Khám phá ‘Sapa’ ở xứ Thanh
Nằm giữa bốn bề núi non hùng vĩ, băng qua rừng già đèo cả, hiện lên trong mây là một Cao Sơn ở độ cao hơn 1.000m trầm mặc đầy cuốn hút.
Son Bá Mười (hay còn gọi là khu Cao Sơn), là 3 bản vùng cao của xã Lũng Cao, huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố khoảng 130 km về phía tây bắc. Nơi đây có hệ sinh thái núi đá vôi thấp duy nhất tại miền Bắc Việt Nam với những cánh rừng nguyên sinh hàng ngàn năm tuổi.
Nằm trên đỉnh của dãy núi Pha Hé, Pha Chiến, chạy song song với mạch núi Pù Luông – Cúc Phương hùng vĩ, Cao Sơn thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông của Hòa Bình.
Sự khó khăn, hiểm trở của núi non hùng vĩ khiến Cao Sơn gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Nhưng chính sự bí ẩn, hoang sơ ấy lại thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến và trải nghiệm. Hành trình “thượng sơn” lên Son Bá Mười – chốn thâm sơn cùng cốc đẹp như tranh vẽ của tỉnh Thanh Hóa, luôn là thử thách hấp dẫn dành cho ai có niềm đam mê khám phá thực sự.
Ở độ cao khoảng 1.180 m so với mực nước biển, Son Bá Mười được bao bọc bởi các dãy núi non trùng điệp, hiểm trở như Pòng Mứu, Pòng Pa Kha, Pòng Pa Có, Phà Hé…
Để đến được với Son Bá Mười, du khách phải băng qua những đoạn đường rừng có độ dốc cao và những khu rừng già âm u với nhiều mối nguy rình rập. Vào những hôm thời tiết xấu, gặp mưa rừng, đường lên Cao Sơn là cả một thử thách lớn đối với cả người dân bản địa.
Đường lên bản Bá dốc dài, phải xuyên qua rừng già âm u. Ảnh: Dũng Ninh
Tuy nhiên, khi đến được với những bản làng dựa lưng vào núi, xen kẽ những khu rừng nguyên sinh xanh mướt, được đắm chìm trong sắc thắm của những đóa đào rừng và những loài hoa tím biêng biếc chưa thể gọi tên, du khách bỗng chốc quên những khó khăn trên chặng đường chinh phục thiên nhiên hà khắc. Chỉ còn lại trong sương những thửa ruộng bậc thang, màu xanh mướt màn của rau cỏ và cuộc sống an yên của con người, cảnh vật.
Son Bá Mười khá biệt lập với bên ngoài nên đến nay còn lưu giữ nhiều tập tục của người Thái cổ, nhà sàn còn giữ nguyên dấu ấn truyền thống, thể hiện rõ nét đặc thù chưa bị ảnh hưởng bởi những kiến trúc hiện đại từ bên ngoài pha tạp vào.
Video đang HOT
Nhờ khí hậu lạnh quanh năm, hoa đào nở rực rỡ từ tháng 10 năm trước đến tận tháng 4 năm sau. Ảnh: Thanh Thu.
Nơi đây còn được ví như một Sapa thu nhỏ bởi khí hậu ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 18-22 độ C, đôi khi mùa đông có tuyết rơi, tối mùa hè nhiệt độ cũng xuống rất thấp.
Khám phá Son Bá Mười, du khách không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của một vùng sơn cước thể hiện đậm nét qua những cánh đồng lúa chín, những bản làng nép mình dưới bóng cọ và sự thân thiện hiếu khách của người Thái, người Mường sinh sống, mà còn được thưởng thức những món ăn dân tộc như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, canh đắng, măng vịt, rượu ngô… và hòa mình vào cuộc sống giản dị, giàu nghĩa tình của con người vùng sơn cước.
Xem ảnh Vẻ đẹp của “Sapa” xứ Thanh:
Lên Son bá Mười phải vượt cổng trời, mưa núi, vượt mây trôi gió ngàn.
Son Bá Mười được ví như chốn thâm sơn cùng cốc của tỉnh Thanh Hóa.
Bức tranh Cao Sơn hùng vĩ mà nên thơ.
Những nếp nhà sàn ẩ cheo leo lưng ruộng bậc thang.
Mây núi ấp ôm khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh Sapa.
Theo VNExpress
Mường Khương, Cao Sơn - cung đường vàng cho các phượt thủ
Nằm ở khu vực Tây Bắc, Lào Cai được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những địa danh du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, hay những khu chợ vùng cao như Cốc Ly, Cao Sơn...
Được sự tư vấn của anh bạn, chúng tôi quyết định" phượt" theo cung đường Lào Cai đi chợ Mường Khương vòng qua chợ Cao Sơn xuôi xuống Cốc Ly để đi thuyền sông Chảy và trở lại Lào Cai vào buổi chiều để ngắm hoàng hôn trên sông Hồng. Nếu muốn đi phượt bằng xe của mình, bạn nên gửi xe từ Hà Nội lên Lào Cai bằng tàu hỏa và ngủ đêm trên tàu để giữ sức khỏe. Còn không bạn có thể đi xe khách giường nằm từ Hà Nội đi Lào Cai theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai với giá vé là 250.000đ/người.
