Khám phá “Sứ giả hòa bình” Uran-6 Nga mang sang Syria
Nga đã tiếp tục đưa nhóm công binh thứ 2 và các robor dò mìn Uran-6 sang Syria làm công tác dọn dẹp bãi mìn khổng lồ mà các tay súng khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã để lại.
Bộ Quốc phòng Nga đã điều nhóm công binh thứ hai và các thiết bị chuyên dụng sang Syria để làm nhiệm vụ dò gỡ bãi mìn hàng ngàn quả mà IS đã gài ở khu vực Palmyra, thuộc tỉnh Homs, sau khi chúng bị quân đội Syria đánh bật khỏi thành cổ, được UNESCOxếp hạng di sản văn hóa thế giới.
Theo ước tính của các chuyên gia, có ít nhất 3.000 quả bom và vũ khí nổ tự chế đã bị IS cài đặt trong thành phố, sẵn sàng biến thành cổ này thành một đống đổ nát thực sự.
Do đó, Nga đã phải nhanh chóng đưa người và các tổ hợp robot rà phá bom mình Uran-6 sang dò gỡ mìn, thì sau đó mới có thể tiến hành công tác phục chế. Trước khi nhóm chuyên gia thứ hai sang Syria, nhóm thứ nhất và trang bị đã sang sân bay Hmeymim trong 2 ngày 29 và 30 tháng 3.
Robot rà phá bom mìn Uran-6 sẽ giúp lính công binh tránh thương vong khi rà phá bom mìn
Đầu tuần này, Tổng thống Nga Putin cũng đã có cuộc điện đàm với người đứng đầu Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) Irina Bokova và Tổng thống Syria Bashar Assad, để bàn về về kế hoạch cung cấp sự hỗ trợ của Moscow trong việc gỡ bỏ bom mìn tại Palmyra.
Một quan chức Hội đồng Chính sách của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, ông đã có cơ hội quan sát Uran-6 làm việc, nó có khả năng làm sạch bom mìn tương đương một đơn vị công binh nhưng điều quan trọng nhất là nó tránh cho lính công binh khỏi những nguy hiểm chết người.
Uran-6 là mẫu robot dò mìn đa nhiệm, có sức mạnh động cơ 32 mã lực. Độ cao bánh xích của robot này khoảng 1,4m, vượt được chướng ngại vật cao 1,2 m, vài giờ có thể quét sạch bãi mìn rộng 2.000 m2. Nó có khả năng xác định và phá huỷ những quả mìn có sức công phá tương đương 60 kg thuốc nổ TNT.
Video đang HOT
Thành cổ Palmyra được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa thế giới
Robot Uran-6 có thể được điều khiển được từ khoảng cách an toàn khoảng 1km, có khả năng di chuyển trên những địa hình cực kỳ nguy hiểm mà con người không thể tiếp cận được, 1 robot có hiệu quả làm việc ngang với 20 lính công binh, giúp tránh nguy hiểm cho con người.
Đồng thời, robot Uran-6 có thể tác nghiệp trong khu vực có chất độc sinh, hóa; rò rỉ phóng xạ; kiểm tra và xác định vật phẩm nguy hiểm, tùy thuộc loại hình của vật phẩm nguy hiểm được phát hiện có thể lựa chọn phương án hiệu quả và an toàn nhất để tiến hành xử lý.
Sự xuất hiện của Uran-6 ở vùng đất nào là dấu hiệu cho thấy chiến tranh đã qua đi, hòa bình đã đến. Vì thế Uran-6 được đặt cho biệt danh “Sứ giả của hòa bình”.
Theo_An ninh thủ đô
Tàu ngầm Nga khiến phương Tây nhốn nháo
Dù mục đích chưa rõ ràng nhưng việc tàu ngầm chiến lược Nga hiện diện ngày càng nhiều gần những địa điểm trọng yếu đang khiến phương Tây lo lắng.
Lo lắng của phương Tây hoàn toàn có cơ sở khi một chiếc tàu ngầm hạt nhân Podmoskovye của Nga vừa bất ngờ do thám căn cứ tên lửa đạn đạo của Pháp. Tạp chí Hải quân Pháp Le Marin cho biết rằng, con tàu này có thể là một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo nhưng đã được chuyển đổi thành tàu ngầm cho nhiệm vụ đặc biệt là thu thập tin tức tình báo.
Tàu ngầm hạt nhân Podmoskovye (BS-64) được biến đổi từ tàu ngầm tên lửa đạn đạo thuộc Project 667BDRM Delfin. Nó đã được tái xuất hồi tháng 8/2015 sau khi trải qua sửa chữa và hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu ở Zverdochka thuộc miền Bắc Nga.
Tình báo phương Tây cho rằng, BS-64 được nâng cấp để trở thành tàu đảm nhận "nhiệm vụ đặc biệt" là tàu ngầm do thám, chuyên hoạt động với các trạm nghiên cứu hạt nhân ngầm và thu thập dữ liệu thăm dò, đảm nhiệm chức năng cơ sở cho các tàu và thiết bị không người lái dưới nước.
Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân bí ẩn AS-12 của Nga có tên tiếng Anh là Losharik, được tái chế tạo trong khuôn khổ kế hoạch 210 (Project 210) tuyệt mật của Bộ Quốc phòng Nga đang khiến Mỹ đặc biệt lo ngại khi chúng xuất hiện trong các vùng biển có cáp truyền thông đảm bảo điện thoại và kết nối Internet của Hoa Kỳ. Losharik thường được Nga gọi là "tàu lặn", trên thực tế là tàu ngầm hạt nhân được NATO định danh là NORSUB-5.
Hồi cuối tháng 9/2012, tàu lặn Losharik cũng đã tham gia chuyến thăm dò đáy Bắc Cực và thu thập mẫu vật địa chất. Nhờ chế tạo bằng vật liệu Titanium và thiết kế các khoang thân hình cầu độc đáo khả năng lặn sâu tới hơn 6000m - một con số kỷ lục với các loại tàu ngầm. Tuy nhiên, ngoài việc là một con tàu ngầm có tính năng lặn siêu sâu, Losharik còn có rất nhiều điều bí ẩn trong lĩnh vực quân sự mà rất ít người có thể biết được. Đó mới chính là vũ khí tuyệt mật mà Nga luôn che dấu.
Nó được thiết kế để triển khai các chiến dịch thu thập thông tin tình báo ở độ sâu vượt quá ngưỡng hoạt động của bất cứ loại tàu bè nào trên thế giới. Ngoài ra, con tàu này có khả năng tiến hành thăm dò đo đạc đáy biển, vẽ bản đồ đáy biển, đo đạc các âm thanh đại dương, thậm chí là cắt trộm, nghe trộm cáp viễn thông.
Khi được đưa vào biên chế trong lực lượng hải quân Nga, tàu ngầm Losharik có trình độ tự động hóa rất cao trên bình diện thế giới, vào thời điểm đầu thế kỷ 21. Ngay từ thời đó, nó đã được thiết kế khoang chỉ huy tự động hóa và trang bị hệ thống chỉ huy tình báo chiến trường. Hệ thống này giúp tàu nhanh chóng hiển thị các thông tin tình báo cập nhật và phối cảnh tổng quan chiến trường, giúp nó nhanh chóng xác định được các mục tiêu cơ động, hỗ trợ người chỉ huy đưa ra các quyết định tiến công, phòng thủ hay cơ động chiến thuật.
Ngoài ra, các hệ thống này còn giúp tàu có khả năng phân tích các âm thanh đáy đại dương, tự động bóc tách các tốp mục tiêu cơ động, xác định mục tiêu tấn công và chỉ huy kiểm soát vũ khí. Trong tình huống bất lợi, nó cũng có thể giúp chỉ huy tàu đưa ra lựa chọn lẩn trốn và đảm nhiệm dẫn đường vòng tránh. Khả năng tự động hóa rất cao khiến tàu có khả năng đưa ra quyết định tấn công - phòng thủ - lẩn tránh chỉ trong vòng 10 - 15s, kể từ khi phát hiện mục tiêu.
Chỉ riêng tính năng này đã cho thấy khả năng tự động hóa và các hệ thống thiết bị của nó tiên tiến đến mức độ nào. Điểm đặc biệt mà ngay cả các tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ và NATO cũng không sánh kịp là hệ thống con chỉ huy-kiểm soát hỏa lực thuộc hệ thống chỉ huy tình báo chiến trường của tàu Losharik có khả năng theo dõi cùng lúc tới 140 mục tiêu, vượt trội so với tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ với 50 mục tiêu, đồng thời có thể tiến công đồng loạt 6 mục tiêu ở 6 hướng khác nhau, với cự ly khác nhau và tốc độ khác nhau.
Mặc dù được mang danh nghĩa là tàu nghiên cứu khoa học nhưng Losharik được trang bị tới 18 quả ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân T-15, được chế tạo dưới thời Liên Xô hoặc 24 quả thủy lôi hạng nặng thế hệ mới. Các ngư lôi của nó có khả năng mang các đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ lớn. Khi được phóng ở độ sâu 6km, các đầu đạn hạt nhân này có thể tạo nên những cơn "sóng thần nhân tạo" kinh hoàng. (Ảnh trong bài: Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga).
Theo_Báo Đất Việt
Soi "sát thủ săn ngầm" S-3 Mỹ muốn bán cho VN Máy bay săn ngầm S-3 Viking mà Việt Nam muốn mua của Mỹ có khả năng triển khai ngư lôi chống ngầm và tên lửa chống hạm tàu mặt nước tầm xa. Trả lời tờ Jane"s, Giám đốc chương trình tuần tra hàng hải của công ty Lockheed Martin - ông Clay Fearnow cho biết tại triển lãm FIDAE 2016, việc bán máy...