Khám phá Shangrila – thung lũng bất tử huyền bí Trung Quốc
Vượt qua một chặng di chuyển khá dài với độ cao, địa hình và cả cảm giác choáng váng của cái gọi là hội chứng độ cao, tôi đã đến với ShangriLa, Vân Nam, Trung Quốc.
Khám phá Shangrila
Một góc ShangriLa nhìn từ trên cao. Ảnh: Tuệ Nhi
Shangri La nằm ở khu vực Tây Bắc của tỉnh Vân Nam, thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh. Ban đầu nơi đây được gọi là Trung Điện, nhưng năm 2001 chính quyền địa phương đã đổi tên thành Shangri La để thúc đẩy du lịch tốt hơn.
Đường phố ShangriLa khá yên tĩnh. Ảnh: Tuệ Nhi
Shangri La nằm trên cao nguyên 3.300m so với mực nước biển, được những hồ nước, ngọn đồi, núi tuyết và cả bầu không khí trong lành bao bọc. Đặc biệt, mỗi mùa nơi đây lại mang một vẻ đẹp đặc trưng khác nhau.
Chuông gió ở Công viên quốc gia. Ảnh: Tuệ Nhi
Còn thông qua tiểu thuyết nổi tiếng Lost Horizon (Đường chân trời đã mất) của nhà văn James Hilton ShangriLa được biết đến là một thung lũng bất tử, điểm dừng chân cho những người muốn khám phá cao nguyên huyền bí.
Shangri La nằm trên cao nguyên 3.300m so với mực nước biển. Ảnh: Tuệ Nhi
ShangriLa sở hữu nền văn hóa đa dạng và đặc sắc của nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, có tuổi đời hơn 1300 năm. Đây là một trong số ít khu vực tập trung sinh sống của hầu hết người Tạng từ lâu đời mà vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay.
Vòng quay Kim Luân, tại đền Dukezong (Độc Khắc Tông). Ảnh: Tuệ Nhi
Ngoài ra, thị trấn Shangrila cũng được chia thành hai phần bao gồm khu phố cổ và khu phố mới. Nằm giữa ba tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam và khu tự trị Tây Tạng, Shangrila có nền văn hóa giao thoa khá độc đáo. Tuy nhiên, người Tây Tạng vẫn chiếm tỷ lệ đông đảo với 80% trong tổng số dân.
Thị trấn Shangrila cũng được chia thành hai phần bao gồm khu phố cổ và khu phố mới. Ảnh: Tuệ Nhi
Shangri La chào đón tôi với thời tiết khá lạnh nhưng bầu không khí thoáng đãng cùng ánh nắng vô cùng rực rỡ. Mặc dù nhiều bạn cùng đoàn đã phải sử dụng bình ô xy nhưng tôi thì may mắn không gặp phải trở ngại này.
Phố cổ Dukezong vốn có tuổi đời 1300 năm. Ảnh: Tuệ Nhi
Đường phố ShangriLa khá yên tĩnh, khách sạn nơi tôi ở khá cổ kính với khoảng sân khá rộng và khung vách đều bằng gỗ. Thời tiết ShangriLa thời điểm tôi đến là đầu tháng 4 nhiệt độ ban ngày dao động từ 8 đến 12 độ C còn về đêm là 0 độ C và thấp hơn.
Khách sạn ở ShangriLa khá ấn tượng. Ảnh: Tuệ Nhi
Video đang HOT
Đó là lý do vì sao khách sạn nơi tôi ở đều có hệ thống sưởi từ sàn nhà, tường đến sàn nhà tắm.
Khách sạn này cũng nằm ngay gần phố cổ Dukezong vốn có tuổi đời 1.300 năm. Tuy nhiên những căn nhà gỗ ở phố cổ này bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn vào năm 2014 và được phục dựng lại sau đó.
Tu viện Tùng Tán Lâm nhìn từ xa. Ảnh: Tuệ Nhi
Tu viện Tùng Tán Lâm hay Songzanlin. Ảnh: Tuệ Nhi
Nói đến ShangriLa không thể không nhắc tới Tu viện Tùng Tán Lâm hay Songzanlin, một địa điểm du lịch hấp dẫn nằm trọn trên một sườn đồi tách biệt và chỉ cách trung tâm Shangri La khoảng 5km.
