Khám phá “sát thủ diệt hạm” Bal-E Việt Nam mua
Theo tờ VPK (Nga), Việt Nam có thể đã mua tổ hợp tên lửa bờ biển Bal-E có khả năng tấn công rất nhanh, mạnh, tầm bắn đến 120km, độ chính xác cao.
VPK- tờ tin tức của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, tổ hợp tên lửa bờ biển Bal-E có thể đã được phía Nga chuyển giao cho Việt Nam. Trước đó, thông tin Việt Nam có thể đã mua hệ thống phòng thủ bờ biển Bal-E từng xuất hiện trên một số báo ở Nga. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được xác nhận một cách chính thức.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E (NATO định danh là SSC-6 Sennight) được thiết kế để bảo vệ cac căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng trên bờ, bảo vệ bờ biển (trải dài đến 400km) trên những hướng đối phương có thể đổ bộ băng cach kiêm soat vung biên chu quyên va eo biên, phat hiên va tiêu diêt tau măt nươc ơ tâm đên 120 km khi chung đang tiêp cân bơ, tai cac eo biên, cac vung đao, đao ngâm…
Theo thông tin của Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật (KTRV) gồm: hai xe chỉ huy, kiểm soát, liên lạc (C3) tự hành; 4 xe bệ phóng và 4 xe nạp đạn. Ảnh mô hình tổ hợp tên lửa Bal-E được giới thiệu tại triển lãm MAKS-2009.
Xe chỉ huy SKPUS của tổ hợp tên lửa bờ Bal-E có chức năng điều khiển tập trung hóa, làm nhiệm vụ trinh sát mục tiêu, chỉ thị mục tiêu và phân phối tối ưu mục tiêu giữa các xe SPU. Các kênh radar phát hiện chủ động và thụ động chính xác cao của Bal-E cho phép phát hiện mục tiêu một cách linh hoạt, bí mật sục sạo, nhận dạng và bám các mục tiêu mặt nước, kể cả trên nền nhiễu tích cực và tiêu cực.
Video đang HOT
Ảnh đồ họa hệ thống điều khiển hiện đại, tối giản bên trong ca bin xe chỉ huy SKPUS.
Xe bệ phóng trang bị 4-8 container chứa đạn tên lửa hành trình chống hạm.
Xe tiếp đạn TPM.
Toàn hệ thống được đặt trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MZKT-7930 cho tốc độ hành quân trên đường nhựa đến 60km/h, trên địa hình ghồ ghề là 20km/h, dự trữ hành trình trên 850km.
Tổ hợp tên lửa bờ biển Bal-E trang bị đạn tên lửa hành trình Kh-35E (phiên bản phóng trên đất liền của tên lửa cùng tên mà Việt Nam có dùng trên các chiến hạm hiện đại), nó có thể có chiều dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi.
Tên lửa Kh-35E mang đầu đạn nổ mạnh nặng 145kg được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu chiến cỡ 5.000 tấn, tầm bắn đến 120km, tốc độ bay cận âm Mach 0,8, độ cao trong hành trình bay 10-15m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu chỉ còn 4m.
Tên lửa được trang bị đầu dò chủ động ARGS-35E có khả năng phát hiện, khóa mục tiêu ở cự li lớn nhất đến 20km. Theo một số nguồn tin, Nga gần đây đã nâng cấp trang bị đầu tự dẫn mới Gran-KE ưu việt hơn thay thế ARGS-35E.
Theo nhà thiết kế, Bal-E có thể bắn tới 32 quả tên lửa trong một loạt bắn từ 4 xe phóng đủ sức tiêu diệt cụm tàu sân bay hoặc một cụm tàu tấn công (gồm 3 tàu hộ vệ) hay binh đoàn tàu đổ bộ cách bờ 7-120km. Sau 30-40 phút tái nạp, hệ thống có thể phóng tiếp loạt thứ 2. Trong tác chiến bảo vệ bờ biển tầm gần, Bal-E có thể xem là loại vũ khí không có đối thủ với hỏa lực như vũ bão, chính xác cao, cơ động cao.
Theo_Kiến Thức
Tên lửa S -300 của Nga vô hiệu hóa lệnh trừng phạt
Phương Tây hết sức lo ngại trước tin tức Nga bắt đầu cung cấp tổ hợp phòng thủ chống tên lửa S-300 cho Iran bởi lẽ S-300 có khả năng vô hiệu hóa những đòn giáng điểm vào các cơ sở riêng biệt của Iran.
Tổ hợp S-300 đầu tiên đến Iran.
S-300 đến Iran
Sau những cuộc thương lượng kéo dài, Nga rút cuộc đã quyết định cung cấp S-300 cho Iran, một hợp đồng đã được ký kết giữa 2 nước từ năm 2007. Việc này khiến Phương Tây phẫn nộ bởi vì nó đặt dấu chấm hết cho "những phi vụ không bị trừng phạt".
