Khám phá rừng đỗ quyên cổ trên đỉnh Trường Sơn
Khu rừng đỗ quyên trên độ cao 2.005 m ở Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được phát hiện đã gây nhiều kinh ngạc đối với khách du lịch.
Đây có thể là quần thể đỗ quyên vô cùng độc đáo ở nước ta.
Một gốc đỗ quyên cổ thụ trên 200 năm tuổi, bám đầy rêu phong như trong các bộ phim điện ảnh – Ảnh: B.D
Kết quả điều tra từ Viện Sinh thái học miền Nam cho thấy, trong 450ha rừng đỗ quyên tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, có hai loài đỗ quyên chính: loài lá rộng và loài lá kim. Hai loài này sống xen kẽ nhau, mà không một loài cây nào khác có thể chen vào được.
Hoa đỗ quyên ở đây có đầy đủ màu từ trắng, trắng pha hồng, tím, đỏ.
Trên khu rừng đặc biệt này, có 435 gốc đỗ quyên độ tuổi hàng trăm năm, được công nhận là cây di sản Việt Nam. Việc phát hiện ra rừng đỗ quyên cổ được xem là một sự kiện lớn tại Tây Giang.
Liên tiếp các chuyên gia, các nhà sinh thái học, đoàn các nhà khoa học được lên đây để trực tiếp chứng kiến một “kho báu” giữa rừng già, nơi người dân Cơ Tu địa phương thường gọi bằng cái tên K’Lang, hàm ý rằng đỉnh núi đỗ quyên cao đến nỗi chỉ có đôi cánh của con chim đại bàng (K’Lang) mới có thể bay tới.
“Nếu có thời gian, mời bạn ghé rừng đỗ quyên vào cuối mùa đông để thấy hết vẻ đẹp nơi đây. Khi đứng giữa rừng đỗ quyên đúng thời điểm hoa trổ ngào ngạt, bạn sẽ có cảm giác rằng đó là một tấm áo thổ cẩm của người Cơ Tu, được dệt đan vô cùng tỉ mẩn với hàng ngàn chi tiết hoa văn, màu sắc sặc sỡ. Chiếc áo ấy được một người khổng lồ thần bí trải rộng ra phủ lên những đỉnh núi thiêng để hong nắng, ngậm sương” – bí thư huyện Tây Giang Bh’ríu Liếc miêu tả.
Vào tháng hai trở đi, hoa đỗ quyên nở dày đặc trên các triền núi tạo ra một hình ảnh vô cùng đẹp mắt, có sự “hoán đổi” cảnh sắc đầy ngoạn mục như trong phim điện ảnh giữa các trảng rừng với nhau.
Nếu như hiện tại bạn đang đứng ở một khu rừng toàn cây đỗ quyên khẳng khiu hướng thẳng lên trời để đón ánh sáng, có thể vài bước chân tới, bạn sẽ lạc vào một mê cung với hình ảnh như trong rừng ma. Quần thể đỗ quyên có hình ảnh thân cây khác nhau do thay đổi về hướng gió, độ cao, khí hậu ngay trong một vùng phân bố.