Đường lên Tu viện. Ảnh: Tuệ Nhi
Tu viện tọa lạc ở độ cao 3.000m, rộng tới 30ha và được xây dựng từ những năm 1679. Nhờ thế mà nơi đây thấm đẫm nét văn hóa độc đáo và huyền bí của người Tạng.
Tu viện gây ấn tượng với du khách bởi phần mái uốn cong, mạ vàng. Ảnh: Tuệ Nhi
Tu viện Tùng Tán Lâm. Ảnh: Tuệ Nhi
Điểm độc đáo của Tu viện Tùng Tán Lâm là nằm trong bảo tàng của Tu viện này chứa đựng nhiều vật phẩm tôn giáo và di sản văn hóa quý giá của Phật giáo Tây Tạng. Từ tượng vàng của Sakyamuni, bản kinh lá cọ, thangka (thảm tâm linh) đến đèn vàng, viện còn được coi như một “Bảo tàng Nghệ thuật Tây Tạng.”
Một góc Tu viện. Ảnh: Tuệ Nhi
Nhìn từ xa, Tu viện gây ấn tượng với du khách bởi phần mái uốn cong, mạ vàng. Tu viện Songzanlin mang hình dáng của một tháp canh Tây Tạng với 5 tầng tương ứng 5 cổng. Để đến được phòng cầu nguyện chính, du khách sẽ phải vượt qua 146 bậc thang.
Để đến được phòng cầu nguyện chính, du khách sẽ phải vượt qua 146 bậc thang. Ảnh: Tuệ Nhi
Đến Tu viện du khách có thể tự do tham quan nhưng đa phần đều có biển cấm chụp hình bên trong.
Du khách chụp ảnh trong trang phục dân tộc địa phương. Ảnh: Tuệ Nhi
Ngoài ra, ghé SangriLa, bạn nhất định phải ghé Bạch Tháp, một điểm đến hấp dẫn du khách.
Bạch Tháp, điểm đến của du khách. Ảnh: Tuệ Nhi
Đặc biệt, ghé thăm bảo tàng, cơ sở sản xuất thịt bò Yak lớn nhất Trung Quốc.
Bảo tàng bò Yak. Ảnh: Tuệ Nhi
Loài bò Yak là một phần biểu tượng trong cuộc sống của người Tây Tạng, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và sớm được những người Tây Tạng cổ thuần hóa khoảng 10.000 năm trước.
Du khách có thể mặc trang phục người Tạng và cưỡi bò Yak trắng. Ảnh: Tuệ Nhi
Đặc biệt bạn có thể mặc trang phục người Tạng và cưỡi bò yak màu trắng để có những bức ảnh ghi nhớ quãng thời gian đã đến nơi đây.
Khám phá Quảng Tây - cảnh sắc nhân gian hữu tình của Trung Quốc
Tỉnh Quảng Tây nổi tiếng với địa hình thiên nhiên là đồi núi, thung lũng đa dạng, hùng vĩ, có bề dày lịch sử và nét văn hóa truyền thống, được coi là niềm tự hào của người dân Trung Quốc.
Sùng Tả - Vùng biên non nước hữu tình
Thành phố biên giới Sùng Tả có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nền văn hóa lịch sử lâu đời. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Sùng Tả (tỉnh Long Châu), một trong những thành phố sầm uất nằm ngay sát vách biên giới Việt-Trung mà ngay đầu cầu bên này cũng có thể phần nào quan sát được đầu cầu bên kia.
Đây là thành phố biên giới có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nền văn hóa lịch sử lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như thác xuyên quốc gia Đức Thiên, khu thắng cảnh sông Hắc Thủy, Thái Bình cổ trấn...
Đặc biệt, tại Sùng Tả còn có khu Nhà triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh, trưng bày nhiều kỷ vật về những ngày Bác Hồ cùng các cán bộ cách mạng Việt Nam sang Trung Quốc tìm đường cứu nước.
