay thế Su-22M4 thực hiện chuyến bay tuần tiễu, bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa. Tuy nhiên, trong tương lai gần, Su-22M4 vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thiêng liêng Tổ quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đội mũ phi công trên buồng lái Su-30MK2 trong một lần đến thị sát đơn vị không quân
Đến nay, Việt Nam đã thực hiện 3 hợp đồng mua máy bay chiến đấu đa năng hiện đại Su-30MK2, loại hiện đại nhất cho tới hiện nay của dòng máy bay chiến đấu Su-30, với số lượng 32 chiếc.
2 máy bay Su-30MK2 bay tuần tra bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại Trường Sa – Ảnh: TPO chụp từ Trường Sa
Su-22M4 còn có thể mang theo tên lửa chống radar tầm xa Kh-28 – Ảnh: Tên lửa Kh-28. Nguồn: qdnd.vn
Su-30MK2 là máy bay chiến đấu hiện đại đa năng, có khả năng hạ gục mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển. Máy bay được trang bị tên lửa điều khiển và bom điều chỉnh trên không, có khả năng đạt vận tốc gấp đôi tốc độ âm thanh.
Trang bị vũ khí của Su-30MK2, ngoài pháo 30 mm có tốc độ 1.800 phát/phút, còn có các loại tên lửa đối không, đối đất/hải, chống radar hiện đại.
Bên cạnh có thể mang tên lửa không đối đất/hải Kh-29 như Su-22M4, Su-30MK2 có thể mang tên lửa đối đất/hải Kh-59. Đây là loại tên lửa hành trình đối đất tầm xa được thiết kế để tiêu diệt công sự phòng ngự, kho tàng, bến bãi, sân bay hay chiến hạm trên biển. Kh-59 có tốc độ cận âm, tầm bắn đạt khoảng 200 km.
Tên lửa Kh-31, được trang bị trên Su-30MK2, có tốc độ Mach 1,8 (khoảng 2.230 km/h). Hai biến thể tên lửa Kh-31 trang bị trên Su-30MK2 là tên lửa không đối hạm Kh-31A lắp đầu tự dẫn radar chủ động có thể tiêu diệt tàu chiến ở cự ly tối đa 50 km; tên lửa chống radar Kh-31P lắp đầu tự dẫn bị động cho nhiệm vụ phát hiện sóng radar và tấn công đài phát với tầm bắn tối đa 110 km.
Theo Người Lao Động
Việt Nam sắp có thêm trung đoàn Su-30
Theo hợp đồng đặt mua 12 chiếc Su-30MK2 ký năm 2013, phía Nga đã chuyển đợt 1 gồm 4 chiếc cho Không quân VN cuối năm 2014 và trong năm 2015, toàn bộ máy bay sẽ được bàn giao xong.
Hoàn thành xây dựng 3 trung đoàn Su-30MK2 vào năm 2015
Theo báo Quân đội nhân dân, từ năm 2010, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã hé lộ kế hoạch đến năm 2015, lực lượng Không quân sẽ xây dựng mới 3 trung đoàn máy bay tiêm kích đa năng Su-30 theo định hướng tiến thẳng lên hiện đại.
Đến nay, các Trung đoàn 923 và Trung đoàn 935 đã hoàn thành việc chuyển loại và tiếp nhận máy bay mới. Dựa trên số lượng, có thể thấy biên chế chuẩn của mỗi trung đoàn bao gồm 12 chiếc Su-30MK2 chia làm 2 phi đội.
Do đó, 12 chiếc Su-30MK2 theo hợp đồng ký năm 2013, giao năm 2014 - 2015 sẽ trang bị cho trung đoàn thứ 3. Như vậy nếu không có gì trở ngại, chắc chắn trong năm 2015 Quân chủng PK-KQ sẽ hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Su-30MK2 số hiệu 8586 mới tiếp nhận đang được tạm biên chế cho Trung đoàn 923. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Đơn vị tiếp theo được trang bị Su-30MK2 sẽ là Trung đoàn 927?
