Khám phá siêu trực thăng Apache Mỹ định dùng diệt IS
Apache nằm trong top 10 máy bay trực thăng chiến đấu tốt nhất thế giới hiện nay, được cho là “ác mộng” đối với phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói trước Ủy ban quân vụ Thượng nghị viện ngày 9/12, Mỹ sẽ trợ giúp quân đội Iraq với những khả năng đặc biệt bao gồm các máy bay trực thăng tấn công Apache và đội ngũ cố vấn kèm theo, “nếu tình hình cấp thiết và được yêu cầu từ Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi”.
AH-64 Apache là máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Mỹ, là thế hệ tiếp theo của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. AH-64 Apache được hãng Hughes thiết kế, phát triển bởi McDonnell Douglas và sau này được Boeing sản xuất sau khi hãng McDonell Douglas được Boeing mua lại năm 1997.
AH-64 Apache tham chiến lần đầu năm 1989 tại chiến trường Panama. Máy bay được thiết kế với buồng lái hai chỗ ngồi. Phi công phía trước điều khiển máy bay, phi công phía sau phụ trách hỏa lực. Khi khẩn cấp, cả hai khi công đều có thể điều khiển máy bay và kiểm soát hỏa lực.
Trang bị cơ sở của AH-64 Apache gồm pháo M230 30mm (tốc độ bắn 625 viên/phút, tổng đạn 1.200 viên); 16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire; rocket Hydra 70mm; tên lửa không-đối-không tầm ngắn AIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder và hệ thống điện tử. Trong hình là pháo M230 30mm.
Video đang HOT
AH-64 Apache được trang bị động cơ kép T700-GE-701D tổng công suất 4.000 mã lực, tốc độ tối đa 293 km/giờ, tốc độ hành trình 265 km/giờ, bán kính chiến đấu 480 km, phạm vi hoạt động tối đa 1.900km, trần bay 6.400m.
AH-64 Apache được trang bị một radar bước sóng milimet trên đỉnh của trục cánh quạt chính, cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất. Hệ thống radar điều khiển hỏa lực sóng mm AN/APG-78 được đặt trên đỉnh cánh quạt có thể theo dõi đồng thời 128 mục tiêu và tấn công 16 mục tiêu nguy hiểm nhất.
Các cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu TADS AN/ASQ-170 được gắn phía trước mũi máy bay. Chưa kể AH-64 Apache còn có hệ thống tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công và pháo 30mm. Mỗi lần phi công quay đầu, hệ thống TADS và pháo 30mm cũng quay theo.
Cảm biến nhìn đêm dành cho phi công AH-64D là PNVS AN/AAQ-11, với thành phần quan trọng là một camera hồng ngoại. PNVS chuyển động theo đầu của phi công với một góc 90 độ theo chiều ngang và 20/-45 độ theo chiều lên xuống.
AH-64D còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A (V), cảm biến cảnh báo radar AN/APR-48A, cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-2, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136, hệ thống mồi bẫy đối phó với tên lửa đối không dẫn bằng hồng ngoại.
Tuy nhiên, theo đánh giá của phân nửa phi công từng điều khiển trên các máy bay chiến đấu Apache, nhược điểm lớn nhất của máy bay này chính là điều kiện liên quan tới khói và cát. Việc chiến đấu ở Iraq, một vùng đất sa mạc khô hạn và nóng bỏng sẽ là một thách thức không hề nhỏ với lực lượng không quân Mỹ.
Theo Danviet
Hàn Quốc mua hàng chục trực thăng Mỹ đối phó Triều Tiên
Hàn Quốc sẽ mua 36 chiếc trực thăng hiện đại AH-64E Apache (của hãng Boeing, Mỹ) nhằm tăng cường công tác tuần tra, giám sát ở khu vực biên giới với Triều Tiên.
Hàn Quốc mua hàng chục trực thăng Apache của Mỹ để đối phó Triều Tiên - Ảnh minh họa: AFP
Việc mua trực thăng sẽ được khởi động khoảng đầu năm 2016 và tiếp tục cho đến năm 2017, theo trang tin Stars and Stripes (Mỹ) hôm 4.11.
"Chúng tôi thực hiện kế hoạch này nhằm đối phó với quân đội Triều Tiên", Stars and Stripes trích phát biểu của một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Quan chức này phủ nhận những chiếc trực thăng sẽ được huy động chủ yếu để tuần tra ở biên giới với Triều Tiên, khu vực xảy ra nhiều căng thẳng giữa 2 nước, đặc biệt là vùng đảo Yeonpyeong, tây bắc Hàn Quốc. Tuy nhiên, quan chức không muốn nêu tên này thừa nhận việc sử dụng trực thăng tuần tra ở khu vực biên giới cũng là một trong những nhiệm vụ của Apache. Loại trực thăng này Seoul đặt biệt danh là Guardian (người bảo vệ).
Hãng Yonhap cho biết quân đội Hàn Quốc đã ký hợp đồng trị giá 1,6 tỉ USD với Mỹ để mua số trực thăng nói trên, thay thế một loạt trực thăng cũ, lạc hậu của quân đội Hàn Quốc.
Apache có thể được sử dụng trong mọi thời tiết và trang bị nhiều loại vũ khí chiến đấu trên không và trên bộ. Trực thăng Apache phục vụ quân đội Mỹ từ năm 1984, và phiên bản hiện đại AH-64E Apache được quân đội Mỹ sử dụng lần đầu tiên hồi năm 2014 ở chiến trường Afghanistan.
Minh Quang
Theo Thanhnien
1 trực thăng Apache của liên minh Arab bị phiến quân Yemen bắn hạ Các lực lượng phiến quân tại Yemen đã tiêu diệt 13 binh sĩ và bắn hạ một trực thăng Apache của liên minh Arab tại khu vực biên giới Tây Nam nước này. ụ việc xảy ra ngày 26/9 tại tỉnh Jizan của Saudi Arabia gần biên giới với Yemen, khi các lực lượng phiến quân đáp trả những vụ tấn công của...