Theo báo Tiền Phong, trong diện tích 1.230m2 trưng bày khá nhiều hiện vật liên quan đến Người như chiếc bát sứ Bác dùng ở nhà đồng chí Nông Kỳ Chấn tại bản Na Tạo, xã Hạ Đống; chiếc chậu thau đồng mà Bác và những người cách mạng khác đã sử dụng trong thời gian nghỉ tại nhà Tô Trung Lương ở bản Lũng Ỷ, Bình Mạnh, huyện Nà Pha; chiếc gối và vali da năm xưa Bác dùng để giữ tài liệu và súng lục; chậu đất, niêu đất- những đồ vật Người dùng khi nghỉ chân ở nhà Trương Kỳ Siêu số 3 phố Long Lâm, huyện Tĩnh Tây...
Khung cảnh về đêm ở phố cổ Thái Bình, Sủng Tà.
Trước ngày Việt Nam giành được độc lập, trong thời gian từ tháng 10/1939 đến cuối tháng 8/1944, Bác Hồ đã 3 lần về Long Châu. Tại đây, Người đã theo dõi và chỉ đạo mọi công việc của Văn phòng thứ nhất Hội đồng minh Giải phóng dân tộc Việt Nam.
Long Châu cũng là nơi Bác và 18 thanh niên cách mạng dừng chân trước khi về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho đến khi Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nam Ninh - Thủ phủ Quảng Tây
Nam Ninh là thành phố xanh với cảnh sắc ngút ngàn trùng điệp của núi đồi cây cỏ.
Nam Ninh không chỉ là thủ phủ của Quảng Tây, trung tâm du lịch, khu vực hội tụ những nền văn hóa vừa lâu đời, vừa đa dạng với nhiều bản sắc của người dân Trung Hoa, mà còn được xem là thành phố xanh với cảnh sắc ngút ngàn trùng điệp của núi đồi cây cỏ. Đây cũng là định hướng phát triển Nam Ninh về mặt lâu dài của Trung Quốc.
Thành phố Nam Ninh cũng là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng. Tại đây, bạn không thể bỏ qua các điểm đến như khu du lịch Thanh Tú Sơn được mệnh danh là "chim phượng hoàng" của quê hương Choang, khiến du khách như đang lạc vào một thế giới khác, bởi màu xanh của cây cối, xen kẽ những ngọn núi hùng vĩ bao quanh.
Lễ hội múa rồng tại Nam Ninh. (Nguồn: Getty Images)
Phố cổ Dương Mai là nơi tuyệt vời cho những ai muốn khám phá phong tục,văn hóa Trung Quốc với những ngôi nhà cổ kính, dòng sông nhỏ, hàng cây cổ thụ. Và nếu là người yêu thích mạo hiểm, khám phá, chắc hẳn bạn không thể bỏ lỡ núi Lăng.
Thư giãn tại suối nước nóng Gia Hòa Thành là một trải nghiệm siêu thú vị sau một ngày dài khám phá Nam Ninh, với lối kiến trúc kết hợp từ văn hóa của các nước châu Âu cùng nhiều điểm đặc sắc của vùng Đông Nam Á.
Quế Lâm - Sơn thủy đệ nhất thiên hạ
Thành phố Quế Lâm nhìn từ trên cao. (Nguồn: Alamy Stock)
Quế Lâm nằm ở phía Đông Bắc Quảng Tây, là một thành phố du lịch với lịch sử, văn hóa nổi tiếng được mệnh danh là "sơn thủy đệ nhất thiên hạ".
Điểm đến "tứ tuyệt" của Trung Quốc nổi tiếng cả trong và ngoài nước với phong cảnh non xanh, nước biếc, động lạ, đá kỳ. Những năm gần đây, chính quyền thành phố Quế Lâm đã tập trung phát triển mô hình du lịch gắn với khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương, giúp du khách vừa có thể thưởng ngoạn phong cảnh tự nhiên, vừa tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa, lịch sử, ẩm thực đặc sắc của vùng đất với hơn 2.000 năm lịch sử này.
Tại Quế Lâm, sông Li Giang được coi là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất. Dòng sông bắt nguồn từ núi Mao Nhi - ngọn núi được mệnh danh là "Hoa nam đệ nhất phong", thuộc huyện Hưng An, phía Đông Bắc thành phố Quế Lâm, qua Dương Sóc, Bình Lạc, Chiêu Bình và điểm cuối gặp sông Tây Giang.