Mặc dù chưa có thông tin chính thức về việc Trung đoàn Không quân 927 sẽ được trang bị máy bay Su-30MK2 mới, nhưng các chỉ dấu dưới đây cho thấy khả năng này là rất lớn:
Thứ nhất, đến nay có thể khẳng định những "cánh én bạc" MiG-21 của Không quân Việt Nam đã khép cánh, nhường chỗ cho các dòng chiến đấu cơ hiện đại hơn.
Trong khi hầu hết những trung đoàn được trang bị MiG-21 đã hoàn thành việc nhận máy bay mới thì các phi công của Trung đoàn 927 đã được chuyển loại lên thẳng Su-30MK2.
Cụ thể, Trung tá Nguyễn Thế Huỳnh, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 927, đang tham gia huấn luyện chuyển loại tại Trung đoàn 923 cho biết:
"Kỹ thuật bay ở Su-30MK2 cũng có những điểm mới, nhưng cũng xuất phát từ những kỹ thuật cơ bản nên cũng không đáng lo.
Cái khó của phi công tham gia huấn luyện chuyển loại chính là làm chủ được VKTBKT hiện đại trang bị trên máy bay. Để làm chủ nhanh và vững chắc thì việc trước tiên là phải có trình độ tiếng Nga nhất định.
Những khó khăn và cách vượt khó bằng nội lực ở Trung đoàn 923 thực sự là kinh nghiệm quý cho các đơn vị trong huấn luyện làm chủ khí tài mới".
Trung đoàn Không quân 923 trong lễ ra quân huấn luyện. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Thứ hai, Kép - sân bay căn cứ chính của Trung đoàn 927 đã cơ bản hoàn thành nâng cấp giai đoạn 1.
Ngày 7/4/2015 vừa qua, Thượng tướng Lê Hữu Đức - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã thăm, kiểm tra và nghiệm thu Dự án nâng cấp sân bay Kép giai đoạn 1.
Trước đó, Tổng công ty ACC đơn vị triển khai dự án đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công, sẵn sàng đảm bảo cho sân bay tiếp nhận máy bay thế hệ mới.
Thứ ba, trong năm 2015, toàn bộ 12 chiếc Su-30MK2 của hợp đồng đã ký năm 2013 sẽ được bàn giao cho Việt Nam, đủ để trang bị cho trung đoàn Su-30 tiếp theo.
Nhà chứa máy bay tại sân bay Kép trong quá trình thi công (Ảnh: Quân đội nhân dân), có thể thấy đây chính là kiểu hangar của Su-30MK2.
Như vậy, rất có thể trong năm 2015 này Trung đoàn Không quân 927 - Đoàn Không quân Lam Sơn Anh hùng sẽ là đơn vị thứ 3 được trang bị máy bay Su-30MK2.
Trong chiến tranh, đơn vị đã xuất sắc đánh 63 trận, bắn rơi 43 máy bay Mỹ, bắt sống 23 giặc lái.
Hy vọng rằng Đoàn Không quân Lam Sơn sẽ phát huy tốt truyền thống Anh hùng, nhanh chóng tiếp nhận, làm chủ vũ khí trang bị mới để sẵn sàng xuất kích bảo vệ bầu trời Tổ quốc.
Theo Tri Thức
Sư đoàn Không quân 370 diễn tập ném bom ban đêm Trong hai ngày 24 và 25-3, tại Trường bắn Quốc gia khu vực 3, Sư đoàn Không quân 370 (Quân chủng Phòng Không - Không quân) tổ chức kiểm tra thực hành ném bom, bắn tên lửa, đạn thật của các loại máy bay chiến đấu Su-30MK2, Su-22M4 và trực thăng Mi-8. Chiến đấu cơ Su-30MK2 tham gia ném bom. Mục tiêu mặt...