Dưới đây là hình ảnh về rừng đỗ quyên độc đáo này:
Rừng cây trong sương lạnh ẩm ướt. Tháng 3 trở đi là thời khắc chứng kiến sự biến đổi kỳ diệu của rừng đỗ quyên tại Tây Giang trên độ cao 2.000 mét so với mực nước biển – Ảnh: B.D
Video đang HOT
Đỗ quyên tím – một trong bốn màu chính của quần thể đỗ quyên được ghi nhận tại Tây Giang. Hoa đỗ quyên tím có mùi thơm rất dịu. Khi có gió nhẹ, cánh hoa rụng xuống nền rừng ào ạt tạo nên một hình ảnh vô cùng đẹp mắt – Ảnh: B.D
Quần thể đỗ quyên trắng mọc trên đỉnh K’Lang ở độ cao 2.000 m. Đây là một khu rừng đặc biệt, sự thay đổi về hình dạng cây đỗ quyên có thể chỉ trong vài bước chân do nền nhiệt, giao thoa giữa mạn Đông và Tây đỉnh Trường Sơn – Ảnh: B.D
Đỗ quyên nở thành vạt trên độ cao 2.000 m. Màu sắc của rừng biến đổi kỳ diệu chỉ sau vài tiếng đồng hồ với sự bung nở dữ dội của đỗ quyên từ cuối đông – Ảnh: B.D
Một khóm đỗ quyên chuẩn bị bung nở trong hơi se lạnh – Ảnh: B.D
Hoa đỗ quyên màu trắng pha hồng, thơm phức và tinh khôi trên đỉnh núi với tổng diện tích phân bố tới 430 ha – Ảnh: B.D
Thật hiếm có ở nơi đâu đỗ quyên phân bố thành quần thể dày đặc, đủ thứ màu và hình dạng bông hoa như tại Tây Giang – Ảnh: B.D
Mỗi cây đỗ quyên ở Tây Giang có độ cao trung bình từ 5 m đến hàng chục m, trên nền khí hậu lạnh mát quanh năm ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển – Ảnh: B.D
Ở nhiều trảng rừng đỗ quyên, những khóm bông trước khi nở ra có hình thù trông giống như hoa lan – Ảnh: B.D
Đỗ quyên bắt đầu nở ào ạt trên đỉnh núi Tây Giang – Ảnh: B.D
Đường lên rừng đỗ quyên khi đi qua một gốc cây cổ thụ, cành đổ xuống mặt đất bám đầy rêu xanh – Ảnh: B.D
Một bông đỗ quyên ở phía mạn Tây dãy Trường Sơn. Đỗ quyên bên hướng này chịu ảnh hưởng của khí hậu khô nóng, gió Lào nên hình dạng cây lẫn hoa khá “nghèo khó” – Ảnh: B.D
Đoàn khám phá rừng đỗ quyên cổ tranh thủ ăn cơm để nghỉ qua đêm giữa rừng già – Ảnh: B.D
Rừng đỗ quyên nở rộ hút hồn du khách khám phá Tây Bắc
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, đỉnh Putaleng được mệnh danh là nóc nhà thứ 3 của Đông Dương, với độ cao 3.049m so với mực nước biển, đây luôn là một điểm đến thách thức khách du lịch yêu thiên nhiên thích khám phá.
Mùa hoa đỗ quyên nở rực rỡ trên các sườn núi cao đã thu hút hàng nghìn người đến chinh phục đỉnh núi này.
Điểm nổi bật của đỉnh Putaleng là những khu rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi là thảm thực vật phong phú, những cánh rừng hoang sơ, núi non hiểm trở nhưng cũng đầy thơ mộng. Để lên đỉnh Putaleng, du khách sẽ phải băng qua các khu rừng trúc, rừng chè cổ thụ, các con suối và những cánh rừng cổ thụ Đỗ quyên nở rộ với bạt ngàn sắc màu như: hồng, đỏ, trắng...
Giải leo núi Putaleng mở rộng lần thứ nhất vừa được tổ chức với tên gọi "Chinh phục đỉnh Đỗ Quyên", đã thu hút khoảng 300 vận động viên trong cả nước tham gia.
Hành trình chinh phục đỉnh hoa đỗ quyên và đỉnh Đỉnh Putaleng còn được mệnh danh đây là "Thủ phủ" hoa Đỗ Quyên của Tây Bắc với nhiều cây cao cổ thụ, xòe tán sum xuê và hoa đẹp rực rỡ cả một vùng núi rừng, đã tạo nên thương hiệu hoa Đỗ Quyên mà chỉ có Tam Đường - Lai Châu mới có. Leo Putaleng không chỉ là một hành trình leo núi đơn thuần, nó còn là một cuộc trải nghiệm, khám phá giới hạn của bản thân để đắm chìm trong sắc màu hoa Đỗ quyên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ trong gian bao la của đại ngàn Tây Bắc.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!
Choáng ngợp "kỳ quan" bên trong khu rừng đỗ quyên quý hiếm nhất Việt Nam Vương quốc đỗ quyên trên đỉnh K'lang (Tây Giang, Quảng Nam) được ví như một phiên bản Avatar ngoài đời thực. Nơi đây là định nghĩa hoàn hảo nhất về một khu rừng có vẻ đẹp ma mị và cổ tích. Quần thể đỗ quyên rừng mọc trên đỉnh K'Lang (thuộc thôn Abanh 2, xã Tr'hy, huyện Tây Giang, Quảng Nam) ở độ...