Khám phá rừng lim nghìn năm tuổi trên mảnh đất của thánh thần
Những người dân sống ở nơi đây không bao giờ dám chặt trộm hay nhặt bất cứ một cành khô, miếng gỗ nào mang về
Tọa lạc trên đất thiêng
Về thôn Đại, xã An Lạc, thị xã Chí Linh, Hải Dương nếu ai không đến viếng thăm khu di tích đền Cao và chiêm ngưỡng cảnh sắc xanh ngút ngàn của rừng lim có tuổi đời hơn 800 năm có lẽ đã bỏ qua một dịp hiếm gặp trong đời.
Năm 2012, 54 cây lim tổ cụ ở đây đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Trước đây, rừng lim có 60 cây lim tổ cụ, nhưng sau thời kỳ cách mạng văn hóa thì chỉ còn lại 54 cây.
Dân làng nơi đây không ai biết rừng lim đền Cao có từ bao giờ. Những người cao tuổi nhất trong làng cũng chỉ được nghe kể lại rằng, từ thưở ông bà họ đi chăn trâu, cắt cỏ, rừng lim đã có rồi. Thế nên không chừng có cả từ nghìn năm xưa.
Cũng có thông tin cho rằng, 54 cây lim còn sót lại trong khu rừng này là một phần của rừng lim trước kia trải rộng đến tận phía Quảng Ninh. Ở cách đó khoảng chừng vài chục km, còn có một số cây lim cổ thụ cùng họ với những cây lim đền Cao.
Ông Nguyễn Công Văn bên gốc lim cao tuổi nhất
Nhiều người cho rằng, hai cây lim này cùng 54 cây lim thuộc đền Cao cùng một rừng lim cổ. Và do đó, đây có thể là đời sau của rừng lim mà Ngô Quyền sai quân chặt cây, vót nhọn đầu dàn trận tại sông Bạch Đằng để tiêu diệt quân Nam Hán năm 938.
Video đang HOT
Rừng lim cổ thụ gắn liền với khu di tích đền Cao. Theo sử sách ghi lại, ngôi đền này được xây dựng cách đây hơn 1000 năm. Đây là một ngôi đền rất linh thiêng, gìn giữ được nhiều sự lệ truyền thống và có nhiều điều bí ẩn chốn hậu cung – nơi gắn liền với lời nguyền “Biết không được nói, không biết không được hỏi”.
Ngoài những ông quan đám và cụ trùm thì không ai trong làng được vào chốn hậu cung và cũng không ai biết về bí ẩn trong đó. Nếu ai cố tình bước chân vào khu vực này thì sẽ gặp chuyện “báo ứng” không hay.
Những điều bí ẩn chưa thể lý giải
Lý giải về việc tại sao một rừng lim quý giá qua hàng nghìn năm vẫn vẹn nguyên ngay giữa đồng bằng, ông Nguyễn Công Văn, Trưởng ban khánh tiết đền Cao chỉ nói đến hai chữ “linh thiêng”. Nằm trên đỉnh núi bao bọc lấy ngôi đền, hàng chục cây lim um tùm xanh tốt không khi nào cần người canh giữ.
Ông Pham Văn Đức, Trưởng ban quản lý khu di tích đền Cao
Kể về chuyện thánh thần “báo ứng”, ông Văn cho hay, khoảng những năm 50-60, một vài cán bộ xã chỉ đạo cho người chặt lim về đóng bàn ghế, giường tủ, cày bừa…
Một thời gian sau, tất cả những người chỉ đạo chặt cây, tham gia chặt cây đều gặp phải chuyện chẳng lành. Nhẹ thì tiêu tán tài sản, nặng thì bỗng dưng điên cuồng hoặc gặp nạn mất mạng.
Những người dùng đồ gỗ đóng từ các cây lim bị đốn hạ nghĩ rằng thần linh đang báo ứng những người hại rừng đã rủ nhau mang hết đồ đạc làm lễ xá tội và hoàn trả lại cho đền. Từ ngày đó đến nay, người dân địa phương ai cũng ra sức bảo vệ rừng lim, không khi nào dám trộm cắp hoặc tự ý chặt phá cây quý.
Cũng theo lời ông Nguyễn Công Văn, thời chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, vùng Chí Linh chịu nhiều bom đạn của kẻ thù, hàng trăm di tích quý báu đã bị giặc dã tàn phá.
Đất An Lạc cũng hứng chịu hàng trăm quả đại bác, hàng chục tấn bom của quân thù. Làng xóm, ruộng đồng tan hoang nhưng riêng đền Cao và đồi lim cổ hầu như không bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, thời kỳ Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc, có 8 quả bom trút xuống gần khu vực quanh đền, nhưng bao nhiêu bom đạn đều rơi ra đồng, ra bãi.
Đường dẫn lên rừng lim.
Thời kỳ cách mạng văn hóa, theo chỉ thị, một số cán bộ xã đã cho người chặt phá những cây lim quanh đền. Các cụ thôn Đại thấy vậy, ùa nhau chạy lên đền, rồi cứ 2, 3 cụ ôm một gốc cây không cho cưa. Cứ thấy người vác cưa đến là các cụ đồng thanh: “Cưa chúng tôi trước rồi hãy cưa lim”.
