Khám phá “sát thủ” tàu ngầm mới của Hải quân Mỹ
Nặng 7.800 tấn, dài 103 mét, trị giá tới 2 tỷ USD và sở hữu công nghệ tàng hình. Đó là những điểm nhấn của tàu ngầm USS John Warner, “sát thủ” mới nhất của hải quân Mỹ mới được đưa vào biên chế hôm 1/8 vừa qua tại căn cứ hải quân Norfolk, Virginia.
Tàu ngầm USS John Warner của Hải quân Mỹ (Ảnh: wtkr)
Con tàu được đặt theo tên của cựu Thượng Nghị sĩ bang Virginia John Warner, từng là người đứng đầu bộ phận Hải quân Mỹ. Đô đốc Daniel Caldwell, người có thâm niên 22 năm trong Hải quân Mỹ và là hạm trưởng đầu tiên của USS John Warner cho biết: “Đó là thứ tuyệt nhất mà tôi từng thấy trong đời binh nghiệp của mình”.
Hẳn bạn còn nhớ những thước phim chiến tranh về tàu ngầm, trong đó hạm trưởng quan sát qua kính tiềm vọng và ra lệnh tấn công bằng ngư lôi. Tuy nhiên, USS John Warner không phải là tàu ngầm kiểu đó. Nó không có kính tiềm vọng để quan sát, mà thay vào đó, John Warner được trang bị một cột quang tử tích hợp camera độ phân giải cao và camera hồng ngoại giúp hạm trưởng quan sát được dưới biển và trên mặt nước.
Thông tin video được hiển thị trên màn hình lớn tại trung tâm điều khiển. Một cần điều khiển giống như tay cầm chơi game sẽ giúp hạm trưởng điều khiển mọi thứ diễn ra xung quanh.
Phía trước là 2 thủy thủ lái tàu ngầm, giống như cơ trưởng và cơ phó trên máy bay, chỉ khác là họ ngồi trước những màn hình lớn. Lái tàu ngầm thường cần tới 4 người điều khiển, song công nghệ hiện đại đã giúp cắt giảm kíp điều khiển xuống một nửa, hạm trưởng Caldwell cho biết.
Video đang HOT
John Warner được trang bị 12 tên lửa hành trình Tomahawk, được phóng từ 2 khoang lớn phía trước tàu ngầm, bên cạnh ngư lôi MH48 được phóng đi từ 4 ống phóng bố trí ở hai bên mạn tàu. Số hỏa lực này được bối trí và lắp đặt để tàu ngầm có thể thực hiện được nhiều tác vụ khác nhau, như phóng tàu ngầm thăm dò không người lái, hoặc chở một đội đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ và đưa họ ra ngoài mà không cần phải nổi lên trên mặt nước.
“Với mọi nhiệm vụ mà chúng tôi được giao, tàu ngầm này đều thực hiện tốt hơn so với những tàu ngầm trước đó. Chúng tôi thực thi một số nhiệm vụ rất phức tạp tại một vài khu vực trên thế giới, nơi có môi trường hoạt động khắc nghiệt. Bạn phải nắm chắc hạm đội sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao và thích ứng nhanh chóng khi các mối đe dọa thay đổi”, hạm trưởng Caldwell tự tin khẳng định.
Thứ có thể giúp 135 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu ngầm USS John Warner hoàn thành nhiệm vụ chính là những công nghệ hiện đại được tích hợp trên tàu. Các thiết bị điện tử biến Warner thành một cỗ máy chiến tranh tàng hình cũng có thể được lập trình để chuyển hóa nó thành một trung tâm huấn luyện hiện đại. Hệ thống giả lập có thể được chạy trên hệ thống, giúp học viên thích ứng giống như những gì bạn đang chơi trên trò chơi điện tử Playstation.
Dù có kinh phí chế tạo lên tới 2 tỷ USD, song con số này vẫn thấp hơn một nửa so với chi phí tàu ngầm lớp Seawolf, tiền nhiệm của tàu ngầm lớp Virginia. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 3 tàu lớp Seawolf được chế tạo.
