Khám phá sa mạc lớn nhất Trung Quốc, nơi được ví là chốn “đi dễ khó về”
Là sa mạc lớn nhất Trung Quốc hiện nay, từ lâu, Taklimakan vốn nổi tiếng là chốn “đi dễ khó về”.
Taklimakan là một sa mạc nằm ở Trung Á, trong khu vực thuộc khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Trung Quốc.
Vốn được biết tới là một trong những sa mạc lớn nhất thế giới, Taklimakan bao phủ trên diện tích lên tới hàng trăm km2 của lòng chảo Tarim, với những cồn cát cao tới 300m.
Vẻ hùng vỹ, khoáng đạt của sa mạc Taklimakan ở góc nhìn trên cao
Tại rìa phía bắc và phía nam của sa mạc này là hai nhánh của “Con đường tơ lụa” cổ xưa, từng được những thương nhân tìm ra, men theo vành đai Taklamakan và những ốc đảo để tránh các vùng đất khô cằn.
Vẻ đẹp như siêu thực ở sa mạc lớn nhất Trung Quốc
Video đang HOT
Tại sao nói Taklimakan là “chốn đi dễ, khó về”? Thực chất điều này xuất phát từ chính cái tên của nó. Trong tiếng người Ngô Duy Nhĩ, nơi này được hiểu nôm na rằng “có thể vào đó, nhưng không bao giờ có thể ra ngoài”. Đây cũng là sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay.
Những đụn cát tại đây có thể cao tới 300 m
Trước kia, lạc đà là phương tiện để vận chuyển hàng hóa đi trên sa mạc này. Đó cũng chính là một phần của tuyến đường “Con đường tơ lụa” – nơi kết nối giao thương giữa châu Âu và châu Á hơn 2.000 năm trước. Bởi vậy từ xưa, vùng sa mạc Taklamakan đã đóng vai trò cực quan trọng với giao thương Á- Âu.
Đoàn lữ khách cùng lạc đà đi trên sa mạc
Từ lâu, các di tích khảo cổ vẫn còn tồn tại ở Taklamakan. Nhưng tất cả đều bị cát bao trùm. Nhiều đền đài, nhà cửa cổ xưa nằm trùm giữa mênh mông biển cát…
Sa mạc nhỏ nhất Trung Quốc nhưng 300 bộ phim đã quay tại đây, có cả Tây Du Ký
Sự hình thành của những cồn cát tại sa mạc này cho đến nay vẫn còn là bí ẩn. Đó cũng là một trong những nét hấp dẫn thu hút mọi người ghé đến.
Tại huyện Hoài Đài, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, cách Bắc Kinh 70 km có một sa mạc tự nhiên hình thành. Sa mạc này nằm dưới chân núi, giáp với sông, có một cồn cát trải dài, khung cảnh rất hoành tráng, tên là Tianmo (Thiên Môn). Người ta nói rằng cát sa mạc này có nguồn gốc từ Nội Mông, được gió đưa đến đây.
Thiên Môn có diện tích không lớn, khoảng 900.000 m2, nhưng nguyên nhân hình thành mới là điều đáng chú ý nhất. Vì nơi này giáp với một hồ nước và núi nên cây cối xung quanh rất tươi tốt, không làm cho con người có cảm giác hoang vắng. Chính vì những lợi thế này, sau 4 năm, một công viên Thiên Môn đã được xây dựng. Người dân ở Bắc Kinh và các tỉnh lân cận thường đổ về đây vui chơi, tham quan vào mỗi dịp cuối tuần hoặc lễ.
Đặc điểm điển hình của sa mạc Thiên Môn là có "ranh giới rõ ràng." Xung quanh sa mạc này là đất nông nghiệp bình thường, hơn nữa ở phía đông có một phần cát bị thổi đi, để lộ ra bên dưới là lớp đất sỏi màu tím đen, rất khác so với cát trong sa mạc bình thường. Điều này cho thấy cát tại đây không hình thành tự nhiên, bởi không có một nguồn cát nào trong vòng vài trăm km xung quanh sa mạc.
Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho sự kỳ lạ này, chẳng hạn như đó là do gió thổi, do phong hóa hoặc sự hình thành cát tại chỗ... Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận cuối cùng nguồn gốc cát ở đây một cách chính xác.
Công viên Thiên Môn hiện đã trở thành một địa điểm nghỉ mát quy mô lớn tích hợp nhiều thứ như khu trò chơi trượt cát, trường quay, đài truyền hình, cơ sở bảo vệ môi trường...Du khách có thể trải nghiệm được rất nhiều điều thú vị nếu ở lại đêm tại đây. Ngoài ra, ở đây có rất nhiều di tích lịch sử vẫn còn lưu lại, một số ngôi nhà cổ hư hỏng tạo nên một cảnh quan rất đặc biệt.
Phía đông nam của huyện Hoài Đoài có một ngôi làng nhỏ tên là Long Bửu Sơn, người dân ở đây không muốn dựa dẫm vào nhà nước. Chính quyền đã tạo điều kiện cho các cơ sở, khu nghỉ dưỡng, trung tâm phim ảnh... tới xây dựng, đem lại nguồn thu nhập cho người dân.
Sa mạc Thiên Môn nhanh chóng phát triển thành một địa điểm thu hút khách du lịch. Những người đam mê trượt cát có thể đến đây trải nghiệm và trả tiền mua vé vào. Một số hộ gia đình tại đây nuôi lạc đà để cho khách du lịch thuê. Thu nhập hằng năm của mỗi hộ gia đình ở đây cũng khá cao.
Bên cạnh là một địa điểm du lịch, nơi này còn được nhiều đoàn phim tới ghi hình, quảng cáo. Hơn 300 bộ phim điện ảnh và truyền hình như Đại chiến thành Ansi, Lăng mộ Tần Vương, Tây Du Ký... được quay tại đây.
Wang Yongxian, bí thư của làng Longbaoshan cho biết: "Người dân làng này đã nhìn thấy Thành Long, Lý Liên Kiệt, Dương Tử Quỳnh và nhiều tên tuổi lớn khác đến đây. Đoàn phim cũng tuyển nhiều người địa phương làm diễn viên quần chúng".
Làng Long Bửu Sơn có hơn 670 người từ 180 hộ gia đình. Wang Yongxian cho biết họ thường được trả khoảng 50 Nhân dân tệ một ngày (khoảng 170 nghìn đồng). Sau 1 tháng, dân làng có thể kiếm được khoảng 1.000 Nhân dân tệ (3,3 triệu đồng) bằng cách đóng phim.
15 hình ảnh chứng minh thực tế thất vọng tại các điểm du lịch nổi tiếng Có sự khác biệt lớn giữa những bức ảnh mà khách du lịch chụp thực tế với hình ảnh lung linh xuất hiện trên mạng xã hội tại nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Chúng ta thường cảm thấy ngưỡng mộ một tấm hình đẹp trên mạng xã hội về những điểm du lịch nổi tiếng, nhưng ít ai tự hỏi liệu thế...