Có gia đình, vì lo cho sức khỏe của người cha già, đã kéo cả nhà lên đồi lim thuyết phục cha về. Nhưng ông cụ nhất quyết không về mà cứ ôm khư khư lấy cây.
Không những thế, các cụ còn chống gậy, đi bộ lên Hà Nội gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng xin giữ lại “báu vật” cho làng. Lời đề nghị của các cụ được Thủ tướng Phạm Văn Đồng chấp thuận.
Về hiện trạng của rừng lim hiện nay, ông Nguyễn Công Văn cho biết, cây cao tuổi nhất được các nhà khoa học đánh giá là trên 800 tuổi, còn cây thấp nhất cũng phải 100 tuổi. Ngoài ra, hiện nay trong khu vực rừng lim còn có 400-500 cây lim con (không phải do nhân tạo) đang mọc lên xanh tốt.
Theo ông Phan Văn Đức, Trưởng ban quản lý khu di tích đền Cao, chuyện bảo vệ rừng lim linh thiêng đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây.
“Theo truyền thống xây dựng chùa chiền, tùy theo đặc thù vùng quê, người Việt đều chọn một loại cây có sức sống mãnh liệt nhất để trồng nhằm bảo vệ, chở che, làm mát dịu, tươi tốt nơi thờ tự.
Truyền thống đó đã được con cháu về sau tiếp tục bảo vệ, nâng niu giá trị tinh thần, giá trị tâm linh, văn hóa…
Ý thức được điều đó, chúng tôi luôn cố gắng duy trì và gìn giữ để rừng lim phát triển tốt nhất”.
Phản văn hóa
Từ bao đời nay, lễ hội luôn tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, gắn kết cộng đồng với cội nguồn, cầu mong những điều tốt lành. Đây cũng là nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần và đời sống tâm linh chính đáng của nhân dân.
Thế nhưng đến nay, khi tính thương mại của lễ hội được đặt lên trên ý nghĩa tinh thần, khi hoạt động tâm linh được coi là một sản phẩm du lịch thì ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của các lễ hội ấy không còn trọn vẹn. Dẫu ai cũng hiểu mục đích tốt đẹp của đi lễ đầu năm để cầu sức khỏe, sự bình an cho bản thân, gia đình và cho đất nước thì đã có sự méo mó biến tướng của "tín ngưỡng thời cơ chế thị trường".
Mới vào đầu mùa lễ hội song cảnh chen chúc, chặt chém xô bồ, tệ nạn buôn thần bán thánh diễn ra khá nhiều. Hiện tượng đốt hàng mã, ném tiền giọt dầu, sự xuất hiện tràn lan các loại bia ghi danh công đức và "dịch vụ" khấn thuê, bói toán... bủa vây du khách trong mùa lễ hội Xuân ở khắp mọi nơi. Việc đặt tiền lẻ vào tay tượng, tiền che phủ gần hết phần thân bức tượng Phật, thậm chí đút cả tiền vào miệng tượng là một hiện tượng cực kỳ xúc phạm tín ngưỡng và phản văn hóa.
Trong truyền thống từ xưa, tiền công đức và tiền giọt dầu là một việc làm đẹp và có văn hóa. Người xưa đến chùa bỏ tiền công đức vào đúng nơi, tiền giọt dầu thì để lên đĩa và trao cho nhà sư của chùa một cách thành kính. Còn nay thấy thực sự buồn lòng... Trong tín ngưỡng thờ cúng từ xưa tới nay đều quan trọng ở chữ tâm, lòng thành kính chứ không phải chuyện nhiều hay ít. Đi chùa thắp nén hương khấn thần Phật là để đến với những triết lý của đức Phật, để cho tâm ta thanh thản và hoàn thiện chính bản thân mình, tìm được đường đi đúng đắn cho mỗi con người sống trong vòng xoáy của cuộc sống bộn bề khó khăn thời kinh tế khủng hoảng.
Việc đi chùa là một nét đẹp văn hóa nhưng nay đã xuất hiện nhiều hiện tượng phản văn hóa như vậy cho thấy sự thiếu hụt vốn tri thức về văn hóa lễ hội. Sự bát nháo ở các lễ hội vẫn không được dẹp bỏ triệt để. Rất mong các đơn vị chức năng có những giải pháp để đi lễ chùa đầu năm thực sự là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Bộ VH-TT&DL nên có các văn bản quy định trong việc đi lễ chùa, đưa ra các hình thức xử phạt đối với người vi phạm. Đền, chùa là nơi linh thiêng cần có những quy định về trang phục của người đi lễ hội, nghiêm cấm các dịch vụ mang tính chất kinh doanh kiếm lời, trả lại các giá trị nguyên sơ, bản địa cho các lễ hội... mới mong tạo môi trường văn hóa lành mạnh, trân trọng gìn giữ nét riêng độc đáo của các lễ hội, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cha ông truyền lại.
Theo ANTD
Phủ Tây Hồ bị biến thành "cái chợ" Đền chùa là nơi thanh tịnh, cho những người thành tâm đến để trải lòng, tránh xa những bon chen vụn vặt đời thường. Thế nhưng hiện nay, tại Hà Nội, những nơi này đang bị rất nhiều hàng quán xâm lấn khiến cửa phật mất vẻ tôn nghiêm vốn có. Cứ mỗi dịp đầu năm các đền chùa lại chật cứng các...