Sông Li Giang như một dải lụa khổng lồ mềm mại chảy quanh co kết hợp với cảnh sắc ở hai bên bờ đã khiến bao người phải ngẩn ngơ. Bởi vậy, Đường Hàn Dụ đã từng có câu thơ ca ngợi vẻ đẹp của Quế Lâm: Giang tác thanh la đới/ Sơn như bích ngọc dung (có nghĩa là Dòng sông chảy đẹp dài như một dải lụa/ Núi non đẹp như những viên ngọc quý).
Quảng Tây mang trong mình cảnh sắc thiên nhiên mê hoặc lòng người.
Li Giang trong những ngày nắng hạ là hình ảnh đỉnh núi với những vách đá dựng đứng soi mình xuống dòng nước trong vắt, hòa quyện vào cùng là cảnh sắc thiên nhiên tựa tranh vẽ. Vào ngày có mây, sương mù, những con thuyền nhỏ thấp thoáng, từng đàn chim cốc bay lượn như đưa du khách lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Nơi đây được tạp chí danh giá của Mỹ National Geographic Magazine đánh giá là 1 trong 10 kỳ quan hàng đầu thế giới. Không chỉ thế, con sông này còn được CNN bình chọn là 1 trong 15 dòng sông đẹp nhất hành tinh mà du khách nên ghé tới.
Ngoài sông Li Giang, Quế Lâm còn nổi tiếng với núi Vòi Voi - gắn với hình ảnh chú voi đang nghiêng mình cúi xuống dòng Li Giang để uống nước. Hay Cửu Mã Tọa Sơn - nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn, người làm nghệ thuật Trung Hoa, nằm ở bờ Tây dòng Li Giang, ngay gần thị trấn Dương Sóc. Sở dĩ có tên gọi này bởi vì nơi đây nhìn giống như 9 con ngựa tạo dáng với nhiều tư thế, tạo nên hình ảnh vô cùng hùng vĩ và trùng điệp.
Cũng không thể không kể đến làng chài cổ Hưng Bình - vùng đất tách biệt với thế giới xô bồ bên ngoài, đưa con người ta trở về với chốn bình yên, êm đềm của một ngôi làng cổ.
Liễu Châu - Mảnh đất cổ kính xen lẫn hiện đại
Liễu Châu mang vẻ đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Liễu Châu thuộc phía Bắc Quảng Tây, nằm ở khúc lượn cua của sông Liễu Giang và là thành phố đầu tiên dòng sông này chảy qua.
Thành phố Liễu Châu có lịch sử hơn 2.100 năm. Giống như nhiều vùng khác của Quảng Tây, cảnh quan xung quanh vùng đất này là sự pha trộn của đồi, núi đá vôi và nhiều hệ thống hang động. Liễu Châu và Quế Lâm nằm trong tuyến du lịch và cùng được mệnh danh là thành phố đẹp với câu nói nổi tiếng: "Sơn thủy Quế Lâm, văn hóa Liễu Châu".
Liễu Châu mang trong mình nhiều điểm đến hấp dẫn như Bảo tàng đá, Cầu Phong Ngũ Trình Dương, Đại Long Đàm, đặc biệt là Khu di tích nơi ở và làm việc của Bác Hồ, Núi Tây Phong Lĩnh, Khách sạn Lạc Quần.
Khu di tích nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại Liễu Châu lưu giữ những kỷ vật mà Người đã sử dụng trong những năm tháng xa Tổ quốc; hay Tây Phong Lĩnh gắn với một bài thơ nổi tiếng ghi lại giờ phút tự do của Bác Hồ sau 18 tháng lao tù khổ ải tại nhà tù Tưởng Giới Thạch trong quãng thời gian từ 1942-1943. Và khách sạn Lạc Quần, được xây dựng từ những năm 1930 - là nơi cán bộ cách mạng làm việc cùng Bác Hồ lưu trú, cũng là địa điểm chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của Trung Quốc.
CNN: Ngôi làng Italy đẹp như tranh vẽ nhưng bí mật quá khứ ít ai ngờ tới Từ những năm 1990, một ngôi làng Italy nằm giữa những ngọn đồi hoang vu ở Aurunci miền trung Italy đã được tôn vinh vì sự trường thọ của người dân ở vùng đất này. Trong nhiều năm, các nhà khoa học và du khách đã tới ngôi làng nhỏ khám phá những điều gì giúp người dân ở đây có thể sống...