Dọc theo quốc lộ 70 từ thành phố Lào Cai đi đến khu vực bản Phiệt, chúng tôi men theo dòng sông Nậm Thi hiền hòa. Đi khoảng 16 km thì rẽ trái vào quốc lộ 4D đi Mường Khương. Đường đang được nâng cấp, cải tạo nên khá xấu, tuy nhiên, được phóng xe máy trên những cung đường đèo, dốc, quanh co lưng chừng của những dãy núi cao sừng sững, để khám phá sự hùng vĩ của núi non là một trải nghiệm không bao giờ quên đối với chúng tôi.
Trên sườn núi cao, ngoài những thảm ngô vàng rực đang vào mùa thu hoạch là những khu vực trồng dứa và trồng chè của người Mông, người Dáy trải dài hai bên đường tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp nơi vùng cao Tây Bắc. Dứa và chè là hai loại cây nông sản vừa mới được đưa vào trồng tại khu vực huyện Mường Khương nhưng đã nhanh chóng tạo nên thương hiệu nổi tiếng cho vùng đất này.
Bên cạnh dứa và chè, Mường Khương còn là xứ sở của ớt. Loại ớt ngon nổi tiếng làm nên thương hiệu "Tương ớt Mường Khương" mà bất kỳ du khách nào đặt chân tới vùng đất này cũng muốn mua về làm quà. Từ thị trấn Mường Khương, chúng tôi rẽ phải qua Nấm Lư để lên chợ phiên Lùng Khấu Nhin. Chợ được họp vào sáng thứ 5 hàng tuần bên đường tỉnh 154 với những quán hàng đơn sơ của đồng bào người Mông, người Dáy. Tuy nhiên cũng không kém phần nhộn nhịp như các phiên chợ vùng xuôi với những hoạt động mua, bán các sản vật địa phương như lúa gạo, ngô, dưa, khoai...
Rời chợ phiên Lùng Khấu Nhin chúng tôi tiếp tục vượt qua những con dốc quanh co, vắt vẻo lưng chừng núi để đến với Cao Sơn quanh năm mây mù bao phủ ở độ cao 1400 m so với mặt nước biển. Dải đất cao nguyên này còn bảo tồn được nhiều rừng già với các loại cây gỗ, cây thuốc quý. Sự đa dạng sinh học cùng với sự phân bố phong phú hệ thống hang động sông suối đã tạo cho Cao Sơn một vẻ đẹp thiên nhiên say đắm với những hàng sa mộc thẳng tắp trên triền núi cao hai bên đường. Tạm biệt Cao Sơn sau bữa trưa nhẹ nhàng, chúng tôi đổ đèo xuống Cốc Ly để thăm đập thủy điện Cốc Ly và đi thuyền trên sông Chảy. Đoạn đường dài hơn 30km ghập ghềnh với ổ gà, ổ voi đã tôi luyện thêm cho chúng tôi khả năng lái xe điêu luyện trên các cung đường "phượt" về sau.
Đón chúng tôi tại chân cầu Cốc Ly là anh chàng người Mông Hoa tên A Páo với kinh nghiệm 10 năm đưa đón khách du lịch tham quan trên dòng sông Chảy. Bằng giọng lơ lớ của người Mông nói tiếng Kinh anh bảo; trước đây khi chưa có đập thủy điện Cốc Ly thì anh thường xuyên đưa đón khách tham quan, vì dòng sông lúc nào cũng đủ nước để đi thuyền nhất là vào những ngày chợ phiên như chợ Cốc Ly vào thứ Ba, chợ Cán Cấu vào thứ Bảy hay chợ Bắc Hà vào chủ nhật hàng tuần. Còn bây giờ anh cũng không biết khi nào là thủy điện xả nước nên du khách phải liên hệ trước với nhà thuyền để xem có đủ nước để đi thuyền hay không.
Xuôi thuyền dọc theo sông Chảy, chúng tôi thả hồn bay theo dòng nước trong vắt, mát lạnh. Hai bên bờ là những dãy núi cao vút, xanh thẫm giữa lưng trời, làm bao nhiêu mệt mỏi trên quãng đường xa từ Lào Cai đến đây bỗng nhiên tan biến. Tôi tự nhủ nếu có cơ hội tôi sẽ "phượt" lại cung đường này vào một ngày gần nhất.
Theo Zing
Du lịch tuần trăng mật chỉ xấp xỉ 2 triệu đồng Chỉ với hơn 2 triệu đồng, cặp tân lang tân nương đã có thể tận hưởng kỳ "honeymoon" ngọt ngào và lãng mạn tại Sapa hay Hạ Long. Ngoài việc tham khảo các điểm du lịch hấp dẫn cho kỳ "honeymoon" của mình, các đôi tân lang, tân nương còn muốn biết cách thức di chuyển, chi phí và một số tour trọn...