Khám phá sông Cái Tàu
Sông Cái Tàu thuộc huyện U Minh, bắt nguồn từ con Sông Trẹm (địa phận Tắc Thủ) chạy dài đến ngã tư rạch Tiểu Dừa tiếp giáp xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh ( tỉnh Kiên Giang) rồi đổ ra vịnh Thái Lan.
Sông có chiều dài 42 km, chảy qua các xã Khánh An, Nguyễn Phích, thị trấn U Minh, Khánh Hòa, Khánh Thuận và điểm cuối là Khánh Tiến.
Sông Cái Tàu đến rạch Tiểu Dừa, xã Khánh Thuận và xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang) được chia thành 4 ngã trước khi đổ ra biển.
Nơi bắt đầu con sông là ngã ba nên có tên gọi là ngã ba Cái Tàu. Cửa sông hay gọi là vàm ( vàm Cái Tàu). Vàm có nhiều người dân sinh sống đông đúc gọi là xóm Cái Tàu; từ xóm người ta lập ra chợ gọi là chợ Cái Tàu… các địa danh mang tên Cái Tàu vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Con sông này là huyết mạch vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của người dân Cái Tàu – U Minh.
Quan sát sông Cái Tàu mùa mưa có 3 màu nước. ầu con sông khu vực Khánh An đến Nguyễn Phích có nước trong xanh do vùng đất thuộc đa số trồng lúa; đoạn giữa từ khu vực Nguyễn Phích tiếp giáp thị trấn U Minh đến Khánh Thuận có màu nước đỏ đặc trưng, do lá tràm rụng xuống phân hủy và đoạn cuối đổ ra vịnh Thái Lan nước có màu vàng, vì vùng đất mới còn nhiều phèn mặn.
Video đang HOT
Sông Cái Tàu là nơi lưu lại nhiều dấu tích của lưu dân thời kỳ khai phá đất rừng U Minh. ặc biệt trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, quân và dân ta đã làm nên nhiều chiến công oanh liệt. Trong đó có cuộc nổi dậy chống giặc Pháp của hai anh em ỗ Thừa Luông, ỗ Thừa Tự vào cuối thế kỷ 19 và nhiều trận chiến nhận chìm tàu giặc trên sông Cái Tàu trong những năm chống Mỹ.
Bến sông Cái Tàu rất êm đềm, thơ mộng, giống như người dân Cái Tàu sống chân chất, hiền hòa, yêu lao động và mến khách.
Cầu bắc qua sông Cái Tàu.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sông Cái Tàu vẫn êm đềm thơ mộng, giống như người dân Cái Tàu sống chân chất, hiền hòa, yêu lao động và mến khách. Ngày nay, con sông này là nơi huyết mạch vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ Khu Công nghiệp Khí – iện – ạm Khánh An, của người dân trong vùng và cũng là nơi cung cấp nguồn nước chính cho người dân vùng đất U Minh canh tác nông nghiệp.
Khám phá khu rừng ở Việt Nam được xếp loại quý hiếm trên thế giới
Nơi đây không chỉ chứa đựng vẻ đẹp hoang sơ mà còn bởi những đặc sản hấp dẫn lòng người.
Rừng U Minh là một khu rừng rất đặc thù và đã được xếp hạng quý hiếm độc đáo trên thế giới vì nó mang một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng đầy hoang sơ. Rừng có diện tích rộng khoảng 2.000 km2 và chia thành hai khu rõ ràng được chia cắt bởi con sông Trẹm và sông Cái Tàu; đó là rừng U Minh Thượng (thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang) và U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau).
Ngày nay, nhắc đến U Minh Hạ, người ta không chỉ liên tưởng tới bộ phim "Đất phương Nam" nổi tiếng mà còn là những chuyến du lịch sinh thái lý tưởng tìm về "thiên đường xanh" nơi đất mũi phương Nam. Năm 2009 vườn quốc gia U Minh Hạ được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới và là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau.
Là một phần của rừng nguyên sinh U Minh, vườn quốc gia U Minh Hạ cũng là nơi lý tưởng để những bước chân phiêu lưu mạo hiểm tìm về khám phá thiên nhiên hoang dại. Từng được mệnh danh là nơi "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh", vườn quốc gia U Minh Hạ ngày nay còn là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, đem tới cho du khách những phút giây nghỉ ngơi thư giãn và sảng khoái.
Du khách sẽ được xuôi thuyền vỏ lãi (một loại thuyền ở Cà Mau) trên sông Trèm Trẹm, Cái Tàu, sông Đốc và những dòng kênh xanh trong hành trình khám phá thiên nhiên hoang sơ và kỳ thú nơi U Minh Hạ.
Đặc biệt, khi đứng ở đài quan sát rừng giữa trung tâm U Minh Hạ ở độ cao 25m, du khách sẽ thấy U Minh Hạ nổi bật trong sắc xanh bạt ngàn của rừng già mênh mông chạy tới tận chân trời. Ẩn chứa trong màu sắc hiền hòa, thanh bình, tươi mát ấy là một thế giới "u minh" kỳ bí, huyền ảo cùng hệ sinh thái động - thực vật vô cùng phong phú như: trúc (tê tê), chồn, trăn, lợn rừng, nai, khỉ, rùa... và 60 loài cá nước ngọt, nước lợ. Trong đó có nhiều loại động vật quý hiếm cần được bảo tồn có tên trong "Sách đỏ Việt Nam".
Nếu có dịp ghé thăm rừng U Minh Hạ gần rừng U Minh Thượng, du khách sẽ được trải nghiệm trên thuyền vỏ lãi, lênh đênh qua các con sông, con rạch. Khi đó, bạn có thể ngắm nhìn một khoảng trời Cà Mau lấp lánh, ẩn hiện giữa tán rừng bạt ngàn, hay len giữa thảm bèo, giữa lau sậy trắng phau, đưa tay vớt nước, đùa nghịch. Hoặc du khách có thể thuê xuồng vào rừng câu cá, cùng người dân tát mương bắt cá ở Cà Mau, bắt lươn, đi hái bồn bồn, sen, súng,...
Đặc biệt, dưới tán rừng, loài ong cần mẫn hút mật từ những nhụy bông tràm mang về tổ, hàng năm cho khai thác sản lượng lớn. Vào mùa ăn ong từ tháng 12 đến tháng 6, đến tham quan rừng U Minh Hạ bạn sẽ có dịp theo chân những người thợ gác kèo vào rừng lấy mật, vừa là trải nghiệm lý thú vừa được thưởng thức món ong non mới cắt xuống, chấm thêm tí mật vàng óng dẻo quánh thì ngọt thanh đến thao đầu lưỡi.
Thưởng thức đặc sản rừng U Minh Cà Mau ngay tại chỗ chắc chắn sẽ là sức hút khó cưỡng với du khách. Bạn sẽ được theo chân những người thợ vào rừng lấy mật ong hoặc ngồi dưới tán cây rừng lai rai cá lóc nướng trui, bồn bồn muối, chuột đồng chiên cũng rất thú vị.
Đắm mình giữa đại dương, khám phá 7 thành phố dưới nước đầy bí ẩn Nằm sâu ở đáy đại dương không chỉ có những sinh vật biển độc đáo mà đôi khi là những thị trấn, thành phố dưới nước tuyệt đẹp nhưng cũng vô cùng bí ẩn. Mặc dù có rất ít tàn tích dưới nước có thể sánh được với những nơi như Alexandria - thành phố cổ đại của Ai Cập bị động đất...