Trên bình diện kỹ thuật, Iran sẽ không thể sử dụng S-300 để tấn công các nước láng giềng bởi vì đây là loại vũ khí phòng thủ. Tên lửa Nga với tầm hoạt động gần 200 km có khả năng bắn hạ máy bay, tên lửa, tên lửa có cánh và máy bay lên thẳng để bảo vệ Iran khỏi những vụ xâm nhập từ trên không. Vì vậy, chỉ cần một hoặc 2 tổ hợp S-300 đặt tại Iran là đã có thể ngăn chặn những đòn giáng vào các cơ sở riêng biệt của nước này.
Iran còn đặt mua của Nga những tổ hợp S-300 thế hệ mới như S-300 PMU và S-300 VM. Đây là những tổ hợp có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở độ cao gần 200 km, kể cả bắn hạ các tên lửa tầm trung. Vì vậy nếu trong tương lai, Mỹ quyết định tấn công các cơ sở quân sự và các cơ sở chiến lược của Iran thì trước hết Mỹ sẽ phải loại bỏ các tổ hợp S-300, tức là sẽ không thể thực hiện được các đòn giáng điểm như mong muốn mà sẽ phải triển khai một chiến dịch có quy mô lớn hơn nhiều.
Ngoài ra, Iran còn muốn mua của Nga các loại vũ khí siêu hiện đại khác như tổ hợp pháo -tên lửa phòng không Pantsir S-1 (để tổ chức phòng không tầm thấp), máy bay tiêm kích Su-30M và tổ hợp tên lửa phòng vệ bờ biển Bastion. Khi ấy, sẽ xuất hiện những "vùng cấm" đối với máy bay và tên lửa đối phương mầ ngay vả một siêu cường quân sự như Mỹ cũng sẽ rất khó khắc chế.
Nguy cơ xuất hiện nhiều "vùng cấm"
Giới quân sự Phương Tây cũng hết sức lo ngại khi biết rằng những hệ thống phòng thủ tương tự không chỉ được triển khai tại Iran và như vậy đồng nghĩa với việc trên bản đồ thế giới sẽ xuất hiện ngày càng nhiều những "vùng cấm" đối với máy bay và tên lửa.
Bản thân Nga hiện đang sử dụng tổ hợp tên lửa S-400 (hiện đại hơn S-300) tại các căn cứ quân sự ở tỉnh Kaliningrad và ở Crimea. Tầm hoạt động của những tổ hợp S-400 này bao trùm phần lớn biển Đen và biển Baltic. Và sau khi triển khai tại Syria những tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và tổ hợp Pansir trên đất liền và trên biển, Nga sẽ có thể tuyên bố thành lập những "vùng cấm bay" vào bất kỳ lúc nào.
Hơn thế nữa, nhờ chính sách xuất khẩu vũ khí mang tính tấn công, các hệ thống phòng không hiện đại của Nga sẽ có thể xuất hiện tại những khu vực không trực tiếp liên quan đến lợi ích an ninh của Nga, chẳng hạn tại Ấn Độ. Hiện nay, Nga chưa quyết định "chia sẻ" với Ấn Độ tổ hợp S-400, nhưng đây chỉ là vấn đề thời gian bởi lẽ Ấn Độ gắn liền hợp đồng này với những hợp đồng khác trị giá nhiều tỷ USD giữa lúc Nga đang rất cần tiền để tăng thêm ngân sách.
Ngoài ra, một số nước khác như Trung Quốc, Algeria cũng rất quan tâm đến các loại S-300.
Kết quả là trên bản đồ thế giới đang xuất hiện ngày càng nhiều "vùng cấm" đối với máy bay và tên lửa và điều này gây bất an cho những cường quốc có khả năng triển khai sức mạnh quân sự trên khắp thế giới, trước hết là Mỹ. Mỹ hiện đang kiểm soát các vùng biển nhờ 11 nhóm tầu sân bay. Nhưng nếu trong tương lai, các bờ biển và eo biển của nhiều nước được các hệ thống S-300 và S-400 của Nga bảo vệ thì Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn nhiều. Thời đại Mỹ có thể tha hồ huy động các tầu sân bay và máy bay sẽ dần dần lui vào quá khứ. Các phi vụ đánh vào những cơ sở chiến lược của đối thủ sẽ biến thành những chiến dịch thật sự với những hậu quả không thể lường trước được. Chắc chắn Mỹ sẽ phải hành động thận trọng hơn rất nhiều.
S-300 của Nga làm bản đồ thế giới đang xuất hiện ngày càng nhiều "vùng cấm" đối với máy bay và tên lửa. Điều này gây bất an cho những cường quốc có khả năng triển khai sức mạnh quân sự trên khắp thế giới, trước hết là Mỹ.
TheoTiền phong
Mỹ có thể biến M109 thành pháo phòng không tại Biển Đông? Để đối phó với tình hình bất ổn tại Biển Đông do Trung Quốc gây nên, nhiều phương án triển khai vũ khí dành cho Mỹ được đề xuất. Trước động thái nguy hiểm của Trung Quốc tại Biển Đông, tờ Kiến Thức đã dẫn phân tích của chuyên gia quân sự Kris Osborn cho rằng, Lầu Năm Góc nên triển khai thêm...