Chuyên gia công nghệ quân sự Dan Ward nhận định, tàu ngầm lớp Virginia là minh chứng cho khả năng xây dựng các công nghệ cao với ngân sách phù hợp với dự tính. Tàu ngầm lớp Virginia cũng được coi là chương trình vũ khí thành công nhất của Làu Năm Góc, trong đó John Warner là tàu ngầm sở hữu công nghệ cao nhất và “đáng nguy hiểm” nhất mà Hải quân Mỹ từng sở hữu.
Với lò phản ứng hạt nhân và hệ thống lọc nước, không khí độc lập, tàu USS John Warner có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra liên tục trong hàng chục năm trời, ngoại trừ duy nhất một điều, đó là vấn đề tiếp tế. Ngoài ra, tàu cũng chỉ có duy nhất một chiếc máy giặt và một máy sấy tóc.
Hạm trưởng Caldwell nói đùa rằng: Lý do duy nhất để chúng tôi quay lại là do tủ lạnh của John Warner không đủ lớn.
Theo kế hoạch, tàu ngầm John Warner sẽ bắt đầu thực thi nhiều nhiệm vụ quan trọng trong năm tới.
Ngọc Yến
Tổng hợp
Theo Dantri
Siêu xe tăng Armata của Nga có công nghệ tàng hình
Siêu xe tăng Armata của Nga được chế tạo theo công nghệ tàng hình và có lớp giáp bảo vệ tối tân, có thể phát hiện và tiêu diệt đạn pháo, theo The Moscow Times.
Siêu xe tăng Armata xuất hiện tại lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ ngày 9.5.2015 - Ảnh: Reuters
Tờ The Moscow Times ngày 4.8 dẫn lời ông Vyacheslav Khalitov, Phó Giám đốc công ty UralVagonZavod (hãng sản xuất xe tăng Armata) cho hay trong quá trình sản xuất, hãng này đã ứng dụng công nghệ tàng hình và trên thực tế đã chế tạo được xe tăng tàng hình. Theo ông Khalitov, lớp sơn đặc biệt và các vật liệu hấp thụ sóng radar giúp xe tăng Armata khó bị phát hiện.
Không chỉ được chế tạo theo công nghệ tàng hình, siêu xe tăng Armata còn có lớp giáp bảo vệ tối tân. Khi bị phát hiện, xe tăng này có khả năng gây nhiễu và tiêu diệt đạn pháo trước khi chúng kịp chạm vào thân xe, nhờ lớp giáp đặc biệt cũng như việc ứng dụng công nghệ bảo vệ điện từ và trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ trên vỏ xe.
Một trong những ưu điểm của siêu xe tăng này là tổ lái có khả năng sống sót cao khi xe trúng đạn, nhờ thiết kế riêng biệt giữa buồng lái và bộ phận khác.
Trước đó, báo đài Nga còn đưa tin lớp giáp của tăng Armata có thể chịu đựng được sức công phá của hầu hết các loại đạn pháo cũng như tên lửa chống tăng trên thế giới.
Siêu xe tăng Armata lần đầu tiên ra mắt tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít Đức hồi tháng 5 vừa qua ở Moscow. Lô tăng Armata đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Nga thử nghiệm. Siêu xe tăng này dự kiến hoàn thiện và đưa vào sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 2017-2018.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố quân đội Nga sẽ được trang bị 2.300 chiếc xe tăng này.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tăng Armata của Nga có khả năng vô hình Các tác giả T-14 Armata khi chế tạo dòng tăng hiện đại này đã ứng dụng công nghệ giúp cho cỗ máy hầu như vô hình và bất khả xâm phạm trước đối phương. Đài "Tiếng vọng Moskva" dẫn lời Phó Giám đốc nhà máy chế tạo Uralvagonzavod, ông Vyacheslav Khalitov cho biết "chúng tôi trên thực tế đã chế tạo xe tăng...